Sự ra đời của Bitcoin vào năm 2009 là một trong những viên gạch đầu tiên góp phần xây dựng nên một thị trường tiền mã hoá hoàn chỉnh như ngày hôm nay. Vậy Bitcoin là gì, các bạn hãy cùng tìm hiểu về loại tiền mã hoá đặc biệt này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bitcoin là gì? Tất tần tật những thứ cần biết về Bitcoin
Bitcoin (BTC) là một loại tiền mã hoá được tạo ra từ năm 2019 bởi một một nhóm lập trình viên dưới bí danh Satoshi Nakamoto. Bitcoin được thiết kế để hoạt động như một phương tiện thanh toán nằm ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ cá nhân, nhóm hoặc tổ chức nào, do đó loại bỏ nhu cầu tham gia của bên thứ ba vào các giao dịch tài chính
Bitcoin chỉ có một lượng cung nhất định, với 21 triệu Bitcoin được tạo ra trong hệ thống.
Bitcoin lần đầu được giới thiệu là một thuật toán nguồn mở do một lập trình viên ẩn danh, hoặc có thể là một nhóm lập trình viên dưới bí danh Satoshi Nakamoto. Người sáng tạo Bitcoin lần đầu tiên xuất bản Bitcoin Whitepaper vào năm 2008 và phát hành phiên bản đầu tiên của phần mềm Bitcoin vào năm 2009. Có rất nhiều tin đồn xoay quanh danh tính thật của nhà sáng lập BTC, tuy nhiên những nhân vật chính trong các tin đồn về Nakamoto đều bị cộng đồng phủ nhận.
Satoshi Nakamoto từng tự nhận mình là một người đàn ông 37 tuổi sống tại Nhật Bản. Tuy nhiên, vì tiếng Anh khá chuẩn cùng với việc phần mềm của anh không dán nhãn tiếng Nhật, mọi người vẫn có những hoài nghi về gốc gác của Satoshi. Khoảng vào giữa năm 2010, Nakamoto đã quyết định “dứt áo ra đi”, để lại tuyệt phẩm Bitcoin cho một số thành viên nổi tiếng trong cộng đồng. Gavin Adressen được Satoshi giao cho vai trò nhà phát triển chính.
Ước tính Nakamoto sở hữu gần 1 triệu Bitcoin, tương đương khoảng 27 tỷ đô tính theo thị giá tháng 10 năm 2023.
Sau sự ra đi của Satoshi Nakamoto, Gavin Andresen là một trong những nhân vật quan trọng có vai trò làm cho đồng tiền mã hoá này trở nên phổ biến. Andersen mong muốn Bitcoin tiếp tục tồn tại một cách tự chủ, dù cho anh có “bắt đắc kỳ tử”.
Với nhiều người, giá trị cốt lõi của Bitcoin nằm ở tính độc lập khỏi thế giới chính trị, các hệ thống ngân hàng và tập đoàn. Không có ai có thể can thiệp vào giao dịch BTC, áp đặt phí giao dịch hoặc chiếm đoạt tài sản của người khác. Ngoài ra, mọi sự thay đổi trong hệ thống Bitcoin đều được ghi chép một cách minh bạch qua mạng lưới Blockchain, một cuốn sổ cái công cộng phân tán.
Nhìn chung, Bitcoin không bị kiểm soát theo kiểu hệ thống, nhưng người dùng vẫn duy trì toàn quyền kiểm soát tài sản của chính họ.
Về cơ bản, dù Bitcoin không bị kiểm soát theo kiểu hệ thống, nhưng người dùng vẫn hoàn toàn kiểm soát được tài chính bản thân.
Ngày 11/01/2009, Hal Finney đã nhận được 10 BTC từ chính Satoshi Nakamoto. Điều này đến từ việc ông là một trong những người sử dụng blockchain này và báo cáo những lỗi của nó cho Satoshi Nakamoto. Từ đó, giao dịch on-chain đầu tiên của Bitcoin đã được tạo ra và Hal Finney trở thành người đầu tiên được nhận airdrop trước cả khi thuật ngữ này được phổ biến trong thị trường tiền mã hoá.
Một người dùng chỉ có thể nhìn thấy lượng Bitcoin trên ví của mình cùng với các kết quả giao dịch.
Về phần công nghệ nền tảng, mạng lưới Bitcoin còn chia sẻ một sổ cái công khai có tên là “blockchain”. Sổ cái này chứa mọi giao dịch đã từng được thực hiện. Nếu bất kỳ ai cố thay đổi một chữ hoặc số trong các block giao dịch, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các block theo sau.
Ví của người dùng có thể xác nhận tính hợp lệ của mỗi giao dịch. Tính xác thực mỗi giao dịch được bảo vệ bởi một chữ ký số tương ứng với địa chỉ gửi đi.
