Khi cộng đồng Ethereum đang lo ngại về những rủi ro “tập trung quyền lực” vào một nhóm dự án, “Re-staking” đang là từ khoá được nhiều người quan tâm và được kì vọng sẽ trở thành giải pháp phù hợp. Vậy “Re-staking” là gì, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Re-Staking là gì? Lời giải mới cho bài toán “phi tập trung hoá” Ethereum là đây?
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lí do vì sao khái niệm “Re-Staking” ra đời và được cộng đồng chú ý thời gian qua.
Tại hội nghị SBC 2022, đại diện của EigenLayer là Sreeram Kannan đã đặt ra những vấn đề liên quan đến độ “phi tập trung” khi mạng lưới ứng dụng Mev-Boost.
> Xem thêm: Mev-Boost là gì? Sau The Merge, thị trường MEV sẽ ra sao?
Với những hạn chế này, Re-Staking nổi lên như một giải pháp trừng phạt (slashing) các node có hành vi xấu, đồng thời đảm bảo được việc họ vẫn sẽ nhận được lợi ích từ Mev khi sử dụng Relayer của Mev-Boost.
Vì tài liệu về Re-Staking chưa có quá nhiều cái tên hay dự án triển khai, do đó ở bài viết này mình chỉ có thể đề cập nội dung liên quan đến EigenLayer (một dự án được cộng đồng nói đến khá nhiều thời gian gần đây).
Trên đây là hình ảnh được trích nguồn từ tài khoản Twitter “Solomon Crypto”. Mô hình trên đây có vài bước như sau.
Như vậy, với giản lược phía trên, có thể tạm kết luận “Re-Staking là một lớp ứng dụng giúp phi tập trung các validator, đồng thời tái sử dụng nguồn vốn Ethereum được stake vào cho những hoạt động bảo mật khác”.
Đầu tiên, Re-Staking sẽ giúp giảm thiểu rủi ro mạng lưới phụ thuộc vào Mev-Boost của Flashbots. Vì phần lớn khâu xử lý từ Builder – Relayer – Proposer/Validator diễn ra off-chain, do đó nếu không có một lớp slashing để quản lý, các validator này hoàn toàn có thể có những hành vi gian lận.
Như đề cập ở phần đầu, về mặt kỹ thuật, Re-Staking sẽ giúp các Validator cân bằng được bài toán lợi nhuận MEV và an ninh chung của mạng lưới. Các validator bây giờ sẽ phải:
Thứ hai, nguồn vốn stake vào Ethereum có thể được tái sử dụng, nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ ba, đây có thể là giải pháp giúp thúc đẩy nhu cầu mua thêm ETH để stake vào mạng lưới.
Rủi ro đầu tiên chính là sự hiểu quả của mô hình quá mới này. Hiện chưa có thực chiến với thị trường và năng lực của các đội ngũ vẫn sẽ là một dấu hỏi.
Thứ hai là câu chuyện về phi tập trung. Chúng ta nghe quá nhiều về Lido Finance hay Flashbots. Dù là các ứng dụng ở các khâu khác nhau trong việc vận hành một blockchain, song sự tác động của 2 nền tảng này là quá lớn khiến cộng đồng nghi ngại về rủi ro tập trung quyền lực vào một nhóm nhất định. Re-Staking nếu không được thiết kế một cách phù hợp, giải pháp này có thể sẽ lại tạo ra một điểm nghẽn nữa cho blockchain.
Thứ ba, tổng hợp từ hai lí do trên, bảo mật là mối lo lớn nhất. Dù không quá lo ngại về việc đội ngũ sẽ cầm ETH của người dùng và “bốc hơi” (vì tất cả quá trình restake đều được quản lý bằng smart contract), nhưng bất cứ sai sót nào trong khâu triển khai kỹ thuật có thể kéo đến một thảm hoạ domino cho toàn blockchain.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về “Re-Staking”. Hi vọng những nội dung trên đây sẽ giúp anh em phần nào đó có những góc nhìn cho cá nhân mình về “những khúc cua của thị trường” trong thời gian tới.
Lưu ý: Tất cả nội dung trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Còn bây giờ thì tạm biệt anh em và hẹn gặp lại trong một bài viết gần nhất.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68