Trong phần đầu tiên, chúng ta đã được giới thiệu về bức tranh toàn cảnh của các mảnh ghép hiện có trong thị trường NFTFi. Trong bài viết này, hãy cùng AntiAntiNFTs Club (AANC) tìm hiểu sâu hơn về một ngách thị trường vô cùng tiềm năng mang tên Fractionalized NFT – NFT phân mảnh.
Với tình hình thị trường ảm đạm như hiện nay, việc bỏ ra một số vốn lớn để mua NFT làm tài sản tích trữ mang tính rủi ro khá cao. Hơn nữa, chính vì “tính nguyên bản” (không thể phân chia) của các token thuộc chuẩn ERC-721, người dùng cũng khó lòng đầu tư vào NFT với chiến lược DCA.
Chính vì vậy, một giải pháp dành cho vấn đề này đã được ra đời, mang tên Fractionalized NFT – NFT phân mảnh. Đây vốn là một giải pháp giúp người dùng phổ thông có thể tiếp cận với các bộ sưu tập NFT blue-chip, vốn có giá sàn rất cao, dễ dàng hơn. Về cơ bản, các dự án cung cấp giải pháp này bằng cách chuyển các NFT thành fungible token có chuẩn ERC-20 (tương tự yield-bearing token của các dự án DeFi như aToken của AAVE hay xToken của SushiSwap).
Người dùng có thể tạo một vault dành cho một hoặc nhiều NFT trong cùng một bộ sưu tập và được chia ra thành nhiều fungible token ERC-20. Khi có một nhà đầu tư khác muốn mua lại NFT trong vault của Unic.ly, họ sẽ phải trả giá cao hơn một mức giá (gọi là trigger price) mà chủ sở hữu vault đã đặt ra ngay từ đầu. Lúc này, quá trình đấu giá sẽ diễn ra, và người thắng chung cuộc sẽ mua được một (hoặc nhiều) NFT nguyên vẹn (theo chuẩn ERC-721 hoặc ERC-1155) đồng thời trả lại ETH vào trong vault. Những nhà đầu tư ban đầu sẽ có quyền nhận được khoản ETH này theo đúng tỉ lệ phần trăm token ERC-20 của họ trong vault (như hình 1).
Fractional.art cũng có cơ chế hoạt động tương tự nhưng trigger price sẽ không được quyết định trước bởi người tạo vault. Thay vào đó, các đồng sở hữu sẽ phải biểu quyết để định ra mức giá reserve price – mức giá thấp nhất mà người mua muốn mua lại trọn vẹn bản NFT gốc phải trả. Reserve price chỉ được thay đổi khi có hơn 50% tổng cung của các NFT phân mảnh (tức các tokens ERC-20) được sử dụng để biểu quyết. Reserve price sẽ được tính theo con số bình quân gia quyền (weighted average) của tất cả các lá phiếu: ví dụ như có 75% phiếu bầu chọn mức reserve price là 150 ETH và 25% phiếu chọn mức reserve price là 200 ETH thì kết quả reserve price cuối cùng sẽ là 162.5 ETH.
Các dự án này cũng tạo pool và cho phép người dùng kí gửi NFT vào trong đó như Unic.ly nhưng khác biệt ở chỗ là người mua phải thu mua đủ số token ERC-20 trong pool để mua lại NFT bất kỳ trong pool đó.
Không những vậy, token ERC-20 được phân mảnh từ NFT gốc cũng có thể stake các tokens này để nhận thêm phần thưởng là phí giao dịch (giống như LP của các AMM trong DeFi) hoặc đem đi thế chấp rồi vay stablecoin để thực hiện yield farming.
Szns cũng là một dự án về phân mảnh NFT nhưng với một cách tiếp cận khác khi các NFT trong mỗi bộ sưu tập hoạt động giống như token quản trị với bộ sưu tập ấy: người nắm giữ token sẽ cùng nhau tham gia vào quy trình quản lý và sử dụng các NFT trong bộ sưu tập thông qua hoạt động biểu quyết.
Hoạt động trên blockchain Solana, Bridgesplit là một dự án có nhiều sản phẩm xoay quanh NFT, tiêu biểu như fractionalization, yield farming với các NFT phân mảnh, chứng chỉ quỹ (index fund)… Giống như những dự án nói trên, NFT phân mảnh cũng có thể được giao dịch trên các AMM của Solana như Raydium. Người nắm giữ token cũng sẽ có quyền biểu quyết về giá bán và thời điểm bán đối với NFT.