Nhờ quy trình xác minh và dựa trên nền tảng giao dịch bảo mật, có thể mất tới vài phút để hoàn tất một giao dịch BTC. Giao thức Bitcoin được thiết kế sao cho mỗi block có thể mất đến 10 phút để đào.
Bitcoin vận hành như thế nào?
Whitfield Diffie và Martin E. Hellman đã giới thiệu một giao thức mật mã mang tính đột phá trong bài báo mang tên “Những hướng đi mới trong mật mã học”. Công trình của họ đã đặt nền móng cho mật mã hiện đại và nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông kỹ thuật số an toàn. Nó cũng mở đường cho việc áp dụng khóa công khai (public key) và khoá riêng tư (private key) vào giao dịch tiền mã hoá như ngày nay.
David Chaum, một nhà mật mã học, đã thành lập DigiCash, một nỗ lực ban đầu nhằm tạo ra một hệ thống thanh toán kỹ thuật số hoàn toàn ẩn danh và an toàn dựa trên Công nghệ Blind Signature. Công nghệ này cho phép thực hiện các giao dịch an toàn và riêng tư mà không cần bên thứ ba đáng tin cậy. DigiCash đóng vai trò là tiền thân của các loại tiền mã hoá hiện đại như Bitcoin.
Nhà sáng lập Digicash
Tên miền “Bitcoin.org” đã được đăng ký bởi một cá nhân ẩn danh bằng cách sử dụng các dịch vụ bảo vệ quyền riêng tư. Mặc dù danh tính của người đăng ký vẫn chưa được xác định nhưng nhiều người suy đoán đó có thể là Satoshi Nakamoto.
Tên miền bitcoin.org
Ngày nay, tên miền này được duy trì bởi một cộng đồng mã nguồn mở gồm các nhà phát triển và tình nguyện viên làm việc dưa trên phần mềm Bitcoin Core và các dự án liên quan.
Bitcoin Whitepaper, có tiêu đề “Bitcoin: Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng”, được phát hành bởi Satoshi Nakamoto, đã mô tả một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung cho các giao dịch ngang hàng bằng cách sử dụng blockchain.
Bitcoin Whitepaper
Satoshi Nakamoto đã khai thác khối đầu tiên của Bitcoin, đây được gọi là “Genesis Block” (Khối 0 hoặc Khối 1). Khối này có một thông báo trong tham số coinbase, có nội dung: The Times 03/Jan/2009 Chancellor on brink of second bailout for banks. Thông điệp này nhấn mạnh mục tiêu của Bitcoin là cung cấp giải pháp thay thế cho các tổ chức tài chính tập trung. Khối này chứa 50 Bitcoin đầu tiên được khai thác, đánh dấu sự khởi đầu một kỷ nguyên mới trong các giao dịch ngang hàng, phi tập trung.
Chỉ vài ngày sau khi mạng Bitcoin ra mắt, Satoshi Nakamoto đã gửi 10 Bitcoin cho Hal Finney, thể hiện cho việc Bitcoin sẽ sớm được sử dụng như một loại tiền tệ
Giao dịch Bitcoin thương mại đầu tiên xảy ra khi Laszlo Hanyecz trả 10.000 Bitcoin cho hai chiếc bánh pizza của Papa John ở Jacksonville, Florida.
Vào ngày 18 tháng 7 năm 2010, lập trình viên Jed McCaleb đã thành lập Mt.Gox, ban đầu là nền tảng giao dịch thẻ bài ảo trong tựa game Magic: The Gathering, trước khi chuyển đổi thành sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên.
Sự xuất hiện của Mt. Gox đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi tiền pháp định và Bitcoin, đóng vai trò là một trong những sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên, phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng đối với tiền mã hoá.
Silk Road, một thị trường chợ đen trực tuyến, hoạt động được hai năm trước khi bị chính quyền liên bang đóng cửa vào năm 2013. Silk Road đóng một vai trò quan trọng trong việc sớm áp dụng Bitcoin như một phương tiện trao đổi trong thế giới thực.
Vào ngày 20 tháng 6 năm 2011, Mt. Gox, sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới khi đó, đã hứng chịu vụ hack lớn đầu tiên. Điều này báo trước một loạt vấn đề mà cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của chính sàn giao dịch này.
Sự kiện Bitcoin Halving đầu tiên đã diễn ra. Trong đợt Bitcoin halving đầu tiên, phần thưởng khối đã giảm từ 50 Bitcoin xuống còn 25 Bitcoin.
Máy Bitcoin ATM đầu tiên được lắp đặt tại Vancouver, Canada vào tháng 10 năm 2013, đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng toàn cầu. Máy Bitcoin ATM được thiết kế để cung cấp cho người dùng một cách thuận tiện và nhanh chóng để tham gia vào thị trường tiền mã hoá bằng tiền mặt.
