Restaking là một cơ chế khá mới được ra mắt trong thời gian gần đây. Hôm nay, các bạn hãy cùng Coincuatui tìm hiểu về EigenLayer, dự án cung cấp giải pháp Restaking đầu tiên trên Ethereum.
EigenLayer là gì? Nền tảng Restaking đầu tiên trên Ethereum
EigenLayer là dự án đầu tiên giới thiệu mô hình Restaking, giải pháp tháo gỡ vấn đề bảo mật phân tầng. Restaking là hợp đồng thông minh cho phép người tham gia staking ETH sử dụng lại ETH đã khóa để tăng tính an toàn cho các giao thức khác.
EigenLayer là gì?
EigenLayer sẽ tạo lớp trung gian, nơi staker cấp thêm quyền thực thi cho ETH đã staked, hỗ trợ việc restake vào các giao thức khác giúp đảm bảo tính an toàn. Restaking đem lợi ích cho giao thức và người thực hiện:
Restaker được phần thưởng bổ sung để đổi lấy việc bảo mật các giao thức khác, nhưng cũng phải đối mặt với những rủi ro đến từ các điều khoản trừng phạt (slashing condition) của các giao thức.
Thách thức hiện tại trong thiết kế blockchain là bảo mật bị phân cấp. Điều này đặc biệt đúng trên mạng Ethereum. Các ứng dụng phần mềm trung gian (middleware application) và ứng dụng không tương thích với EVM (non-EVM application) được xây dựng trên mạng Ethereum sẽ phải chịu trách nhiệm tạo một trust network riêng. Tuy nhiên, xây dựng một hệ thống bảo mật rất tốn kém, tốn nhiều tài nguyên. Hơn nữa, sau khi xây dựng xong, hệ thống bảo mật đòi hỏi nguồn lực để duy trì và mở rộng quy mô. Khi càng nhiều ứng dụng được xây dựng, sự bảo mật ngày sẽ ngày càng bị phân cấp.
Một khía cạnh quan trọng của tính năng Restaking của EigenLayer là nó sẽ tạo thêm các điều kiện phạt (slashing condition) bổ sung đối với ETH đã staking trên lớp đồng thuận (consensus layer). Điều này giúp mở rộng tính bảo mật vì các điều kiện phạt mới có thể được đưa ra để đáp ứng nhu cầu của các giao thức khác như bridge và các lớp khả dụng dữ liệu (data availability layer) được xây dựng trên Ethereum. Vì vậy, EigenLayer có thể tự do triển khai ETH Restaking cho các giao thức khác trong khi tận dụng các điều kiện phạt để khuyến khích các validator hành động trung thực. Thiết kế của EigenLayer cho phép dự án này cung cấp các dịch vụ xác thực bên ngoài Ethereum.
Cơ chế Restaking đưa ra 2 ý tưởng cơ bản: pooled security (tạm dịch là pool bảo mật) và free-market governance (tạm dịch là quản lý thị trường tự do).
Mô hình hoạt động của EigenLayer
Điều này dẫn đến một thị trường mở và cạnh tranh và loại bỏ nhiều điểm kém hiệu quả tồn tại trong các mô hình bảo mật hiện tại. Cụ thể hơn, gánh nặng xây dựng một hệ thống bảo mật được giảm thiểu do một giao thức mới có thể chỉ cần mua bảo mật trên thị trường mở EigenLayer thay vì phải tự tạo và duy trì nó. Restaking cũng làm giảm chi phí biên của các dịch vụ validator vì những restaker có thể tái sử dụng vốn ban đầu của họ trên nhiều giao thức khác nhau ngoài Ethereum để kiếm thêm lợi nhuận.
Ứng dụng đầu tiên được xây dựng trên EigenLayer: EigenDA.
EigenDA là lớp data availability mang lại một mô hình mới cho bối cảnh dữ liệu sẵn có hiện tại. Tóm lại, EigenDA cho phép Ethereum giảm tải tính khả dụng của dữ liệu trong phạm vi bảo mật của hệ sinh thái thay vì chuyển sang hoạt động off-chain.
