Các loại tiền mã hóa hoặc các tổ chức trung gian cho phép người dùng “stake” coins của họ có thể vượt qua bài kiểm tra Howey (Howey test) để trở thành chứng khoán, theo nhận định của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) Gary Gensler.
Mô hình staking của ETH sau The Merge đối diện nguy cơ gây khó dễ từ SEC
Cụ thể, ông Gensler cho rằng hình thức staking cũng là một dạng đầu tư và kì vọng lợi nhuận sẽ được sinh ra nhờ vào nỗ lực của người khác (yếu tố số 3 và số 4 trong bài kiểm tra Howey). Phát biểu này được ông đưa ra sau một phiên điều trần tại Quốc hội và Gensler cũng nhấn mạnh thêm rằng ông không có ý ám chỉ riêng tới bất kì loại tiền mã hóa nào.
Dịch vụ staking cung cấp bởi một bên thứ ba cũng giống như mô hình cho vay vậy, theo ông Gensler. Trong một năm vừa qua, SEC đã liên tục ra lệnh cho các tổ chức cung cấp dịch vụ cho vay tiền mã hóa phải có đăng kí với cơ quan này và vào tháng Hai năm nay, nền tảng cho vay BlockFi cũng đã bị phạt 100 triệu đô la Mỹ khi không hoàn thành nghĩa vụ này.
…mà đó còn là cuộc đua của các cơ quan có thẩm quyền ở Mỹ nhằm áp đặt quyền pháp lý của mình lên thị trường tiền mã hóa, theo Wall Street Journal.
Việc quản lý tiền mã hóa đang nằm trong vùng xám giữa phạm vi xử lý của Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC). Hồi đầu tháng Tám năm nay, việc hai sàn giao dịch tiền mã hóa lớn là Coinbase và FTX được giao về quản lý chủ yếu bởi CFTC (nhưng vẫn có sự tham gia của SEC) đã cho thấy rằng những loại tiền mã hóa như Bitcoin và Ethereum mang những đặc điểm giống như hàng hóa hơn là chứng khoán.
Tuy nhiên, xét về mặt quyền lợi của người tiêu dùng, CFTC vẫn còn đang thiếu nguồn lực và kinh nghiệm để theo dõi và quản lý các nhà đầu tư trong thị trường tiền mã hóa. Nhân lực của CFTC chỉ bằng một phần của SEC và những thị trường họ đang quản lý có sự tham gia chủ yếu của những nhà đầu tư tổ chức như các công ty, quỹ phòng hộ, hay ngân hàng chứ không phải là các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang “cố gắng tiết kiệm cho tuổi hưu”. Tuy vậy, theo Rostin Behnam, Chủ tịch CFTC, cơ quan này sẽ không tương tác trực tiếp với các nhà đầu tư nhỏ lẻ mà sẽ làm việc với Hiệp hội Giao dịch Tương lai Mỹ và các nhà lãnh đạo của các bang để đảm bảo rằng các công ty và các nhà đầu tư này sẽ luôn tuân thủ luật lệ đã được đề ra.
112 triệu đô la Mỹ là khoản tiền mà CFTC sẽ cần trong 3 năm đầu tiên quản lý thị trường tiền mã hóa nhằm phục vụ cho việc xây dựng luật lệ, tuyển dụng, đào tạo nhân sự và một số mục đích khác, theo ông Behnam. Ông cũng nói thêm rằng số tiền này sẽ được thu từ các công ty tiền mã hóa như một dạng phí người dùng (user fee).
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68