Ngày HODL bắt nguồn từ một bài đăng trên diễn đàn Bitcointalk.org có tiêu đề 'TÔI ĐANG HODLING', nơi người dùng giải thích ý định giữ lại Bitcoin của họ bất chấp giá giảm. 'HODL' kể từ đó đã trở thành một thuật ngữ nổi tiếng đề cập đến việc nắm giữ tiền mã hoá bất chấp sự dao động giá ngắn hạn.
Vào Ngày HODL, cộng đồng tiền mã hoá tái khẳng định cam kết nắm giữ tài sản kỹ thuật số và khuyến khích những người khác làm điều tương tự, bày tỏ sự ủng hộ đối với không gian tiền mã hoá và tiềm năng lâu dài của nó.
Mt. Gox, từng là sàn giao dịch Bitcoin lớn có trụ sở tại Tokyo, đã nộp đơn bảo hộ phá sản với lý do bị tấn công và thất thoát 850.000 Bitcoin (khoảng 450 triệu USD tại thời điểm đó). Kể từ đó đến nay, quá trình bồi thường thiệt hại cho người dùng của sàn giao dịch Mt. Gox vẫn chưa được hoàn tất.
Vào ngày 12 tháng 10 năm 2015, Liquid, do Blockstream tạo ra, là một Bitcoin sidechain nhằm giải quyết các hạn chế của Bitcoin. Nó hoạt động như một blockchain riêng biệt, nhanh hơn, cung cấp khả năng chuyển tài sản hiệu quả giữa các sàn giao dịch và tổ chức. Liquid cho phép người dùng khóa Bitcoin trên chuỗi chính và phát hành Liquid Bitcoin (L-BTC).
Joseph Poon và Thaddeus Dryja đã phát hành Lightning Network whitepaper, đề xuất một giao thức ngoài chuỗi để xử lý các giao dịch nhanh hơn và có thể mở rộng trên Bitcoin blockchain. Giao thức này được đề xuất nhằm giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng của Bitcoin bằng cách xử lý các giao dịch ngoài chuỗi và các kênh thanh toán đa chữ ký.
Hard fork Bitcoin Cash bắt nguồn từ tranh chấp của cộng đồng Bitcoin về tương lai của nó. Trong khi nhiều người chấp nhận soft fork Segregated Witness (SegWit), một nhóm miner và nhà phát triển đã chọn hard fork, khai sinh ra Bitcoin Cash (BCH) để tăng tốc độ giao dịch với mức phí thấp hơn.
Stacks, một Bitcoin layer, do Muneeb Ali và Ryan Shea đồng sáng lập, giới thiệu các hợp đồng thông minh cho Bitcoin. Giao thức này sử dụng ngôn ngữ lập trình Clarity và cơ chế đồng thuận Proof-of-Transfer (PoX) để cho phép thực thi hợp đồng thông minh trên Bitcoin blockchain.
Giá Bitcoin đạt 54.000 USD, đưa loại tiền mã hoá này lên mức vốn hóa 1 nghìn tỷ USD sau 13 năm kể từ khi ra đời.
Vào ngày 7 tháng 9 năm 2021, El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên công nhận Bitcoin là đồng tiền hợp pháp cùng với đồng USD. Mục tiêu của Tổng thống Nayib Bukele là tăng cường tài chính toàn diện, thu hút đầu tư và giảm chi phí chuyển tiền. Bitcoin hiện được chấp nhận bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau tại El Salvador.
Nhà phát triển Casey Rodarmor đã giới thiệu giao thức Ordinals trên Bitcoin. Ordinals đã thu hút được sự chú ý rộng rãi với việc giới thiệu inscription, cho phép người dùng đính kèm nội dung và dữ liệu vào satoshi và ghi trực tiếp vào Bitcoin blockchain thông qua các giao dịch.
Một người dùng twitter với username @Domo đã giới thiệu tiêu chuẩn token thử nghiệm mang tên “BRC-20”. Sự ra đời của BRC-20 đã tạo ra thêm nhiều ứng dụng cho Bitcoin blockchain.
Một trong những mục tiêu chính của Satoshi Nakamoto khi tạo ra Bitcoin là tạo ra sự độc lập khỏi sự kiểm soát của bên thứ ba. Mạng lưới này được thiết kế để mỗi người, mỗi doanh nghiệp cũng như thiết bị sử dụng trong khai thác, xác nhận giao dịch sẽ là những thành phần chính của một mạng lưới rộng lớn. Ngoài ra, thậm chí nếu một phần của hệ thống bị sập, tiền vẫn tiếp tục được lưu thông.
Ngày nay, các ngân hàng hầu như đều biết mọi thứ về khách hàng của mình: lịch sử tín dụng, địa chỉ, số điện thoại, các thói quen chi tiêu, ... Bitcoin thì hoàn toàn ngược lại, vì các ví không hề liên kết đến một thông tin cá nhân nào. Và mặc dù có ủng hộ tính ẩn danh không bị theo dõi của BTC, một số những người khác cho rằng loại hình giao dịch này có thể bị tội phạm ma túy, khủng bố hay rửa tiền lợi dụng.
