Trong hai phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về bức tranh toàn cảnh của thị trường NFTFi và một mảnh ghép vô cùng thú vị của thị trường này – Fractionalized NFT. Trong phần tiếp theo này, hãy cùng tìm hiểu thêm về các dự án về tín dụng với NFT nhé!
Xem thêm:
Giống như các dự án DeFi, các dự án cho vay trong NFTFi chủ yếu hướng đến việc sử dụng NFT làm tài sản thế chấp hơn là cho thuê NFT để có một nguồn thu thụ động dài hơi. Tài sản cho vay phổ biến nhất là các token nền tảng như ETH hoặc SOL hoặc các loại stablecoin như USDC hay USDT.
Về lý thuyết, cơ chế hoạt động của các dự án này đều giống nhau. Một số điểm khác biệt giữa các nền tảng bao gồm:
– NFT được chọn làm tài sản thế chấp: Có thể là các NFT được quy định sẵn (thường là các bộ sưu tập blue-chip có thanh khoản cao), gọi là P2Pool, và P2P (các nền tảng cho vay ngang hàng), nơi mà NFT được niêm yết tùy ý. Chính vì cơ chế cho vay ngang hàng nên tỉ lệ LTV (loan-to-value) và lãi suất cho vay cũng được đặt ra theo thỏa thuận của người mua và người bán mà không có bất kỳ quy định cụ thể nào và do đó, rủi ro của chúng cũng thường cao hơn so với các nền tảng P2Pool.
– Cơ chế thanh lý: Một số nền tảng có cơ chế thanh lý tương tự như các dự án về cho vay trong DeFi, tức khi giá sàn của NFT giảm tới một ngưỡng nhất định, tài sản trong pool sẽ được treo bán đấu giá để trả lại tiền cho người cho vay (một vài dự án có cơ chế thanh lý này có thể kể đến như BendDAO, Drops DAO, JPEG’d, Opensky, hoặc FRAKT); một số nền tảng không có cơ chế thanh lý và trong trường hợp người đi vay bị vỡ nợ, NFT sẽ được chuyển về ví của người cho vay (ví dụ như Arcade, Stater Finance, hoặc Sharky.fi trên Solana).
Ngoài các dự án nêu trên, JPEG’d là dự án có mô hình đặc biệt nhất khi cho phép người dùng mint stablecoin pUSD với NFT của họ – một cơ chế tương tự như stablecoin DAI của MakerDAO.
Hai ngách thị trường này lại ít phổ biến hơn và vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện vì NFT không có tính thanh khoản cao. Khoản tiền trả trước (down payment) có thể rơi vào 25-50% (đối với Ape Now và Cyan) hoặc 60-70% (đối với BendDAO). Đặc biệt đối với BendDAO, người dùng sẽ không cần trả góp mà sẽ vay một khoản flash loan từ AAVE để trả số tiền còn lại. Khoản flash loan này lại tiếp tục được trả bằng một khoản vay thế chấp bằng NFT vừa mua được trên BendDAO.
Việc cho thuê NFT (ngoài GameFi) cũng chưa được áp dụng đại trà vì cơ hội sử dụng chưa nhiều, không có tính thường xuyên.
Mặc dù nhu cầu đi vay với NFT là có thật nhưng thị trường này vẫn đang ở giai đoạn sơ khai và có rủi ro rất cao với những người cho vay. Ngay cả chính các dự án này cũng không thể lường hết được các rủi ro khi thế chấp bằng NFT khi mà hồi cuối tháng 08/2022, dự án BendDAO đã suýt rơi vào tình trạng vỡ nợ khi giá sàn của những bộ sưu tập NFT blue-chip liên tục rớt giá thảm hại. May thay, buộc dự án phải nhanh chóng điều chỉnh chỉ số thanh lý để các tài sản thế chấp như NFT có mức giá mua hấp dẫn hơn với các nhà thanh lý.
Chưa kể, đối với các dự án cho vay P2P, trong tình huống xấu nhất, người đi vay vẫn có thể “cao chạy xa bay” với khoản nợ và để lại khoản NFT đang làm thế chấp mà những người cho vay cũng không quá mặn mà vì tính thanh khoản kém. Tình trạng hoạt động của các dự án trong mảng này dường như bị “đóng băng” khi thị trường trở nên ảm đạm hơn.
Một phần của lý do là bởi vì các dự án NFT hiện tại chưa có công dụng rõ ràng, thậm chí các bộ sưu tập blue-chip cũng có tính biến động về giá rất cao. Ngay cả trong thị trường tài chính truyền thống, mô hình cho vay thế chấp bằng các bộ sưu tập tranh ảnh nghệ thuật cũng ít phổ biến, nếu không muốn nói là hiếm và chỉ dành cho những cá nhân ở tầng lớp thượng lưu sở hữu các NFT lên đến hàng triệu đô la Mỹ.
Mảng tín dụng với NFT sẽ phát triển cùng với dòng tiền đang dần chảy vào thị trường này từ những thương hiệu lớn đang “ngấp nghé” bước chân vào thế giới Web3. Không những vậy, một số sản phẩm tài chính như giấy ghi nợ (promissory notes) hay các công cụ như bots, AI và API đang dần được xây dựng lên để giúp những người cho vay tối ưu hóa chiến lược của họ, từ đó giảm bớt rủi ro khi cho vay thế chấp với loại tài sản có giá biến động mạnh như NFT. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng có thể chọn cách sử dụng sản phẩm của các dự án này để có cơ hội nhận retroactive airdrop trong tương lai.
AntiAntiNFTs Club (AANC) là cộng đồng các nhà sưu tập và đầu tư NFT tại Việt Nam. Xuất phát từ tình yêu đối với NFT AANC luôn muốn lan tỏa tình yêu đó đến với mọi người thông qua việc xây dựng một cộng đồng chất lượng, một nơi đúng với slogan của tụi mình đó là “Can’t help falling in love with NFTs”.
Xem thêm các bài viết trước của AANC:
Nguồn: Coin68