Sở dĩ NFT phân mảnh có giá trị tương quan với các NFT nguyên bản là nhờ các nhà đầu cơ chênh lệch giá, ví dụ như khi giá sàn của CryptoPunks tăng, họ sẽ gom mua các tokens ERC-20 trong pool của NFTX để đổi lấy một CryptoPunks nguyên bản, sau đó niêm yết NFT CryptoPunks này trên các sàn trên OpenSea (vốn đang có giá sàn cao hơn tổng giá mua các tokens ERC-20) để kiếm lời.
Tính chính xác ở đây có thể được hiểu như sự tương quan giữa các fractionalized token với các NFT mà chúng đại diện trong pool. Hệ số tương quan càng cao có nghĩa là fractionalized token đang phản ánh lợi nhuận của NFT nguyên bản càng chính xác.
Nhìn vào hình 2, có thể thấy được rằng tất cả các token phân mảnh đều có hệ số tương quan dương (lớn hơn 0) với giá sàn của bộ sưu tập trên các sàn NFT. Token PUNK của NFTX thể hiện độ tương quan nhiều nhất (0.81), tiếp đến là UPUNK của Unic.ly (0.7) và HOODIE của Fractional.art (0.68).
Sở dĩ có sự khác biệt về độ tương quan này là do chênh lệch về thanh khoản trong pool swap của các token phân mảnh (PUNK và HOODIE được giao dịch trên các sàn DEX là chủ yếu còn UPUNK được giao dịch trên MEXC và sàn DEX riêng của Unic) (Hình 3). Hơn nữa, token HOODIE của Fractional.art được phân mảnh từ 1 NFT duy nhất là Punk #7171 chứ không phải là phân mảnh của một pool gồm nhiều NFT như NFTX nên thanh khoản cũng có phần thấp hơn.
Pool MeebitsDAO của SZNS bao gồm 92 NFT trong đó có hệ số tương quan với giá sàn của Meebits là 0.36, thanh khoản trong pool của tokens ERC-20 rơi vào khoảng 82.540 USD.
Pool MeebitsDAO của SZNS bao gồm 92 NFT trong đó có hệ số tương quan với giá sàn của Meebits là 0.36, thanh khoản trong pool của tokens ERC-20 rơi vào khoảng 82.540 USD (tính theo thời điểm viết bài).
Cũng cần nói thêm, chính nhờ tính thanh khoản cao của token PUNK mà nó đã được sử dụng làm token trong quỹ dự trữ của FloorDAO – một giao thức hoạt động tương tự như OlympusDAO (Hình 4):
Các token NFT phân mảnh được sinh ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu đầu tư, do đó tính sở hữu đối với các tokens này cũng không cao. Một nhược điểm lớn khi nắm giữ các token phân mảnh này là người dùng không có toàn quyền quyết định điểm mua/bán với phân mảnh NFT mà họ nắm giữ, đồng thời NFT ở trong vault thông thường cũng không thể đem đi cho thuê để tạo thêm dòng tiền mới cho chủ sở hữu (trừ khi các thành viên trong DAO theo như cách tổ chức của SZNS biểu quyết đi cho thuê), khiến cho việc tối ưu hóa lợi nhuận từ tài sản trong pool bị giảm đi nhiều.
Các dự án về NFT phân mảnh tuy hoạt động chưa quá nổi bật nhưng vẫn là một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư muốn phân bổ vốn vào thị trường NFT nhưng vẫn lo ngại tính thanh khoản kém của loại tài sản này. Chính vì vậy, khi lựa chọn đầu tư vào phân khúc NFT phân mảnh, các nhà đầu tư cần chọn ra những dự án uy tín, có thanh khoản cao và có khối lượng giao dịch tích cực để giảm rủi ro đến tối đa cho danh mục đầu tư của mình.
AntiAntiNFTs Club (AANC) là cộng đồng các nhà sưu tập và đầu tư NFT tại Việt Nam. Xuất phát từ tình yêu đối với NFT AANC luôn muốn lan tỏa tình yêu đó đến với mọi người thông qua việc xây dựng một cộng đồng chất lượng, một nơi đúng với slogan của tụi mình đó là “Can’t help falling in love with NFTs”.
Xem thêm các bài viết trước của AANC:
Nguồn: Coin68