Tính ẩn danh của Bitcoin chỉ tương đối, mỗi giao dịch BTC đều được lưu trữ trong Blockchain. Về mặt lý thuyết, nếu địa chỉ ví của bạn được sử dụng công cộng, bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu số dư nếu nghiên cứu kỹ sổ cái blockchain.
Một khi bạn đã gửi Bitcoin, không có cách nào có thể lấy lại trừ khi người nhận đồng ý hoàn trả cho bạn. Việc này có thể làm minh chứng thanh toán, nghĩa là bất kỳ ai mà bạn đang giao dịch không thể lừa bạn bằng cách nói rằng họ chưa nhận được tiền
Satoshi là đơn vị nhỏ nhất của bitcoin. Nó được đặt theo tên của Satoshi Nakamoto, người sáng lập giao thức được sử dụng trong blockchain và tiền mã hoá bitcoin.
1 BTC = 100.000.000.000 satoshi
Đơn vị đo lường BTC
Khai thác là quá trình xác thực các giao dịch và tạo một khối mới trên blockchain. Việc khai thác được thực hiện bởi các ứng dụng chạy trên máy tính hoặc máy đào đặc biệt dành riêng cho việc khai thác Bitcoin được gọi là ASIC.
Quy trình đào Bitcoin
Hash là một câu đố toán học phức tạp, đồng thời cũng đóng vai trò là trọng tâm của các chương trình khai thác. Các dàn máy đào sẽ cố gắng giải các hash trong thời gian sớm nhất có thể. Độ khó của hash sẽ thay đổi dựa vào số lượng thợ đào trên mạng lưới Bitcoin, càng nhiều thợ đào tham gia Bitcoin thì độ khó của hash sẽ tăng lên với mức độ tương đương. Sau khi một khối được khai thác, quy trình tương tự sẽ tiếp tục lặp lại đối với các khối tiếp theo.
Kể từ khi ra mắt đến nay, Bitcoin đã phát triển mạnh mẽ và được xem là một biểu tượng của thị trường crypto, song song với đó độ khó của hash cũng đã tăng lên đến hàng chục triệu tỷ.
Biểu đồ thể hiện độ khó đào Bitcoin vào ngày 18/10/2023 - Nguồn: blockchain.com
Độ khó khai thác Bitcoin ngày càng tăng cao đòi hỏi các công ty khai thác phải trang bị cho mình những dàn máy đào mạnh hơn cùng với số lượng điện năng tiêu thụ lớn hơn.
Các bước khai thác Bitcoin:
Vào năm 2009, khi Bitcoin được giới thiệu lần đầu tiên, chúng ta vẫn chưa thể dùng nó vào việc gì. Nhưng hiện tại, bạn có thể mua hầu hết mọi thứ. Ví dụ, các ông lớn như Microsoft và Dell chấp nhận thanh toán BTC cho nhiều dòng sản phẩm và nội dung kỹ thuật số của mình.
Một số các lựa chọn khác như đặt phòng khách sạn hoặc mua hàng, thanh toán hóa đơn nhà hàng, quán bar, đi hẹn hò, mua thẻ quà tặng, đặt cược tiền tại sòng casino hoặc là đóng góp từ thiện. Ngoài ra cũng có một loạt các thị trường trực tuyến buôn bán mọi thứ từ hóa chất cấm cho đến những món đồ xa xỉ cao cấp.
Bitcoin hiện vẫn là một hình thức thanh toán tương đối phức tạp và mới lạ, vì vậy việc chi tiêu bằng đồng này khá hạn hẹp. Song, càng ngày có nhiều hơn các doanh nghiệp từ các shop cà phê nhỏ cho đến các ngành công nghiệp lớn đang chấp nhận thanh toán BTC.
Ngoài ra, do tỷ giá biến động liên tục, Bitcoin đang là một trong những lựa chọn đầu tư béo bở.
Bitcoin hiện đang được mua bán ở nhiều sàn giao dịch khác nhau, nhưng các nhà đầu tư cũng có thể mua trực tiếp từ các nhiều loại thị trường khác nhau, có thể thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản tín dụng hoặc thậm chí là mua bằng một loại tiền mã hoá khác đang được lưu thông.
Nhà đầu tư có thể giao dịch Bitcoin trên hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hoá uy tín trên thị trường như: Coinbase, Binance, OKX, Bybit, Kucoin,...
Làm sao để mua Bitcoin?
BTC được thiết kế với một tư duy tự do. Quan trọng hơn cả là tính độc lập khỏi sự kiểm soát tập quyền bên thứ ba trong các giao dịch. Khi mua một món đồ gì, tiền mã hoá hiện tại cũng trở nên tiện lợi ngang tiền pháp định trong những năm gần đây. Đặc biệt nếu bạn đang mua đồ từ một số thị trường deep web thì BTC là hình thức thanh toán hoàn toàn lý tưởng so với các đồng tiền tệ khác.
