Dù hiện nay đã có rất nhiều công cụ phân tích on-chain trực quan để giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về “ngôn ngữ” của blockchain, thì Etherscan vẫn luôn giữ vị trí hàng đầu khi chúng ta cần check thông tin on-chain.
Tuy vậy, blockchain nói chung và Etherscan nói riêng tương đối khó hiểu đối với người mới tham gia thị trường, với nhiều thuật ngữ mới cùng các thông số rắc rối. Hiểu được điều đó, Coincuatui có bài viết hướng dẫn “đọc vị” Etherscan đơn giản nhất dành cho người mới bắt đầu.
“Đọc vị” Etherscan cho người mới bắt đầu
Etherscan là một Block Explorer giúp người dùng có thể tìm kiếm, quan sát được những thông tin được lưu trữ trên blockchain Ethereum.
Một trong những ưu điểm của blockchain là tính minh bạch, công khai và điều đó được thể hiện qua Block Explorer: ai cũng có thể kiểm tra, xem xét các thông số, dữ liệu trên blockchain mà không cần được bên nào “cấp phép”.
Dĩ nhiên, Etherscan không phải là công cụ Block Explorer duy nhất mà còn có BSCscan cho blockchain BNB, Tronscan cho TRON,…
Vì tính minh bạch của blockchain nên ví nào nắm giữ những token nào, số lượng bao nhiêu token,… đều được công khai. Vì vậy, chúng ta dễ dàng xem những ví nào đang nắm giữ lượng token A nhiều nhất. Từ đó có cái nhìn bao quát về những con “cá voi” đang sở hữu token A.
Khi kết hợp cùng công cụ thông báo khi địa chỉ ví có lệnh giao dịch nào đó, thì bạn sẽ dễ dàng theo dõi hành động của các ví cá voi này, từ đó xem ví đó đang mua thêm hay bán xả token,…
Đầu tiên ở giao diện trang chủ, bạn paste địa chỉ hợp đồng (token contract) của token A. Địa chỉ hợp đồng này nên copy trực tiếp từ Coingecko để đảm bảo chính xác nhất. Khi trang token mở ra, bạn bấm vào tab “Holders”.
Top các ví đang nắm giữ token UNI nhiều nhất
Như ví dụ trên thì trong số các ví đang nắm giữ token UNI nhiều nhất, có 2 ví ở vị trí thứ 4 và 5 là ví cá nhân (hoặc sàn) đang giữ 2,5% và 1,8% tổng cung UNI.
Còn các vị trí 1, 2, 3, 7 có icon hình quyển sách ở đầu thì đó là hợp đồng (contract) chứ không phải địa chỉ ví. Điều này cho thấy phần lớn token UNI hiện đang nằm trong các hợp đồng thông minh (smart contract) có chức năng như quỹ tiền của dự án, lock token và phân phối token.
Đây có lẽ là tính năng ít người biết đến nhất. Thường thì khi mint NFT bạn sẽ truy cập vào trang web của dự án, thực hiện các bước kết nối ví >> mint như trang web hiển thị.
Nhưng đã có rất nhiều dự án bị “sập web” khi mở mint NFT như vậy, vì lượng người truy cập quá đông. Vậy nếu chẳng may bạn rơi vào trường hợp đó thì sao? Chờ trang web hoạt động trở lại thì số NFT đã được mint hết rồi!
Để không bị “lỡ kèo” như vậy lần nữa, hãy thử dùng tính năng mint của Etherscan nhé!
1. Tìm địa chỉ hợp đồng của dự án NFT bạn muốn mint. Tốt nhất là nên lấy trực tiếp từ trang web hoặc Discord của dự án để đảm bảo nhé. Sau đó paste địa chỉ vào Etherscan;
2. Khi trang thông tin của hợp đồng hiện ra, bạn chọn tab “Contract” và chọn mục “Write Contract” (xem thêm hình minh họa bên dưới);
3. Chọn “Connect to Web3” để kết nối ví như Metamask;
4. Mint NFT nếu hợp đồng cho phép mint – nghĩa là dự án đang trong thời gian cho người dùng mint NFT. Nếu dự án đã đóng mint, bạn sẽ không thể mint được nữa.
Mint NFT trực tiếp trên Etherscan
5. Điền các thông số mint như giá mint, số lượng NFT muốn mint;
6. Chọn “Write”. Nếu giao dịch được confirm thì bạn đã mint được NFT rồi đó.
Tương tư như cách trên, bạn cũng có thể tương tác với các giao thức DeFi thông qua Etherscan. Nói một cách dễ hiểu thì các AMM hay DEX hay lending đang hoạt động dựa trên hợp đồng thông minh.
Do đó, khi bạn sử dụng trang web của dự án như Compound, Tornado Cash,… để nạp, rút hay swap token thì nghĩa là bạn đang tương tác với hợp đồng thông minh đó.
Như vậy, một khi smart contract vẫn còn đó thì dù trang web không truy cập được, bạn vẫn có thể tương tác như bình thường thông qua Etherscan.
1. Bạn cũng paste địa chỉ hợp đồng vào Etherscan như bước trên;
2. Chọn “Contract” >> “Write Contract”;
3. Kết nối ví;
4. Chọn hành động như Nạp hoặc Rút tiền. Bước này phụ thuộc vào hợp đồng bạn đang tương tác. Nếu hợp đồng đó cho phép nạp, rút tiền hay swap thì sẽ được hiển thị lên để bạn lựa chọn.
Tương tác trực tiếp với giao thức DeFi
Tip này dù đa số mọi người đã biết nhưng vẫn hữu dụng với người mới. Để check một hợp đồng xem có phải là hợp đồng đã được xác minh hay không, có phải scam không,.. thì bạn có thể xem dấu tick xanh ngay chữ “Contract” như hình dưới đây.
Hợp đồng có dấu tick xanh ngay cạnh “Contract” nghĩa là hợp đồng này đã được Etherscan xác minh
Nếu hợp đồng nào không có dấu tick này thì bạn nên lưu ý cẩn thận nhé!
Ngoài ra bạn có thể truy cập các kênh thông tin “chính chủ” của dự án bằng cách bấm trực tiếp từ Etherscan để tránh bị dính scam.
Coincuatui đã có bài viết hướng dẫn chi tiết về cách đọc các giao dịch blockchain thường gặp trong bài viết: Giải ngố về Etherscan – “Biết” để không còn “sợ”.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68