Solana là blockchain layer-1 sử dụng kết hợp 2 cơ chế đồng thuận Proof of History và Proof of Stake nhằm giải quyết hàng nghìn giao dịch mỗi giây với chi phí thấp. Vậy dự án này có gì đặc biệt, các bạn hãy cùng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết dưới này nhé!
Solana (SOL) là gì? Blockchain được xem là “Ethereum Killer” giờ ra sao?
Solana là blockchain layer-1 sử dụng kết hợp 2 cơ chế đồng thuận Proof of History và Proof of Stake nhằm giải quyết hàng nghìn giao dịch mỗi giây với chi phí thấp. Solana là blockchain web-scale đầu tiên trên thế giới hướng đến mass adoption (áp dụng rộng rãi) cho nhiều trường hợp sử dụng như thanh toán, NFT, gaming,...
Solana là gì?
Solana được xây dựng từ năm 2017 và chính thức ra mắt vào năm 2020 với tham vọng giải quyết được blockchain trilemma (bộ ba bất khả thi của blockchain) - một vấn đề nhức nhối mà Bitcoin hay Ethereum gặp phải lúc bấy giờ. Solana triển khai đồng thời 2 cơ chế đồng thuận Proof of History, Proof of Stake để tăng khả năng mở rộng và tốc độ xủ lý giao dịch lên đến 65.000 TPS với mức phí chỉ với 0,00025 USD. Từ đây, Solana được xem là một blockchain hiệu suất cao có khả năng thay thế Ethereum trong tương lai và được cộng đồng crypto nhìn nhận là 1 “Ethereum Killer” thế hệ mới.
Ngoài ra, Solana cung cấp cơ sở hạ tầng mạnh mẽ bao gồm bộ công cụ SDK, smart contract để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà phát triển xây dựng DApp trên hệ sinh thái. Vì có khả năng xử lý giao dịch nhanh với chi phí thấp nên các dự án về DeFi, NFT và Gaming trên Solana luôn được chú ý nhiều nhất.
Proof of History (POH) là cơ chế đồng thuận tạo ra 1 chuỗi thời gian được đồng bộ để xác minh giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, PoH cũng có thể được xem là 1 chuỗi tính toán có thể cung cấp việc xác minh bằng mật mã (code) của thời gian trôi qua giữa hai sự kiện giao dịch. Mật mã này chính là hàm băm SHA-256 được sử dụng trong Bitcoin (sequential-hashing verifiable delay function – viết tắt là VDF).
Tuy nhiên, Solana không sử dụng VDF cho sự ngẫu nhiên giống như Bitcoin. Mỗi validator node trong mạng lưới đều có VDF riêng và khi một giao dịch được gửi đến mạng, các node sẽ bắt đầu chạy VDF của riêng nó. Sau đó, các node sẽ tiếp tục chạy VDF của cho đến khi tạo một đầu ra có thể xác minh được.
Cấu trúc của Proof of History
Bản chất VDF sử dụng để giải quyết các hàm băm nhằm tạo ra một khối mới nhưng Solana sử dụng các đầu ra lặp lại của SHA256 làm tham chiếu để đánh dấu thời gian. Dấu thời gian này cho phép các node trong mạng xác minh giao dịch nhanh hơn nhiều so với các blockchain sử dụng POW hoặc POS thông thường.
POH dựa vào POS bằng cách sử dụng thuật toán đồng thuận Tower Byzantine Fault Tolerance (BFT) - một biến thể của practical Byzantine Fault Tolerance (pBFT). Tower BFT sử dụng POH làm đồng hồ mật mã đồng thời tối ưu hoá POH nhằm đạt được sự đồng thuận mà không cần phải gửi hàng loạt thông tin liên lạc giữa các node.
Solana sử dụng một cơ chế chia nhỏ dữ liệu để hỗ trợ việc truyền tải dữ liệu đến các node một cách dễ dàng. Thay vì truyền tải dữ liệu dưới dạng một khối lớn, Solana chia nhỏ dữ liệu thành các gói nhỏ hơn để tăng tính hiệu quả trong việc truyền tải. Điều này giúp giải quyết vấn đề về băng thông và đảm bảo giao dịch được xử lý nhanh chóng hơn.