Một trong những đặc thù của tiền là tính tiện lợi, nghĩa là phải dễ mang theo và sử dụng. Vì Bitcoin hoàn toàn là công nghệ kỹ thuật số, tất cả khoản tiền đều được giữ trong một ứng dụng hoặc ví cứng.
Tiền mã hoá giúp mọi người tự do gửi và nhận tiền chỉ bằng cách quét mã QR hoặc là thông qua vài bước truy cập ví online. Hầu như không tốn bao nhiều thời gian, phí giao dịch không cắt cổ và tiền đi trực tiếp từ người này sang người khác mà không cần bất kỳ trung gian rườm ra nào. Tất cả bạn cần chỉ là kết nối Internet.
Một lợi ích không thể tranh cãi trong mạng lưới Bitcoin là việc tự do chọn mức phí giao dịch. Phí giao dịch được dành cho thợ đào, chỉ sau khi một số block mới được hình thành. Thường thì người gửi sẽ trả toàn bộ phí, khấu trừ phí này vào người nhận có thể bị coi là một giao dịch không hoàn tất.
Phí giao dịch là hoàn toàn tự nguyện và là động lực để thợ đào tiếp tục làm việc. Cơ chế này cũng là nguồn thu nhập chính trong ngành khai thác tiền mã hoá, mang lại nhiều tiền hơn cho họ so với ngành công nghiệp đào truyền thống. Các hoạt động đào Bitcoin sẽ dừng lại tại một thời điểm nào đó trong tương lai khi toàn bộ lượng Bitcoin đã được đào hết.
Vì vậy, thị trường tiền mã hoá sẽ có một dạng đánh đổi khác đó là chọn giữa chi phí hoặc thời gian chờ đợi giao dịch. Phí giao dịch cao sẽ đồng nghĩa thời gian giao dịch nhanh, trong khi đó một số người dùng có thể chờ đợi để tiết kiệm tiền.
PCI viết tắt là Ngành công nghiệp thẻ thanh toán. Các sản phẩm của ngành công nghiệp này là ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, mạng lưới POS và các dịch vụ liên quan. Nó bao gồm tất cả những tổ chức lưu trữ, phát hành thẻ dữ liệu thanh toán. Hiện tại một số quy định bảo mật nghiêm ngặt và hầu hết các hãng thẻ thanh toán đều tham gia.
Khi những quy định thống nhất có thể tốt đối với các công ty lớn, song, hệ thống lại không xem xét cụ thể từng nhu cầu của cá nhân. Khi sử dụng Bitcoin, bạn không cần phải tuân theo các quy chuẩn của PCI. Việc này cho phép người dùng có thể tham gia vào các thị trường nơi mà thẻ tín dụng không có hoặc rủi ro lừa đảo rất là cao.
Vì thế, người dùng hạ thấp phí giao dịch, cơ hội mở rộng thị trường và giảm chi phí vận hành sẽ mở ra.
Người dùng Bitcoin có thể kiểm soát các giao dịch của mình, không ai có thể rút tiền từ tài khoản của bạn mà không nhận được sự ủy quyền. Đối với trường hợp thanh toán, không ai có thể dễ dàng đánh cắp thông tin thanh toán từ doanh nghiệp như thẻ tín dụng truyền thống.
Người dùng BTC cũng có thể bảo vệ tiền của mình bằng cách sao lưu private key. Ngoài ra, các thông tin cá nhân hoặc danh tính cũng được bảo vệ, không bị tiết lộ thông qua quá trình giao dịch.
Mỗi giao dịch cũng như thông tin về BTC đều được công khai trên Blockchain. Bạn có thể kiểm tra và sử dụng chúng tính theo thời gian thực. Giao thức BTC được mã hóa, do đó con người hoặc tổ chức không thẻ can thiệp, kiểm soát và chi phối. Mạng lưới này hoàn toàn phi tập trung, không ai hoàn toàn kiểm soát. Vì vậy Bitcoin được cho là một trong những công nghệ trung lập, minh bạch nhất từ trước đến nay.
Một trong những cách phổ biến nhất để làm giả trong thế giới kỹ thuật số là sử dụng một đồng tiền hai lần, khiến cả hai giao dịch đều mang tính chất lừa đảo. Hiện tượng này được gọi là “double spend” – lặp chi. Để giải quyết vấn nạn này, Bitcoin, khác với những đồng tiền mã hoá khác, sử dụng công nghệ Blockchain cùng nhiều cơ chế đồng thuận khác để xây dựng nên một giao thức hoàn chỉnh.
Việc thiếu các quy định thống nhất trong việc quản lý tiền mã hoá đặt ra câu hỏi về tuổi thọ, tính thanh khoản và tính phổ biến của chúng.
