Binance là một trong những sàn giao dịch hàng đầu trong thị trường crypto thời điểm hiện tại. Vậy sàn giao dịch này có những điểm mạnh gì mà vẫn giữ được vị thế trong suốt thời gian qua, hôm nay các bạn hãy cùng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Sàn giao dịch Binance là gì? Tìm hiểu về sàn giao dịch tiền mã hoá hàng đầu thế giới
Binance là sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất thế giới thời điểm hiện tại, được sáng lập tại Thượng Hải, Trung Quốc bởi Changpeng Zhao (CZ).
Binance đang hỗ trợ hơn 1376 cặp giao dịch khác nhau trên nền tảng giao dịch của mình. Ngoài ra, công nghệ của sàn Binance có khả năng xử lý 1.4 triệu giao dịch mỗi giây, giúp nó trở thành sàn giao dịch sở hữu khối lượng giao dịch và thanh khoản hàng đầu.
Binance đứng thứ 1 trong bảng xếp hạng sàn giao dịch tiền mã hoá của Coingecko dựa trên Trust Score với 10 điểm. Xét về khối lượng giao dịch trong vòng 24h, Binance cũng đang là sàn có khối lượng giao dịch cao nhất với 11.2 tỷ USD.
Bảng xếp hạng các sàn giao dịch tập trung - Nguồn: Coingecko (01/09/2023)
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sàn giao dịch Binance, các sản phẩm của Binance khác cũng nắm giữ những vị thế hàng đầu trong thị trường tiền mã hoá. Điển hình là BNB Smart Chain, nền tảng hợp đồng thông minh cho các dApp được phát triển bởi Binance, đang đứng top 3 về TVL so với các giải pháp blockchain khác.
So sánh TVL của BNB Smart Chain và các blockchain khác - Nguồn: DefiLlama (01/09/2023)
Sàn giao dịch Binance đã được tích hợp các giải pháp thanh toán nổi tiếng trên thế giới như Visa, Mastercard, ApplePay, GooglePay, với các giải pháp này nhà đầu tư có thể nhanh chóng mua các loại tiền mã hoá phổ biến như: BTC, ETH, BNB, XRP, BUSD, USDT. Ngoài ra, với hình thức P2P, Binance cũng đã tích hợp ví Momo, ví điện tử phổ biến nhất Việt Nam.
Với vai trò là một trong những sàn giao dịch hàng đầu thế giới, sàn giao dịch Binance luôn đảm bảo tính an toán, bảo mật, thân thiện với người dùng cùng nhiều tính năng nổi bật khác nhau:
An toàn và ổn định: Sàn Binance sử dụng hệ thống kiến trúc đa tầng mạnh mẽ.
Hỗ trợ đa thiết bị: Binance hỗ trợ nhiều trình duyệt web khác nhau, Android, iOS, HTML5, WeChat và nhiều nền tảng khác.
Hiệu suất cao: Binance có thể xử lý 1.4 triệu giao dịch mỗi giây.
Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Nền tảng giao dịch Binance hỗ trợ hơn 41 loại ngôn ngữ khác nhau như Trung Quốc, Anh, Nhật, Hàn, Nga, Tây Ban Nha, Việt Nam, ... Dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tiếp của Binance cũng hỗ trợ hơn 8 ngôn ngữ khác nhau trong đó có bao gồm tiếng Việt.
Hỗ trợ tiền tệ fiat: Với 51 loại tiền tệ fiat niêm yết như USD, GBP, EUR, RUB, CNY, VND,....
Tính thanh khoản cao: Với volume giao dịch mỗi ngày hơn 11.2 tỷ USD (theo Coingecko), Binance là sàn giao dịch có lượng thanh khoản cao nhất trong thị trường crypto.
Hỗ trợ nhiều Coin: Sàn Binance cho phép giao dịch nhiều loại tiền mã hoá khác nhau bao gồm Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Arbitrum (ARB), Optimism (OP), Polygon (MATIC), Binance coin (BNB), Solana (SOL), Avalanche (AVAX), ...
Đội ngũ phát triển mạnh: Binance được vận hành bởi CEO là Changpeng Zhao. Nhìn chung, đội ngũ phát triển của họ có kinh nghiệm sâu rộng về tài chính, tiền mã hoá và có kinh nghiệm làm việc ở Wall Street, cùng với nhiều thành tích vượt trội khác.
Đã có nhiều sản phẩm: Nền tảng Binance đã được triển khai trên 30 giao diện đã có sẵn. Nền tảng này hỗ trợ tất cả thiết bị và nhiều ngôn ngữ, cung cấp trải nghiệm tốt cho người dùng.
