Tiêu điểm những ngày gần đây chính là sự kiện The Merge của Ethereum. Chắc hẳn không cần nói quá nhiều về tầm quan trọng của sự kiện này đối với sự phát triển của Ethereum. Các bạn có thể tìm đọc lại những bài viết liên quan tại đây.
Dẫu quan trọng và được kỳ vọng là thế, nhưng giá ETH sau The Merge lại bắt đầu giảm mạnh. Những cây nến đỏ “đi vào lòng đất”, đẩy giá ETH từ mức 1.790 USD thời điểm trước The Merge xuống chỉ còn 1.300 USD.
Tại sao với một sự kiện bullish như The Merge, với một dự án được đánh giá tốt như Ethereum, mà giá ETH lại giảm liên tục?
Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu một số lý do có thể giải thích cho sự việc này nhé!
Chúng ta đều phải đồng ý rằng thị trường crypto đã bước vào “mùa đông” từ đầu 2022. Đồng coin dẫn dắt toàn bộ thị trường là Bitcoin đã giảm hơn 70% từ mức đỉnh 69.000 USD. Thậm chí sáng nay BTC lao dốc về 19.300 USD, tiếp tục nhấn chìm thị trường trong “biển lửa”.
Một khi đã ở trong giai đoạn downtrend dài hạn, thì những cú tăng trưởng vì lý do gì đi nữa cũng chỉ là trong ngắn hạn.
ETH cũng không là ngoại lệ. Niềm phấn khích xoay quanh The Merge đã đẩy giá ETH lên gần 1.800 USD – chúng ta có thể xem đó là một đợt tăng trưởng ngắn hạn rồi. Thế nên sau The Merge, khi “động lực” tăng trưởng không cần, giá ETH bắt đầu đi xuống theo chiều hướng chung của thị trường.
Ngoài ra, tình hình kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm 2022 không quá khả quan. Các bạn có thể đọc lại phần phân tích Fed điều chỉnh lãi suất trong các bài viết trước của Coincuatui. Yếu tố vĩ mô tác động lên toàn ngành tiền mã hóa, chứ không chỉ riêng Ethereum, nên khi crypto phản ứng với các yếu tố này, giá ETH cũng vì thế mà tuột dốc.
Đầu tháng 9 Coincuatui đã đưa tin thợ đào tăng cường tích lũy ETH chờ The Merge, với kỳ vọng giá ETH tăng. Do đó rõ ràng sau The Merge và cũng một phần vì thợ đào PoS phải chuyển sang đào các đồng coin khác, nên việc họ bán ra ETH là điều không thể tránh khỏi.
Tâm lý mua và hold ETH để “chờ gì đó” đã góp phần đẩy giá ETH tăng trưởng trước The Merge. Nên khi động lực đón airdrop đã hết thì cũng đến lúc những người đó bán ra ETH.
Ngoài nhóm người mua và hold ETH thì cũng có những người “mạnh tay” hơn, đổ xô đi vay ETH trên các nền tảng lending. Dù chiến lược đó có lãi hay không thì sau The Merge, họ cũng buộc phải hoàn trả khoản vay. Những hành động đó đều góp phần đẩy giá ETH xuống.
Chắc hẳn cũng không cần giải thích gì nhiều về chiến lược “Buy the rumors, sell the news” trong thị trường tiền mã hóa. Dĩ nhiên không có chiến lược nào là đúng tuyệt đối, tuy nhiên sự kiện The Merge đã chứng minh đây là cách giao dịch ngắn hạn khá hiệu quả.
Ngoài ra nếu thường xuyên theo dõi tin tức, bạn cũng đã biết nhà đầu tư tổ chức “tích cực” long ETH trước thềm The Merge. Nên sau khi The Merge kết thúc, động lực “long” không còn thì đa số sẽ chọn bán ra ETH.
Trên thực tế, đa phần các nhà phân tích đều dự báo giá ETH sẽ giảm sau The Merge vì những lý do trên. Nên dự đoán đó trở thành hiện thực cũng là điều không quá bất ngờ.
“Bị phân loại là chứng khoán” vẫn là thanh đao nguy cơ trên đầu Ethereum. Mô hình staking của ETH sau The Merge đối diện nguy cơ gây khó dễ từ SEC.
Dĩ nhiên đây chỉ là nhận định từ phía cá nhân của ông Gary Gensler chứ không phải là phán quyết cuối cùng từ SEC. Tuy nhiên, niềm lo lắng này vẫn dễ đẩy nhà đầu tư rơi vào hoảng loạn và bán xả ETH.
Cơn hype xung quanh The Merge đã dần lắng lại. Giá ETH nếu có tăng thì cũng đã tăng rồi. Do đó, đây mới là lúc giá ETH trở về với mức vốn có – khi xét trong tương quan với tình hình thị trường hiện tại.
Hồi tháng 6/2022 khi BTC lần đầu tiên sau 18 tháng mất ngưỡng 20.000 USD, giao dịch quanh 19.000 USD thì giá ETH thậm chí đã có lúc về “đầu 3 chữ số”. Tác giả không có ý nói 999 USD mới là mức giá thực tế của ETH, nhưng nhìn lại lần này ETH đang giao dịch cao hơn tương quan khi đó, trong khi BTC vẫn loanh quanh mốc 18-19.000 USD.
Với tất cả những lý do kể trên, việc ETH dump sau The Merge là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là khi anh cả đầu tàu BTC vẫn chỉ quanh quẩn 19.000 USD và chưa hề có dấu hiệu tăng trưởng.
Bên cạnh đó, những cây nến xanh đỏ trên sàn giao dịch cũng chỉ là một phần trong thị trường crypto. Ethereum vẫn là dự án hàng đầu, sự kiện Hợp Nhất mang lại những thay đổi tích cực đối với toàn dự án.
Việc bullish Ethereum trong dài hạn không có nghĩa là chúng ta phải “long” ETH liên tục trên chart giá.
Cuối cùng, bạn nên xác định rõ mình là nhà đầu tư hay trader, theo khung thời gian nào để có chiến lược đầu tư và giao dịch hợp lý. Đừng muốn làm trader giao dịch ngắn hạn nhưng rồi buộc phải chuyển qua làm holder dài hạn vì đã lỡ… “đu đỉnh”.
Jane
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68