Mua Bitcoin trên các nền tảng giao dịch như Binance hay OKX là hình thức phổ biến nhất để sở hữu loại tiền mã hoá này. Các nền tảng giao dịch này hoàn toàn có nguy cơ bị khai thác bất kỳ lúc nào, gây thiệt hại cho tài sản của người dùng.
Ngoài ra, nhiều người dùng cũng lưu trữ Bitcoin trên các loại ví không lưu ký. Private key là một mật khẩu hỗn hợp số và chữ dùng để truy cập vào các loại ví không lưu ký này. Mất key hoặc bị lộ key đồng nghĩa với việc mất luôn cả tài sản trong ví.
Bitcoin là loại tài sản có sự biến động rất mạnh, đây được xem là một trong những yếu tố rủi ro có thể gây thiệt hại nghiệm trọng đến tài sản của các nhà đầu tư.
Nhà đầu tư tỷ phú Howard Marks gần đây đã nhận định rằng tiền mã hoá chẳng là gì ngoài những mô hình lừa đảo đa cấp. Anh giải thích rằng những thành công hiện tại của tiền tệ kĩ thuật số chẳng có giá trị thực ngoài những giá trị về niềm tin vô hình của nhà đầu tư.
Những ai đầu tư vào một mô hình lừa đảo đa cấp sẽ dễ thu tiền từ chênh của những nhà đầu tư cấp hai cấp ba, thay vì là thu lợi nhuận từ những cá nhân điều hành kinh doanh. Song, khi bàn về Bitcoin, anh cho rằng giá trị cốt lõi nằm ở lượng cung tiền xác định. Khi càng nhiều người có thêm nhiều đồng coin, nguồn cung sẽ khan hiếm hơn và điều đó giúp giá trị mỗi đồng tăng đáng kể. Cuối cùng, Bitcoin không hề có những đặc điểm của một mô hình lừa đảo đa cấp.
Robert Shiller, nhà kinh tế học nhận giải Nobel, đã đề xuất một danh sách các tiêu chuẩn giúp xác định một bong bóng kinh tế tiêu biểu. Danh sách này bao gồm: Những đợt tăng giá mạnh của loại tài sản, độ hưng phấn của công chúng, độ phủ của truyền thông, những câu chuyện làm giàu và thành công từ những tài sản này lưu truyền trong dư luận. Bitcoin đã có tất thảy những dấu hiệu trên.
Vì vậy, trong một khía cạnh nào đó, có thể Bitcoin là một bong bóng và nó đã từng vỡ trước đây. Sau vụ đóng cửa đình đám của Mt. Gox, sàn giao dịch đã từng xử lý hơn 70% khối lượng giao dịch Bitcoin toàn cầu, giá BTC đã giảm liên tục trong một năm rưỡi. Phải mất chính xác 3 năm để thị trường bắt đầu phục hồi. Và đương nhiên, khó để có thể dự đoán điều gì sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Mỗi đồng tiền tệ trên thế giới đều bị chi phối bởi một dạng quyền lực. Mọi giao dịch đều phải được thông qua ngân hàng, nơi mà mức phí đôi khi là bất hợp lý và thời gian giao dịch kéo dài giữa hai bên.
Bitcoin, ngược lại, không bị một bên nào kiểm soát, đó là mạng lưới phi tập trung và được thiết kế dựa trên tính hợp tác và đồng thuận của những người tham gia. Vì vậy, thậm chí khi một phần mạng lưới bị tắt thì giao dịch vẫn được ghi nhận.
Bitcoin được thiết kế chống lại việc làm giả. Tính hợp pháp của một đồng Bitcoin sẽ được đảm bảo bởi công nghệ blockchain, cũng như nhiều cơ chế bảo vệ khác nhau được thiết lập trong giao thức.
Hầu hết những đồng tiền tệ truyền thống đều có thể bị giả mạo. Tuy vậy những cá nhân tổ chức kiểm soát hầu như không làm gì để ngăn chặn triệt để vấn đề này.
Bitcoin không tồn tại ở một dạng vật lý cụ thể, đồng nghĩa với việc nó không thể bị phá hủy. Mỗi Bitcoin về bản chất là vĩnh viễn, không giống như tiền giấy hoặc đồng xu.
Nếu một ai đó phạm sai sót và gửi tiền đến nhầm ví, họ chỉ còn cách cầu nguyện. Giống như nhiều tính năng khác của Bitcoin, tính không thể đảo ngược sinh ra để chống lừa đảo. Song, không may thay, nếu đó là tiền tệ pháp định thì tất cả bạn cần làm chỉ là nhấc máy gọi điện để khiếu nại.
Trong khi có một số đồng tiền pháp định như đô la và euro được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, thì hầu hết tiền tệ của các quốc gia khác chỉ có thể sử dụng tiền tệ trong phạm vi địa lý của mình. Trái ngược lại, BTC là một tiền tệ trực tuyến, đồng nghĩa môi trường vận hành sẽ là toàn cầu.