Spot: Nền tảng này hỗ trợ hơn 1376 cặp giao dịch, bao gồm hầu hết các loại tiền mã hoá phổ biến hiện tại như: BTC, ETH, BNB, SOL, TRON,... Người dùng sẽ được trải nghiệm hệ thống khớp lệnh có khả năng xử lý tới 1,4 triệu đặt lệnh mỗi giây.
Margin: Sản phẩm Margin của Binance cho phép người dùng sử dụng các khoản vay từ sàn để giao dịch. Điều này cho phép các nhà giao dịch sử dụng mức vốn lớn hơn trong tài khoản, chính vì vậy các tài khoản ký quỹ sẽ có vị thế giao dịch cao hơn các tài khoản thông thường. Các nhà đầu tư có thể nhận được lợi nhuận lớn hơn trên các giao dịch thành công, vì giao dịch ký quỹ sẽ làm tăng giá trị các giao dịch thông thường và đồng thời tạo nên rủi ro khi tài sản giảm giá dẫn đến thanh lý.
Futures: Sản phẩm Futures của Binance cho phép giao dịch hợp đồng tương lai với đòn bẩy lên tới 125x.
Earn: Với sản phẩm này, người dùng sẽ có thể gửi các loại crypto như BNB, USDT, BUSD và nhiều token khác vào sàn Binance để nhận lãi. Người dùng được lựa chọn 2 loại sản phẩm là linh hoạt hoặc cố định. Linh hoạt cho phép thu hồi tiền gửi bất kỳ lúc nào, trong khi đó Cố Định để có lợi nhuận cao hơn.
Staking: Binance cũng cho phép stake các loại crypto như USDT, BNB và DAI để kiếm thêm lợi nhuận.
Trading bot: đây là công cụ giao dịch tự động được phát triển bởi Binance. Công cụ này cho phép thực hiện các lệnh mua bán tiền mã hoá theo ý các nhà đầu tư một cách tự động.
Binance OTC: Binance OTC là sản phẩm dành riêng để phục vụ khách hàng cá nhân và tổ chức muốn thực hiện các lệnh với khối lượng giao dịch lớn.
Auto-Invest: Đây là chương trình đầu tư tự động sử dụng chiến lược trung bình giá được ra mắt vào năm 2021. Sản phẩm này hiện cho phép các nhà đầu tư mua 16 loại tiền mã hoá phổ biến.
Loan: Nền tảng cho vay của sàn giao dịch Binance.
Dual Investment: Dual Investment là một công cụ dành cho phương thức đầu tư tự động cho hai loại tài sản (thường được sử dụng bằng cặp tài sản – stablecoin) giúp người dùng có thể kiếm thêm lợi nhuận từ hai loại tài sản đó.
Binance Launchpad: Launchpad là bệ phóng giúp các dự án blockchain kêu gọi vốn đầu tư và tăng khả năng tiếp cận của các dự án tới khắp hệ sinh thái tiền mã hoá. Binance Launchpad không chỉ là nền tảng bán token với hơn 10 triệu người dùng trên sàn Binance, mà còn hỗ trợ cho các dự án ra mắt sản phẩm, các chiến lược marketing phù hợp.
Binance Launchpool: Launchpool là nền tảng cho phép người dùng stake các loại crypto để nhận được phần thưởng là token của một số dự án nhất định.
Giao dịch P2P: Tính năng P2P cho phép giao dịch trực tiếp giữa người dùng với người dùng hoặc với thương nhân mà Binance làm trung gian. Ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 1 năm 2020. P2P giúp các nhà đầu tư giao dịch coin đơn giản trực tiếp sử dụng tiền VND. Tính năng Binance P2P cho phép nhà giao dịch sở hữu BTC, ETH, USDT bằng VND ngay trên nền tảng Binance, sau đó chuyển từ tính năng P2P sang tính năng giao dịch giao ngay Spot, ký quỹ (Margin), hợp đồng (tương lai) để giao dịch mà không tốn phí và không qua các nền tảng trung gian.
Binance NFT Marketplace: Binance ra mắt Binance NFT Marketplace một nền tảng giao dịch và thị trường NFT hàng đầu thế giới. Binance NFT kỳ vọng sẽ thu hút các nghệ sĩ, nhà sáng tạo và người đam mê tiền mã hoá trên khắp thế giới vào hàng loạt triển lãm và bản cộng tác NFT hàng đầu, cùng tính thanh khoản tốt nhất ngành của Binance, với mức phí cực thấp.
