Là một sản phẩm ra đời với mục tiêu phá vỡ rào cản giữa Crypto và tài chính truyền thống, Goldfinch được rất nhiều quỹ đầu tư lớn tin tưởng (a16z, Coinbase, coLab…). Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách Goldfinch hoạt động và tiềm năng tương lai nhé!
Goldfinch là một giao thức cho vay phi tập trung, cho phép người dùng trong thị trường tài chính truyền thống tiếp cận với dòng vốn trong thị trường crypto.
Đối tượng khách hàng hiện tại của Goldfinch sẽ là các doanh nghiệp, quỹ tín dụng, các công ty tài chính. Về bản chất, Goldfinch sẽ cho phép các doanh nghiệp này vay vốn (từ thị trường Crypto) sau đó sử dụng trong tài chính truyền thống.
Tham gia vào giao thức sẽ có các bên:
Tại Goldfinch sẽ có 2 loại Pool: Senior Pool và Borrower Pool. Trong Borrower Pool, chúng ta lại phân thành Senior Tranche và Junior Tranche.
Đầu tiên, những người vay (borrower) cần được chấp thuận bởi các Auditor. Để được chấp thuận, những người vay cần đặt cọc một lượng GFI (token của dự án) với số lượng gấp 2 lần phí audit các Auditor.
Sau khi được chấp thuận, những người vay có quyền tham gia vay tại các Borrower Pool với các thông số về:
Để Borrower Pool hoạt động tốt và ổn định, thu hút được dòng vốn thì các điều kiện nói trên cần hợp lí, cân bằng giữa bên vay và bên cho vay => người tạo lập pool cần có trách nhiệm trong việc thiết lập pool. Thông thường, bên vay sẽ chọn ra một số người tạo lập pool. Những người này sẽ nhận thêm phần thưởng (được gọi là phí khởi tạo).
Borrower Pool sẽ được phân thành Senior Tranche (rủi ro thấp hơn, bù lại lợi nhuận cũng thấp hơn cho người cho vay) và Junior Tranche (rủi ro cao hơn, bù lại lợi nhuận cao hơn cho người cho vay). Trong đó: Senior Tranche sẽ nhận vốn từ Senior Pool (do những Liquidity Providers cung cấp) và Junior Tranche sẽ nhận vốn từ Backer.
Là một giao thức cho vay, Goldfinch đứng trước rủi ro về việc bị các Borrower lừa đảo, khiến cho các Backer hoặc Liquidity Provider tin và cung cấp tài sản cho Pool, sau đó “biến mất” và không trả nợ.
Để tránh nguy cơ này, Goldfinch đã đặt ra một cơ chế chống gian lận với nhiều biện pháp:
Đầu tiên, những Borrower trên Goldfinch đều là các quỹ, công ty hoặc cá nhân có thực, được xác minh danh tính. Điều này góp phần hạn chế nguy cơ lừa đảo từ các nhóm người ẩn danh.
Tiếp theo, danh tính của các Borrower này cũng như uy tín, lịch sử tín dụng của họ sẽ được các Auditor đánh giá trước khi chấp thuận việc tham gia cho vay. Các Auditor sẽ được chọn ngẫu nhiên (1 lần đánh giá gồm 9 auditor) để tránh việc thông đồng giữa các auditor. Số phiếu đồng ý phải từ 6 phiếu trở lên và số phiếu phản đối không quá 1 phiếu thì Borrower mới được tham gia vay vốn trên Goldfinch. Các auditor sẽ phải khóa một lượng GFI nhất định để đảm bảo sự trách nhiệm của họ đối với giao thức. Đổi lại, họ cũng sẽ nhận được phần thưởng từ Goldfinch nếu việc xác thực, kiểm tra này đạt hiệu quả.
Ngoài ra, với cơ chế phi tập trung của mình, Goldfinch cho phép mỗi Backer tự bản thân trở thành một người phân tích rủi ro. Backer có quyền cung cấp vốn cho Pool nào họ cảm thấy tốt và bỏ qua những Pool rủi ro. Các Backer hoặc Auditor có thể tương tác với Borrower qua nhiều cách, trong đó có cả AMA lẫn các cuộc trao đổi trực tiếp.
GFI là token gốc của dự án. Ban đầu, GFI sẽ được dùng để:
Trong tương lai, GFI có thể sẽ có thêm các tính năng:
Sau một thời gian đi vào hoạt động, hiện Goldfinch đã đạt được gần $80M TVL.
Về số lượng Pool, Goldfinch đã có một số công ty tham gia, gồm:
Như vậy, các Borrower Pool dành cho doanh nghiệp vẫn có độ thu hút tốt hơn so với End Borrower. Đây cũng là điều dễ hiểu khi rủi ro tín dụng giữa cho vay đối với doanh nghiệp thì sẽ thấp hơn cho vay đối với cá nhân.
Với thiết kế tokenomics như hiện tại, Goldfinch đang tạo ra giá trị cho GFI thông qua một số cách như sau:
Là một giao thức lending/borrowing, Goldfinch luôn phải chịu rủi ro tín dụng. Việc không yêu cầu tài sản thế chấp đẩy mức rủi ro của Goldfinch lên cao hơn so với các giao thức khác. Nếu như khâu xác thực của Auditor gặp phải vấn đề, việc không thu hồi được khoản vay rất dễ xảy ra.
Rất nhiều vụ hack nhắm vào sản phẩm Defi đã xảy ra. Goldfinch với lượng tài sản khóa lớn cũng là một trong những đích đến của hacker. Việc nâng cao bảo mật và thực hiện kiểm toán smart-contract thường xuyên là điều hết sức cần thiết với giao thức để hạn chế thấp nhất rủi ro này.
Việc khuyến khích thanh khoản nhanh bằng GFI giúp dự án tăng trưởng sớm ở giai đoạn đầu, nhưng sẽ kéo theo hệ lụy lạm phát GFI trong tương lai.
Là một sản phẩm tương đối mới, việc Goldfinch có thực sự “cần thiết” cho cả Defi lẫn TradFi hay không là điều còn quá sớm để kết luận. Với một thị trường rủi ro và biến động cao như tiền điện tử, việc cho vay không thế chấp không hẳn là một điều gì đó “quá hấp dẫn”. Để đảm bảo tính an toàn của giao thức, Goldfinch cần tìm được những bên vay thực sự uy tín. Đây cũng là trở ngại cho việc mở rộng giao thức.
Goldfinch hiện đã giải quyết được cùng lúc 2 vấn đề:
Trong tương lai, để phát triển nhanh hơn, Goldfinch cần tiếp tục tìm cách duy trì sự cân bằng này: mang vốn nhàn rỗi trong thị trường đến cho các bên cần và đồng thời đảm bảo APR đủ cao để hấp dẫn và duy trì nguồn vốn đó.
Đây là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội để Goldfinch chiếm lĩnh ngách thị trường còn mới và nhiều tiềm năng phát triển này trong thị trường, từ đó tạo ra giá trị cho giao thức và token GFI.
Poseidon
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68