BRC-20 là một loại token thử nghiệm được tạo ra thông qua giao thức Ordinals bằng cách ghi dữ liệu dưới dạng văn bản (text) trực tiếp lên mạng Bitcoin. BRC-20 token về bản chất không có khả năng tương tác với hợp đồng thông minh và không có nhiều tính năng, nhưng với sự tham gia của các nhà phát triển BRC-20 hiện đã có nhiều ứng dụng hơn thời điểm mới ra mắt.
Một BRC-20 sẽ có dạng như hình dưới đây:
BRC-20
Tống vốn hoá của các BRC-20 token hiện đã lên đến con số 1 tỷ USD.
Vốn hoá các BRC-20 token
ORC-20 là một tiêu chuẩn mở cho các ordinals token trên mạng lưới Bitcoin được thiết kế nhằm cải thiện một số hạn chế và thiết lập thêm những tính năng mới dành cho BRC-20.
ORC-20 hoạt động với mục đích tương thích ngược (backward compatible) với BRC-20 nhằm cải thiện khả năng thích ứng, mở rộng, bảo mật cũng như loại bỏ khả năng double-spending (lặp chi).
ORC-20
SRC-20 là tiêu chuẩn token được phát triển từ các thông số kỹ thuật cho Bitcoin Stamps – tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số ra mắt vào tháng 3 năm 2023 được lưu trữ trên blockchain.
Bitcoin Stamps chuyển đổi hình ảnh thành văn bản, thêm “Stamp:” trước văn bản và mã hóa nó dưới dạng tệp Base64. Sau đó, nó gửi tệp được mã hóa đến mạng Bitcoin để xác thực và biên dịch lại thành bản gốc.
Trong thời gian qua, đã có những nỗ lực từ nhiều nhà phát triển khác nhau như RGB Protocol và Spiderchain nhằm khởi chạy hợp đồng thông minh trên Bitcoin.
RGB là một tập hợp các giao thức mã nguồn mở cho phép thực hiện các hợp đồng thông minh trên Bitcoin. Các hợp đồng thông minh sẽ được thực thi và xác thực ngoài chuỗi, điều này cho phép người tham gia được hưởng lợi từ tính bảo mật của lớp đồng thuận Bitcoin đồng thời cải thiện tính linh hoạt và khả năng mở rộng.
RGB Protocol
Nói một cách đơn giản, RGB là một hệ thống cho phép người dùng kiểm tra hợp đồng thông minh, thực thi và xác minh nó riêng lẻ bất kỳ lúc nào mà không phải trả thêm phí vì nó không sử dụng blockchain như các hệ thống "truyền thống" như Ethereum. Các hệ thống hợp đồng thông minh phức tạp như Ethereum nó đòi hỏi người dùng phải tiêu tốn một lượng gas đáng kể cho mỗi hoạt động.
Spiderchain là một sidechain neo vào mạng Bitcoin, hỗ trợ khả năng tương thích EVM để triển khai các ứng dụng của Ethereum. Ý tưởng phát triển Spiderchain được xây dựng bởi Bontanix Labs, đội ngũ đặt mục tiêu kết nối giải pháp layer-2 trên Ethereum của họ là Bontanix EVM đến với Bitcoin.
Spiderchain
Bitcoin có bị đánh thuế hay không sẽ phụ thuộc vào khung pháp lý về tiền mã hoá tại mỗi quốc gia. Việt Nam là quốc gia chưa có khung pháp lý đầy đủ cho crypto, nên việc giao dịch loại tài sản này vẫn chưa bị đánh thuế.
Tuy nhiên tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, giao dịch Bitcoin sẽ bị đánh thuế. Cách tính thuế đối với Bitcoin sẽ tương tự như các tài loại tài sản vốn khác như: cổ phiếu, trái phiếu, kim loại quý. Lãi vốn dài hạn khi đầu tư Bitcoin bị đánh thuế như thu nhập thông thường và được đánh giá ở mức thuế suất tương tự như tiền lương hoặc tiền công của người nộp thuế. Lãi vốn dài hạn thường được đánh thuế ở mức ưu đãi hơn, tùy thuộc vào tình trạng thuế của người nộp thuế cũng như thu nhập của họ.
- Chi tiết: Bitcoin Halving là gì? Những điều cần biết về Bitcoin Halving
Sau mỗi 210.000 block được khai thác, hoặc khoảng bốn năm một lần, phần thưởng khối được trao cho những người khai thác Bitcoin để xử lý các giao dịch sẽ bị cắt giảm một nửa. Sự kiện này được gọi là halving vì nó làm giảm một nửa tốc độ bitcoin mới được phát hành vào lưu thông. Đây là cách Bitcoin giảm lạm phát cho đến khi tất cả bitcoin được phát hành.