Trong suốt quá trình phát triển của mình, sàn giao dịch Binance đã nhiều lần gặp phải những rắc rối pháp lý từ các chính phủ.
Vào tháng 3/2023, Ủy ban Giao dịch Tài sản Kỳ hạn Mỹ (CFTC) đã đâm đơn kiện sàn Binance cùng CEO Changpeng Zhao với cáo buộc vi phạm quy định giao dịch phái sinh. Đơn kiện của CFTC bao gồm nhiều đoạn tin nhắn nội bộ của Binance, theo đó cho thấy rõ việc sàn đã xử lý cho các giao dịch của tổ chức bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố như phong trào Hồi giáo Hamas, cũng như xử lý giao dịch cho người dùng đến những nền tảng bị cấm như chợ đen online Hydra. Binance còn được cho là không áp dụng nghiêm ngặt chính sách ngăn không cho người dùng Mỹ giao dịch trên sàn khi không thể chặn được hình thức sử dụng VPN để truy cập Binance.com. Sàn bị cáo buộc là chủ động thông báo trước cho những người dùng VIP về việc tiền của họ có thể bị giới chức nhắm đến để những người dùng này có thời gian rút tài sản đi.
Tháng 6/2023, Binance và CEO Changpeng Zhao tiếp tục bị Uỷ bán chứng khoán Mỹ (SEC) khởi kiện với cáo buộc vi phạm luật chứng khoán. Các cáo buộc của SEC bao gồm:
Binance ví phạm quy định chứng khoán khi chào bán BNB và BUSD; cung cấp dịch vụ Earn và staking BNB Vault.
BAM Trading (công ty con của Binance tại Mỹ) vi phạm quy định chứng khoán khi cung cấp dịch vụ staking.
Binance đã không đăng ký làm nhà giao dịch, đơn vị thanh toán bù trừ và nhà môi giới chứng khoán lên SEC.
Binance.US đã không đăng ký làm nhà giao dịch, đơn vị thanh toán bù trừ và nhà môi giới chứng khoán lên SEC.
CEO Changpeng Zhao vi phạm quy định chứng khoán với tư cách là người đứng đầu Binance, BAM Trading và Binance.US.
Binance trộn lẫn tiền của người dùng để giao dịch thông qua các công ty Merit Peak và Sigma Chain được cho là thuộc sở hữu của ông Zhao mà không thông báo cho khách hàng.
Trong tháng 6 vừa qua, sàn giao dịch này cũng đã gặp phải rắc rối pháp lý tại một số nước Châu Âu như Bỉ, Pháp. Cơ quan Dịch vụ và Thị trường Tài chính Vương quốc Bỉ (FMSA) đã yêu cầu sàn Binance dừng tất cả dịch vụ giao dịch tiền mã hóa, với hiệu lực ngay lập tức. Cùng thời điểm đó, Cơ quan chức năng tại Pháp cũng đã thực hiện các cuộc điều tra nhắm đến sàn giao dịch này với các cáo buộc rửa tiền và cung cấp dịch vụ tài sản kỹ thuật số bất hợp pháp.
Bước 1: Truy cập vào đây
Bước 2: Chọn “Đăng ký bằng Email hoặc Điện thoại”.
Bước 3: Nhập Email hoặc Số điện thoại mà bạn muốn sử dụng để đăng ký tài khoản -> Chọn “Tiếp theo”.
Bước 4: Nhập mã xác minh -> Chọn “Gửi”.
Bước 5: Nhập mật khẩu -> Chọn “Tiếp theo”.
Bước 1: Chọn biểu tượng như hình dưới -> Chọn “Bảo mật”.
Bước 2: Ở phần “Ứng dụng xác thực” -> Chọn “Quản lý”.
Bước 3: Chọn “Kích hoạt”.
Bước 4: Nhập mã xác minh Email -> Chọn “Gửi”.
Bước 5: Dùng ứng dụng “Google Authenticator” hoặc “Twilio Authy” để quét mã QR code như hình dưới -> Chọn “Tiếp theo”.
Bước 6: Nhập mã 2FA từ ứng dụng vào khung bên dưới -> Chọn “Gửi” để hoàn thành.
Bước 1: Chọn “Xác minh”.
Bước 2: Chọn “Đã được xác minh”.
Bước 3: Chọn “Tiếp tục”.
Bước 4: Nhập các thông tin cá nhân (Quốc tịch, Tên đầy đủ, Ngày tháng năm sinh) -> Chọn “Tiếp tục”.
Bước 5: Nhập địa chỉ cư trú (Địa chỉ đầy đủ, Mã bưu điện, Thành phố).