Điều này có thể thực hiện được thông qua mô hình đại biểu kép (dual quorum model), bao gồm: Ethereum staker (Ethereum’s staking economic quorum) và phần còn lại được điều hành bởi các Rocket Pool ETH staker (hoặc các nền tảng liquid staking khác). Để đạt được tính khả dụng của dữ liệu (data availability), cần phải có được sự thông qua cả hai đại biểu. Đây có thể được coi là sự kết hợp giữa niềm tin kinh tế và niềm tin phi tập trung.
EigenDA là lớp data availability thuần tuý và do đó nó có thể đạt được thông lượng lên tới 15 MB/s, cao hơn 176 lần so với thông lượng hiện tại của Ethereum mà không cần danksharding. EigenDA về cơ bản được xây dựng bằng cách tận dụng mức độ tự do cao hơn của EigenLayer, đồng thời sử dụng kiến trúc mật mã cốt lõi của danksharding. Với điều này, thông lượng dự kiến của EigenDA trong tương lai sẽ là 1 GB/giây.
Ngoài ra, EigenLayer còn có thể ứng dụng trong một số lĩnh vực khác như: Mev Boost, Oracle, Bridge
EigenLayer cho phép người dùng tham gia Restaking với các loại tài sản khác nhau:
Có 2 cách để tham gia Restaking trên EigenLayer:
Với EigenLayer, Các nhà phát triển hoàn toàn có tận dụng tính bảo mật của Ethereum mà không cần đầu tư chi phí vận hành hệ thống bảo mật của riêng mình. Khi khai thác tính bảo mật của Ethereum, các giao thức đồng thời được trao quyền kiểm soát các cơ chế cơ bản, chẳng hạn như cơ chế đồng thuận và điều kiện phạt. Do đó, điều này sẽ cung cấp cho các giao thức quyền kiểm soát yếu tố nào họ muốn ưu tiên, có thể là tính phi tập trung, khả năng mở rộng hoặc bất kỳ yếu tố nào khác.
EigenLayer được restaker cấp quyền tiếp cận với staked ETH của họ. Nếu một số lượng ETH được stake thông EigenLayer và giao thức này bị tấn công thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạng Ethereum.
Sau 2 vòng Restaking đầu tiên, EigenLayer đã thu hút được hơn 75 nghìn người dùng gửi tiền vào dự án. TVL của giao thức này đã nhanh chóng đạt đến con số hơn 1,2 tỷ USD.
TVL của EigenLayer. Nguồn: Dune Analytics (16/01/2024)
Trong số các loại Liquid Staking Token được gửi vào giao thức, stETH là Liquid Staking Token được sử dụng nhiều nhất.
Tỷ lệ các LST token được restake vào EigenLayer. Nguồn: Dune Analytics (16/1/2024)
Đội ngũ phát triển
EigenLayer đã hoàn thành 3 vòng gọi vốn khác nhau với thông tin như bảng dưới:
Ngày công bố |
Tên vòng gọi vốn |
Số tiền gọi vốn |
Quỹ đầu tư tham gia |
24/5/2023 |
Pre-seed |
Chưa công bố |
Chưa công bố |
1/8/2023 |
Seed |
14,5 triệu USD |
Polychain Capital, Ethereal Ventures, Figment, dao5, Robot Ventures, P2P Validator |
3/2/2023 |
Series A |
50 triệu USD |
Blockchain Capital, Electric Capital, Polychain Capital, Hack VC, Finality Capital Partners, Coinbase Ventures, Bixin Ventures. |
Top 12 dự án được xây dựng trên Eigen Layer. Nguồn: EigenLayer
AltLayer đang xây dựng các công cụ Rollup-as-a-Service để tăng cường và tích hợp các lớp thực thi.
Blockless là một nền tảng cơ sở hạ tầng để triển khai và tích hợp ứng dụng phi tập trung full-stack, cho phép chúng hoạt động vượt quá các giới hạn của hợp đồng thông minh.
Celo đang chuyển đổi từ một Layer 1 tương thích với EVM sang một Ethereum Layer 2 để cho phép chia sẻ thanh khoản phi tập trung và thúc đẩy sự tương thích với Ethereum.
Drosera là một giao thức zero-knowledge automation protocol cung cấp cơ sở hạ tầng phản ứng khẩn cấp cho Ethereum.
Espresso đang tạo ra một giải pháp shared sequencer tạo khả năng cho mô hình Rollups phi tập trung, tăng tích hợp với lớp data availability có sẵn. Dự án tận dụng mô hình Restaking thông qua EigenLayer để tối ưu hóa việc sử dụng node và hiệu quả vốn trong khi đảm bảo tính minh bạch đáng tin cậy, an toàn và xác minh nhanh trong việc xác minh giao dịch.