Hệ thống phần thưởng này sẽ tiếp tục cho đến khoảng năm 2140, khi đạt đến giới hạn đề xuất là 21 triệu. Tại thời điểm đó, các thợ đào sẽ được thưởng phí mà người dùng mạng sẽ trả, để xử lý các giao dịch. Các khoản phí này đảm bảo rằng các thợ đào vẫn có động lực để khai thác và giữ cho mạng hoạt động.
Bitcoin Halving – Nguồn Coin Metrics
Sự kiện halving có ý nghĩa quan trọng vì nó đánh dấu một sự sụt giảm khác trong tỷ lệ Bitcoin mới được sản xuất khi nó tiếp cận nguồn cung hữu hạn: tổng nguồn cung tối đa của bitcoin là 21 triệu. Tính đến tháng 10 năm 2021, có khoảng 18.85 triệu bitcoin đã được lưu hành, chỉ còn khoảng 2.15 triệu bitcoin sẽ được phát hành thông qua phần thưởng khai thác.
Bitcoin Dominance là chỉ số thể hiện sự thống trị của Bitcoin trong thị trường tiền mã hoá. Bitcoin Dominance là tỷ lệ giữa vốn hóa thị trường của Bitcoin trên tổng vốn hóa thị trường của toàn bộ thị trường tiền mã hoá.
Chỉ số này được tính bằng công thức sau:
Bitcoin Dominance = Vốn hóa thị trường của BTC / Vốn hóa toàn bộ thị trường tiền mã hoá
Với sự bùng nổ ICO vào năm 2017 và nhiều altcoin nổi lên, các nhà đầu tư bắt đầu sử dụng Bitcoin dominance để xác định xem các loại altcoin thế đang trải qua sự tăng giá hay suy thoái so với BTC.
Mặc dù chỉ số này bắt đầu được sử dụng trong các cộng đồng giao dịch vào khoảng năm 2017, nhưng nó đã không trở nên phổ biến cho đến khi bùng nổ altcoin vào năm 2021.
CoinMarketCap và Trading View là một số nền tảng ban đầu để theo dõi Bitcoin dominance và phổ biến nó như một cách để quan sát xu hướng và cảm xúc thị trường.
Bạn có thể đọc thêm về Bitcoin Dominance tại đây: BTC Dominance: “Mật mã Da Vinci” của giới đầu tư crypto
Ví lưu trữ Bitcoin
Ngày nay, với sự phát triển của thị trường tiền mã hoá có khá nhiều ứng dụng ví cho người dùng lựa chọn để lưu trữ Bitcoin, có thể tổng kết thành 3 loại chính:
Bitcoin là một trong những loại tài sản có biến động rất mạnh. Để chứng minh cho tính biến động của BTC chúng ta có thể xem xét qua 2 ví dụ dưới đây. Vào khoảng tháng 12/2017, BTC đã từng tăng mạnh, đạt đỉnh ở mốc 19.850 USD, sau đó giảm nhanh về mức 5.000 USD. Một trường hợp khác có thể được dùng để minh hoạ cho sự biến động của Bitcoin là vào tháng 11/2021, loại tài sản này đạt đỉnh mới tại 67.617 USD, nhưng chỉ 2 tháng sau giá của một BTC đã nhanh chóng giảm gần 50% về mốc quanh 30.000 USD.
Sư biến động mạnh của Bitcoin khiến nó trở thành một trong những loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Vì vậy, để trở thành một nhà đầu tư thành công trong thị trường crypto những nhà đầu tư cần nắm chắc những kiến thức cơ bản như: chu kỳ thị trường, phân tích kỹ thuật, ... Nếu không đầu tư vào Bitcoin dễ trở thành “con dao hai lưỡi” khiến cho các nhà đầu tư phải gánh chịu những khoản thua lỗ nặng.
Cá voi Bitcoin là những tay chơi nắm giữ một lượng Bitcoin khá lớn lên đến hàng trăm nghìn BTC. Những tay chơi này có thể là một triệu phú ẩn danh nào đó hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn trong thị trường crypto.
Vì nắm giữ số lượng Bitcoin quá lớn, nên khi cần mua bán Bitcoin các cá voi Bitcoin thường có những thoả thuận đặc biệt với những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ OTC để tránh khỏi tầm mắt của các nhà đầu tư cá nhân, cũng như hạn chế làm biến động giá Bitcoin nhất có thể.
Xem chi tiết: Cá voi Bitcoin là gì? Tìm hiểu về cách thao túng thị trường của "loài cá" trong thị trường Crypto
Trên đây tất cả các thông tin mà các bạn cần biết về Bitcoin, nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thị trường tiền mã hoá. Thông qua bài viết này Coincuatui đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về Bitcoin để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này không được xem là lời khuyên đầu tư. Coincuatui sẽ không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Nguồn: Coin68