Bước 6: Chọn một trong 3 loại giấy tờ để xác thực danh tính (Căn cước công dân/ Chứng minh thư, Bằng lái, Hộ chiếu) -> Chọn “Tiếp tục” để upload hình ảnh và hoàn thành.
Bước 1: Chọn “Nạp”.
Bước 2: Chọn “Nạp tiền mã hoá”.
Bước 3: Chọn thông tin về về token mà bạn muốn nạp (Loại coin, Mạng lưới) để lấy địa chỉ ví.
Bước 4: Gửi tiền vào địa chỉ ví mà sàn cung cấp.
Bước 1: Chọn “Ví” -> Chọn “Fiat và Spot”.
Bước 2: Chọn “Rút”.
Bước 3: Nhập các thông tin cần thiết (Loại coin cần rút, Địa chí ví rút, Mạng lưới, Số tiền rút) -> Chọn “Rút” và nhập mã 2FA để hoàn thành.
Bước 1: Chọn “Giao dịch” -> Chọn “Spot”.
Bước 2: Chọn loại token mà bạn muốn giao dịch, sau đó đặt lệnh.
Bước 1: Chọn “Giao dịch” -> Chọn “Margin”.
Bước 2: Chọn loại token mà bạn muốn giao dịch, sau đó đặt lệnh.
Bước 1: Chọn “Giao dịch” -> Chọn “P2P”.
Bước 2: Chọn “Mua” -> Nhập số VND mà bạn muốn dùng để mua crypto -> Chọn người giao dịch.
Bước 3: Nhập số VND mà bạn muốn dùng để mua crypto -> Chọn “Mua”.
Bước 4: Chuyển tiền cho người bán, chờ người bán chuyển tiền mã hoá và xác thực giao dịch để hoàn thành.
Bước 1: Chọn “Giao dịch” -> Chọn “P2P”.
Bước 2: Chọn “Mua” -> Nhập số lượng crypto cần bán -> Chọn người giao dịch.
Bước 3: Nhập số lượng USDT mà bạn muốn bán -> Chọn “Bán”.
Bước 4: Chờ người mua chuyển tiền và xác thực giao dịch.
Bước 1: Chọn “Tài chính” -> Chọn “Earn”.
Bước 2: Chọn loại token mà bạn muốn gửi tiết kiệm -> Chọn “Đăng ký”.
Bước 3: Nhập số tiền mà bạn muốn gửi tiết kiệm và một số thông tin liên quan -> Chọn “Xác nhận”.
Binance là một trong những sàn giao dịch uy tín nhất trên thị trường crypto với 10 điểm Trust Score đạt được trên bảng đánh giá các sàn giao dịch của Coingecko.
Kể từ khi ra mắt nhà đầu tư vào năm 2017, sàn giao dịch Binance đã 1 lần bị hack vào năm 2019, với thiệt hại hơn 7.000 BTC (40 triệu USD).
Binance sau đó đã bồi thường đầy đủ cho khách hàng và thiết lập quỹ bảo hiểm trị giá 1 tỷ USD để đề phòng các sự cố tiềm tàng trong tương lai.
Hiện tại, ứng dụng của sàn giao dịch Binance đã có mặt trên cả 2 nền tảng di động phổ biến nhất là iOS và Android.
Khi tạo tài khoản mới, Binance sẽ cho phép các tài khoản chưa xác thực rút số tiền tương đương 2000 USD trong vòng 24h. Sau 24h, người dùng bắt buộc phải KYC để được rút tiền trong tài khoản.
Khi tài khoản giao dịch gặp vấn đề các bạn chỉ cần bấm vào biểu tượng ở góc dưới bên phải và làm theo hướng dẫn để được đội ngũ Binance hỗ trợ.
Các bạn có thể tham khảo phí giao dịch của sàn Binance tại đây.
BNB là coin sàn của Binance. Người dùng có thể sử dụng BNB để thanh toán phí giao dịch trên sàn Binance. Khi sử dụng BNB thay vì các loại tài sản khác, người dùng sẽ được giảm phí giao dịch.
Ngoài ra, BNB còn được sử dụng làm native token của các blockchain từ Binance như BNB Smart Chain, opBNB.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2017 đến nay, Binance đã từng bước vươn mình trở thành gã khổng lồ trong thị trường tiền mã hoá. Thông qua bài viết này, Coincuatui hy vọng rằng các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về sàn giao dịch Binance. Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết sau.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất cung cấp kiến thức. Coincuatui sẽ không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Nguồn: Coin68