Turbine là một thành phần quan trọng trong Solana để thực hiện hoá việc chia nhỏ dữ liệu. Nó được phát triển dựa trên công nghệ của Bittorrent và được tối ưu hóa để truyền tải dữ liệu trực tuyến chỉ sử dụng UDP (User Datagram Protocol). Turbine sử dụng một con đường ngẫu nhiên cho mỗi gói dữ liệu khi các nhà sản xuất khối (block producers) truyền tải dữ liệu của họ. Các nhà sản xuất khối chia nhỏ các gói dữ liệu lớn thành các gói nhỏ hơn có kích thước là 64 KB và truyền từng gói đến các validator khác nhau.
Trong quá trình sản xuất block, các network leader (nhà lãnh đạo mạng lưới) tiếp theo được xác định dựa trên số lượng token mà họ đã stake. Những client (khách hàng) và validator có thể chuyển tiếp giao dịch cho network leader dự kiến trước thời hạn.
Điều này cho phép các validator thực hiện giao dịch trước thời hạn, giảm thời gian xác nhận, thay đổi nhà lãnh đạo mạng nhanh hơn và giảm áp lực bộ nhớ đối với các validator từ pool giao dịch chưa được xử lý.
Sealevel là một công cụ xử lý giao dịch hyper-parallelized (song song) được thiết kế để mở rộng quy mô ngang trên GPU và SSD. Điều này khác biệt so với các blockchain khác, vì Solana là blockchain duy nhất hỗ trợ việc thực hiện giao dịch không chỉ xác minh chữ ký mà còn song song trên một shard (phân đoạn) duy nhất.
Ngoài ra, Sealevel có khả năng tìm ra tất cả các giao dịch không chồng chéo trong một block và thực hiện chúng song song. Nó tận dụng cách đọc và ghi trạng thái đã được sắp xếp trên một dãy RAID 0 SSD.
Sealevel là một máy ảo (VM) lịch giao dịch, nghĩa là nó không thực hiện các giao dịch trong VM. Thay vào đó, Sealevel xử lý giao dịch được thực thi trên phần cứng bằng cách sử dụng mã bytecode gọi là Berkeley Packet Filter (BPF). Đây là một công nghệ bộ lọc gói hiệu suất cao, có thể xử lý 60 triệu gói tin mỗi giây trên mạng 40 gigabit trên một thiết bị chuyển mạch duy nhất.
Quá trình xác thực giao dịch trên mạng Solana sử dụng rộng rãi một phương pháp tối ưu hóa phổ biến trong thiết kế CPU được gọi là pipelining. Pipelining là một quá trình thích hợp khi có một luồng dữ liệu đầu vào cần được xử lý theo một chuỗi các bước và có các phần cứng khác nhau chịu trách nhiệm cho từng bước. Cơ chế này đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của phần cứng luôn hoạt động hiệu quả.
Cấu trúc Pipelining trong Solana
Trên Solana, Bộ xử lý giao dịch (TPU) tiến triển thông qua việc tìm nạp dữ liệu ở cấp nhân, xác minh chữ ký ở cấp GPU, ngân hàng ở cấp CPU và ghi ở không gian nhân. Vào thời điểm TPU bắt đầu gửi các khối đến trình xác thực, nó đã được tìm nạp trong tập hợp các gói tiếp theo, xác minh chữ ký của họ và bắt đầu ghi có mã thông báo.
Trong hệ thống phân tán, việc sử dụng bộ nhớ để theo dõi tài khoản có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hiệu suất do hạn chế dung lượng bộ nhớ và tốc độ truy cập.
Cloudbreak được thiết kế để tối ưu hóa khả năng đọc và ghi đồng thời trên cấu hình RAID 0 của SSD. Mỗi ổ đĩa bổ sung cung cấp dung lượng lưu trữ cho chương trình on-chain và tăng số lượng đọc và ghi đồng thời của chương trình.
Trên Solana, việc lưu trữ dữ liệu từ validator đến mạng lưới của các node được thực hiện bởi Archivers. Solana cho phép mỗi node sao chép thông tin từ blockchain dựa trên không gian lưu trữ sẵn có trên phần cứng của mỗi node. Người lưu trữ tải xuống dữ liệu tương ứng từ quá trình xác thực đồng thời sử dụng thông tin này để có thể kết nối và truy cập vào mạng lưới.