EigenDA là một dịch vụ data availability cung cấp lưu lượng lớn và bảo mật kinh tế thông qua các nhà vận hành và người staking trên Ethereum. Xây dựng trên các nguyên tắc của danksharding, EigenDA được thiết kế để mở rộng phạm vi của tính lập trình cho các Rollups và đồng thời nâng cao mức trần của thông lượng. Việc mở rộng theo chiều ngang sẽ cho phép EigenDA mở rộng lên tới 1 TB/s với chi phí tối thiểu và khối lượng công việc trên mỗi nhà vận hành.
Hyperlane đang phát triển một lớp tương thích không giới hạn cho phép tích hợp đa chain, bao gồm cầu nối Rollups, tính tương tác giữa các Rollups và kiến trúc ứng dụng đa blockchain.
Lagrange đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho zk-based cross-chain state và bằng chứng lưu trữ. Dự án đang đem lại bảo mật siêu tuyến tính từ việc áp dụng Restaking thông qua EigenLayer.
Mantle đang xây dựng một Ethereum Layer 2 cho phép giao dịch nhanh chóng và hiệu quả thông qua kiến trúc Rollups đổi mới và sử dụng mô hình modular data availability để vận hành. Mantle hiện đang sử dụng MantleDA, một biến thể sửa đổi của EigenDAvà sẽ di chuyển sang EigenDA khi nó được khởi chạy.
Omni đang phát triển cơ sở hạ tầng tương tác để hoạt động như một lớp thống nhất cho tất cả các Rollups, cho phép truyền dẫn dữ liệu từ một Rollups sang một Rollups khác.
Polyhedra đang phát triển cơ sở hạ tầng novel zk proof-based để cho phép tương tác cross-chain phi tập trung và hiệu quả bằng cách áp dụng mô hình Restaking của EigenLayer.
WitnessChain đang xây dựng middleware minh bạch cho các blockchain. Bằng cách tận dụng mạng phi tập trung của EigenLayer, WitnessChain có thể tạo ra mạng theo dõi phi tập trung (decentralized watcher) để theo dõi có thể chứng minh của AVSs. Mạng này sẽ giúp cung cấp hàng rào bảo mật đầu tiên cho Optimistic Rollups.
EigenLayer đã hoàn thành 2 vòng Restaking đầu tiên với TVL hơn 1,2 tỷ USD. Vào ngày 29/1 tới đây, EigenLayer sẽ tiếp tục mở vòng Restaking thứ 3 với sự bổ sung các loại Liquid Staking Token mới, bao gồm:
mETH của Mantle Network
sfrxETH của Frax Finance
LsETH của Liquid Collective
Tương tự như các vòng trước, hoạt động Restaking sẽ được giới hạn ở mức 200.000 token cho mỗi danh mục. Khi đạt tới cột mốc này trước khung thời gian nêu trên, hoạt động Restaking sẽ được tạm hoãn.
Hiện tại, EigenLayer chưa có kế hoạch phát hành token ra thị trường vì vậy nên các bạn có thể tham gia restake trên nền tảng này để có cơ hội nhận được airdrop trong tương lai.
Bước 1: Truy cập vào đây.
Bước 2: Chọn “Connect Wallet”.
Bước 3: Chọn loại token mà bạn muốn restake.
Bước 4: Nhập số lượng token -> Chọn “Deposit”.
Bước 5: Xác thực giao dịch trên ví MetaMask để hoàn thành.
Sau khi restake xong, các bạn có thể kiểm tra “Restaked Points” như hình dưới.
Chọn “Unstake” -> Nhập số lượng token mà bạn muốn unstake -> Chọn “Unstake” và xác thực giao dịch trên ví MetaMask để hoàn thành.
EigenLayer là dự án đầu tiên giới thiệu mô hình Restaking, giải pháp tháo gỡ vấn đề bảo mật phân tầng. Vào ngày 29/1 tới đây, dự án này sẽ tiếp tục mở vòng Restaking mới cho người dùng. Thông qua bài viết này, Coincuatui hy vọng rằng các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết cũng như cách tham gia Restaking trên giao thức này.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.
Nguồn: Coin68