Avalanche sẽ phát triển như thế nào trong năm 2022? Subnet sẽ đóng vai trò gì trong mạng lưới này? Cùng Coincuatui tìm hiểu về Subnet – một trong những yếu tố dự đoán thúc đẩy giá AVAX trong thời gian tới nhé!
Một trong những vấn đề của blockchain hiện tại chính là scalability – khả năng mở rộng. Khi đạt đến một mức độ phát triển nhất định, mỗi blockchain sẽ cần giải quyết khả năng mở rộng để đáp ứng được nhu cầu phát triển của dự án, nhu cầu sử dụng của người dùng mà vẫn phải đảm bảo được tính bảo mật, sự an toàn của chuỗi khối và sự phi tập trung.
Để không hy sinh tính phi tập trung, có 2 cách để mở rộng blockchain: theo chiều dọc (Vertical scaling) và theo chiều ngang (Horizontal scaling).
Mở rộng theo chiều dọc có ưu điểm là thực hiện đơn giản hơn (mỗi blockchain đều có thể tự thực hiện), không phụ thuộc vào giải pháp bên thứ 3, tuy nhiên nhược điểm là sẽ có ngưỡng giới hạn khi sự mở rộng đạt đến một mức độ nào đó.
Đối với phương pháp này, thay vì tự mở rộng blockchain đơn lẻ, người ta sẽ tạo ra thêm nhiều blockchain song song. Ví dụ: blockchain A đang xử lý 1000 giao dịch/giây, để mở rộng theo chiều ngang, người ta sẽ nhân blockchain A lên 3 lần, khi đó xử lý được 3000 giao dịch/giây. Ưu điểm là việc mở rộng sẽ không bị giới hạn. Nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi mỗi blockchain cần có sự độc lập, hoàn chỉnh để vận hành ổn định, đồng thời cần có các bridge để đảm bảo cầu nối tương tác giữa các chuỗi.
Subnet (đầy đủ là subnetwork) của Avalanche hoạt động theo mô hình mở rộng Horizontal Scaling.
Để tìm hiểu kỹ hơn về Avalanche, mời các bạn đọc qua bài viết: Kyros Kompass #6: Avalanche qua Infographic
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu sơ bộ về Avalanche. Avalanche là một blockchain platform được xây dựng dựa trên 3 chuỗi là C-Chain, P-Chain và X-Chain, trong đó mỗi chuỗi sẽ đảm nhiệm một vai trò nhất định:
Subnet là một mạng con tồn tại trong Primary Network của Avalanche, gồm các validator hoạt động theo cơ chế đồng thuận chung để xác thực cho một tập hợp blockchain. Hiểu một cách đơn giản, 1 mạng con có thể xác thực cho nhiều blockchain, ngược lại, 1 blockchain chắc chắn đảm bảo được xác thực bởi 1 mạng con (subnet). Các validator có thể tham gia vào nhiều mạng con khác nhau.
Để xác định các quy tắc xử lý các giao dịch. Ví dụ điển hình nhất là máy ảo EVM của Ethereum. Điều đặc biệt là một subnet của Avalanche không chỉ hỗ trợ EVM mà còn có thể cho phép khởi chạy mạng Bitcoin, UTXO của Cardano hay ngôn ngữ của Solana… Đây chính là điều tuyệt vời của subnet. Có thể trong tương lai EVM vẫn là mô hình máy ảo thống trị, hoặc có thể là một mô hình nào đó khác. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì khác biệt nếu nó vẫn được khởi chạy trên subnet của Avalanche.
Tập hợp những người tham gia xử lý giao dịch. Các validator sẽ tham gia vào việc tạo ra sự đồng thuận (consensus) và góp phần duy trì, quản lý để subnet hoạt động hiệu quả. Subnet có thể đặt ra những yêu cầu cụ thể cho các validator của mình, ví dụ: phải ở tại một số quốc gia nhất định, phải được KYC, có những giấy phép nhất định nào đó.
Bằng cách điều chỉnh bộ xác thực và các yêu cầu đối với validator, subnet có thể xác định khả năng truy cập, hiển thị của chính mình. Hiểu một cách đơn giản hơn, nếu muốn, một subnet có thể public như Ethereum, tức tất cả mọi người đều truy cập, kiểm tra trạng thái giao dịch được; ngược lại nếu muốn thì có thể private cho một nhóm người nhất định.
Ví dụ:
Chính phủ Mỹ muốn tạo ra một subnet cho đồng USD. Khi đó, họ có thể sử dụng Avalanche để xây dựng một chuỗi công khai trên toàn quốc với những công dân của họ, còn trình xác thực thì sẽ do một số cơ quan nhất định đảm nhiệm.
Ở phạm vi nhỏ hơn, một ngân hàng có thể xây dựng blockchain để phục vụ cho hoạt động của mình. Các nhân viên có thể nhận được quyền truy cập vào mạng lưới để kiểm tra giao dịch, khoản vay, điểm tín dụng… Khi đó, validator có thể là ban kiểm soát của ngân hàng.
Chỉ qua 2 ví dụ trên, anh em có thể mường tượng ra subnet có thể là một điều gì đó khác biệt và làm thay đổi crypto.
Vậy, đến đây chúng ta đặt ra câu hỏi:
Tại sao các công ty, chính phủ hay các Layer 1 khác không tự xây dựng blockchain của họ mà phải sử dụng subnet?
Chúng ta cần hiểu rằng subnet này không đơn thuần là một mạng con, mà nó sẽ được kế thừa toàn bộ các ưu điểm của Avalanche:
Ngày 08/03/2022, Avalanche Foundation đã ra mắt gói khuyến khích Avalanche Multiverse, một chương trình có giá trị lên đến 290 triệu USD (tương đương với 4 triệu AVAX) để tập trung vào việc tăng tốc áp dụng, phát triển subnet. Ban đầu, chương trình này sẽ tập trung vào các hệ sinh thái mới, DeFi, NFT…
Những cá nhân, tổ chức muốn tham gia vào subnet thì trước hết phải là thanh viên của Primary Network (mạng chính Avax), tức phải staking một số lượng AVAX nhất định. Theo quy định hiện tại, mỗi thành viên cần 2.000 AVAX staking. Anh em có thể tường tượng khi subnet có hơn 100 validator, tổng số AVAX được staking sẽ nhiều đến mức nào?
Khi subnet phát triển thì sẽ cần nhiều AVAX hơn để các validator staking quản lý mạng => nhu cầu mua và khóa AVAX trong thời gian dài tăng lên => bull case cho AVAX.
Và hiện tại, AVAX vẫn là đồng coin có tổng cung giới hạn. Nếu như LUNA chỉ cần vài ngày để đi từ mức giảm giá đến phá vỡ ATH, mình tin rằng subnet có thể giúp AVAX làm được câu chuyện tương tự.
Anh em nghĩ sao về subnet và tương lai của nó trong tương lai? Để lại ý kiến cùng thảo luận dưới bài viết nhé!
Poseidon
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68