Hệ sinh thái của Solana vô cùng đa dạng và nổi bật với nhiều dự án thuộc các mảng khác nhau như: DEX, Liquid Staking, Restaking, Gaming/NFT, Memecoin, DePIN, ...
Hệ sinh thái Solana
TVL của Solana đã có sự tăng trưởng khá đáng kể so với năm 2023, hiện đang đạt 3,947 tỷ USD.
TVL của Solana. Nguồn: Defillama (05/07/2024)
Top 5 dự án có TVL cao nhất trong hệ sinh thái của Solana vào ngày 5/7/2024 lần lượt là Jito (1,46 tỷ USD), Marinade (1,013 tỷ USD), Kamino (983,13 tỷ USD), Raydium (820,6 triệu USD) và Sanctum (713,52 triệu USD).
Top 5 dự án có TVL cao nhất trong hệ sinh thái của Solana. Nguồn: Defillama (05/07/2024)
Số lượng địa chỉ ví hoạt động trên Solana mỗi ngày có sự tăng trưởng khá đều đặn tính từ thời điểm đầu năm 2024 đến nay và đang đạt mốc 1,55 triệu ví.
Số lượng địa chỉ ví hoạt động mỗi ngày trên Solana. Nguồn: The Block (05/07/2024)
Tên token |
Solana |
Token |
SOL |
Blockchain |
Solana |
Chuẩn token |
SPL |
Công dụng token |
Tiện ích, Quản trị |
Tổng cung |
559.158.603 SOL |
Cung lưu hành |
462.773.700 SOL |
Phân bổ token SOL
Seed Sale: 16,23%
Founding Sale: 12,92%
Validator Sale: 5,18%
Strategic Sale: 1,88%
Đấu giá trên Coinlist: 1,64%
Team: 12,79%
Solana Foundation: 10,46%
Cộng đồng: 38,89%
Lịch phân bổ token SOL. Nguồn: Coingecko
SOL là native token của Solana và được sử dụng trong các trường hợp sau:
SOL được sử dụng làm phí giao dịch trên Solana.
Người dùng có thể staking SOL để nhận phần thưởng.
SOL được dùng làm phần thưởng cho những người chạy node, staking.
Người nắm giữ SOL có quyền đề xuất và bỏ phiếu quản trị về những cải tiến của mạng lưới.
Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch token SOL tại:
SOL là token với tiêu chuẩn SPL nên nhà đầu tư có thể lưu trữ trên các loại ví như Phantom Wallet, Trust Wallet, Coin98 Wallet, Backpack,… Để thuận tiện cho việc giao dịch, nhà đầu tư cũng có thể lưu trữ SOL trên ví của các sàn giao dịch niêm yết token này.
Những thành viên nổi bật trong đội ngũ phát triển của Solana bao gồm:
Anatoly Yakovenko: Ông là Co-Founder và CEO của Solana.
Greg Fitzgerald: Ông là Co-Founder và CTO của Solana.
Raj Gokal: Ông là Co-Founder và COO của Solana.
Đội ngũ phát triển của Solana
Solana đã từng huy động thành công 334,15 triệu USD từ 2 vòng gọi vốn bao gồm Series A (20 triệu USD) và Private token sale (314,15 triệu USD). Những nhà đầu tư của Solana bao gồm: a16z, Polychain Capital, Multicoin Capital,...
Những nhà đầu tư của Solana. Nguồn: Crypto Fundraising
Solana hiện đang có những đối tác chất lượng là những công ty nổi tiếng của cả Web2 và Web3 bao gồm:
Solana là blockchain Layer 1 sử dụng kết hợp 2 cơ chế đồng thuận Proof of History và Proof of Stake nhằm giải quyết hàng nghìn giao dịch mỗi giây với chi phí thấp.
Solana là một trong những dự án hồi phục mạnh mẽ nhất sau giai đoạn downtrend của thị trường tiền mã hoá. Sau khi chia 30 lần trong khoảng thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 12/2022, giá token SOL đã hồi phục và đạt được sự tăng trưởng hơn 2000% từ 8 USD lên đến 210 USD, hiện giá token này đang đạt mức 126 USD.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Solana để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Nguồn: Coin68