Sự chồng chéo quyền hạn của CFTC và SEC theo đạo luật FIT21 có thể gây ra rào cản trong vấn đề tuân thủ, tạo ra sự chia rẽ trong thị trường tiền mã hoá và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lâu dài của crypto tại Hoa Kỳ.
Những bất cập chưa được giải quyết của dự luật quản lý tiền mã hoá FIT21 . Ảnh: Protos
Như Coincuatui đưa tin, dự luật quản lý tiền mã hoá FIT21 đã được Hạ viện Mỹ thông qua vào ngày 23/05 với kỳ vọng mang lại sự rõ ràng cần thiết cho thị trường tiền mã hoá tại Hoa Kỳ.
Dự luật này bắt nguồn từ những tranh cãi về việc áp dụng luật chứng khoán đối với các loại tiền mã hoá lâu dài khi theo Chủ tịch SEC Gary Gensler, chỉ có Bitcoin mới không phải là chứng khoán. Tuy nhiên, vào ngày 24/05, ETF Ethereum spot chính thức được SEC thông qua với tuyên bố đây là các sản phẩm quỹ dựa trên "tài sản có tính chất hàng hóa" làm gián tiếp bác bỏ lập luận "chứng khoán" đối với ETH mà đã được ủy ban đe dọa trong những tháng qua.
Đối với SEC, một token được coi chứng khoán thường dựa trên việc liệu dự án blockchain liên quan đến token có tính phi tập trung để không phải là hợp đồng đầu tư “chứng khoán” theo định nghĩa của The Howey Test hay không.
Tuy nhiên, FIT21 lại chứa đựng nhiều bất cập khi xét dưới góc độ cấu trúc thị trường và có thể gây ra những hậu quả không mong muốn nếu không được giải quyết triệt để trong quá trình xem xét tại Thượng viện Mỹ.
Một trong những vấn đề lớn nhất của FIT21 là việc phân loại 2 dạng tiền mã hóa là “tài sản kỹ thuật số bị giới hạn” (restricted digital asset) và “hàng hóa kỹ thuật số” (digital commodity) lần lượt nằm dưới quyền giám sát của Ủy ban Chứng khoán (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC).
Theo ngôn ngữ của dự luật, một dự án tiền mã hóa sẽ được đánh giá xem là đã đạt đến trạng thái "mạng lưới phi tập trung" (decentralized network) hay chưa ở thời điểm phát hành token (TGE), nếu đã đạt được thì token của dự án sẽ được xem là "hàng hóa kỹ thuật số" và thuộc thẩm quyền của CFTC.
Tính phí tập trung sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí là quyền kiểm soát, quyền sở hữu và bỏ phiếu quản trị, khả năng sửa đổi mã nguồn giao thức, không được quảng bá dự án làm khoản đầu tư, quy định về phân bổ tài sản.
Short thread on the most important aspect of the FIT 21 bill - the five prong decentralization test to determine whether or not an asset is a digital commodity.
— jasperthefriendlyghost.eth (@drjasper_eth) May 23, 2024
Expect all protocols with goals of decentralizing to be paying very close attention to this test.
Bill text below 👇 pic.twitter.com/RR86MPff4R
Tuy nhiên, nếu tại lúc TGE mà dự án chưa đạt đến độ phi tập trung cần thiết thì sẽ bị xem chỉ là một "mạng lưới chức năng" (functional network), token của dự án thì bị gọi là tài sản kỹ thuật bị giới hạn và sẽ thuộc thẩm quyền của SEC. Nếu trong tương lai dự án đạt đến mức độ phi tập trung cần thiết thì sẽ được chuyển tiếp sang giai đoạn mạng lưới phi tập trung, token trở thành hàng hóa kỹ thuật số, thẩm quyền cũng chuyển từ SEC sang CFTC.
Chưa dừng lại ở đó, FIT21 còn chia những người nắm giữ token làm 2 nhóm, gồm:
- "Người tham gia bị giới hạn" (restricted market participants): tổ chức phát hành tài sản số, nắm giữ trên 5% tổng cung tài sản số, nhà đầu tư nắm giữ cổ phần trong tổ chức phát hành tài sản số; và
- "Người tham gia không bị giới hạn" (non-restricted market participants): người nhận được tài sản số qua airdrop hoặc người mua tài sản số trên các sàn giao dịch.
Cách FIT21 cho phép giao dịch 1 token trên 2 thị trường song song. Nguồn: CoinDesk
Như vậy, có thể thấy FIT21 cho phép giao dịch 1 loại token trên 2 thị trường riêng biệt dành cho “tài sản kỹ thuật số bị hạn chế” và “hàng hóa kỹ thuật số” trong cùng 1 khoảng thời gian.
Cũng không loại trừ khả năng các token sẽ cần chỉnh sửa về công nghệ nhằm giúp người mua nhận diện được loại tài sản họ mua, đáp ứng yêu cầu thị trường. Từ đó sẽ tạo ra một thị trường crypto riêng biệt chỉ “dành cho người Mỹ”, khác biệt hoàn toàn với thị trường tiền mã hoá toàn cầu.
FIT21 còn có thể dẫn đến những hệ lụy như:
Lỗ hổng pháp lý: Áp dụng các hạn chế đối với token có thể tạo ra lỗ hổng pháp lý, khiến cho các tài sản này dễ dàng bị lách luật.
Cấu trúc thị trường kém: Thị trường CFTC chủ yếu là token airdrop, gây ra sự mất cân đối và tăng biến động giá cả.
Lợi dụng bởi các “cá voi": Tận dụng giá cả không đồng nhất giữa hai thị trường để dễ dàng thao túng giá, gây biến động thị trường.
Thị trường dành cho nhà đầu tư phổ thông có thể không phản ánh đúng giá trị cơ bản: Người dùng cuối sẽ là người cuối cùng nhận được thanh khoản từ các tổ chức.
FIT21 là một bước quan trọng hướng tới việc giải quyết các thách thức quy định dành cho tiền mã hoá. Tuy nhiện, cấu trúc thị trường được đề xuất hiện tại có thể gây ra hậu quả không mong muốn. Dự luật cũng nhận về những ý kiến trái chiều và sự phản đối từ chính quyền Biden lẫn chủ tịch SEC Gensler.
Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và sự ổn định của thị trường tiền mã hoá, các nhà lập pháp cần điều chỉnh dự thảo luật trong FIT21 để tạo ra một hệ thống quản lý thống nhất, minh bạch cho các loại token nhưng không được xem là chứng khoán.
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68