Nếu như anh em vẫn luôn theo dõi chuỗi bài viết về Price Action của mình thì chắc hẳn đều nhớ rõ cá nhân mình luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của xu hướng và việc đi theo xu hướng. Vậy, thị trường không có xu hướng (sideway) thì phải làm gì? Có cách ứng xử nào phù hợp hay không? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về chủ đề này.
Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 14) – Thị trường sideway và cách ứng xử phù hợp
Xem thêm các bài viết trong chuỗi Price Action Trading:
Thị trường xu hướng tăng (uptrend) là thị trường tạo ra các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Ngược lại, thị trường xu hướng giảm (downtrend) sẽ tạo ra các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.
Ngược lại, khi thị trường tạo ra các đỉnh, đáy không theo quy luật nói trên và thiếu rõ ràng, đồng thời kết hợp với volume (khối lượng giao dịch) giảm, chúng ta có thể kết luận thị trường đang đi ngang (sideway).
BTC/USDT đang sideway theo khung 4H với các vùng đỉnh, đáy không theo quy luật
Lý giải cho ý nghĩa của việc thị trường rơi vào giai đoạn sideway:
Trong một xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm, đan xen giữa chúng luôn là các vùng sideway. Đây chính là vùng giá giằng co giữa phe mua, phe bán, đồng thời cũng là vùng gom hàng hoặc xả hàng để tiếp tục/đảo chiều xu hướng.
Ví dụ: Sau một xu hướng giảm kéo dài, trước khi thị trường đảo chiều, BTC cần sideway để những whale muốn gom hàng có cơ hội mua vào. Nguyên nhân là vì việc mua một số lượng lớn (hàng trăm triệu USD đến hàng tỷ USD) mà không gây ảnh hưởng tới giá là rất khó, vì vậy, các quỹ đầu cơ và tay to cần chia nhỏ khối lượng mua ra làm rất nhiều lần => tạo ra các vùng giá sideway.
Ngoài ra, sideway cũng là thời gian mà thị trường “nghỉ”. Sau một xu hướng tăng mạnh, phe mua sẽ không còn hứng thú với việc mua vào nữa (giá đã cao), và ngược lại, sau một xu hướng giảm mạnh, phe bán sẽ không còn quá tích cực bán ra nữa (vì đã bán ở trên và giá hiện tại đã thấp). Chính lúc này, thị trường cần các vùng sideway để “nghỉ ngơi”, “chờ đợi” và xem các động thái tiếp theo.
Sideway về bản chất là thị trường không rõ cấu trúc, tuy nhiên, thị trường sideway cũng chỉ diễn ra phổ biến ở một số dạng nhất định.
Như ví dụ BTC ở trên, anh em có thể thấy giá bị “kẹt” giữa mức cao và mức thấp gần như ngang bằng nhau, tạo ra một hình hộp chữ nhật. Đây là dạng sideway tương đối phổ biến mà anh em có thể bắt gặp trên nhiều khung thời gian khác nhau.
Đây là dạng sideway mà giá sẽ kẹt trong một mô hình tam giác. Anh em có thể xem lại một số dạng mô hình tam giác điển hình trong bài viết này. Mô hình sideway tam giác thông thường là giai đoạn nghỉ để tiếp tục một xu hướng.
Biểu đồ ETH/USDT 15m – Nguồn: TradingView
Nếu anh em quan sát biểu đồ ETH ở trên, anh em có thể thấy giá sideway tạo ra một mô hình tam giác, sau đó breakout (phá vỡ) và dump tiếp theo xu hướng trước đó.
Về cơ bản, ở mọi thị trường, chúng ta luôn có thể kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, khi xu hướng thị trường rõ ràng, anh em sẽ dễ kiếm lợi nhuận hơn vì khi đó việc nhận biết phe chiến thắng rõ ràng hơn, nhờ vậy anh em ra quyết định Long hoặc Short một cách chính xác hơn, tỷ lệ thắng cũng cao hơn (nếu thuận xu hướng).
Ngược lại, trong thị trường sideway, về cơ bản, lực mua gần như cân bằng với lực bán, chính vì vậy, việc anh em cố gắng kiếm lợi nhuận trong hoàn cảnh như vậy sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Thị trường lúc đó chủ yếu diễn ra các fake breakout (phá vỡ giả), các mô hình cũng kém hiệu quả và đều mang tính ngắn hạn.
Ví dụ về biểu đồ sideway với 3 lần fake breakout của OP/USDT – Nguồn: TradingView
Chính vì vậy, chúng ta cần có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh này. Anh em có thể lựa chọn giải pháp an toàn nhất là nghỉ ngơi và đứng ngoài thị trường, đợi những tín hiệu rõ ràng hơn (xu hướng tiếp diễn hoặc xu hướng đảo chiều).
Trong trường hợp vẫn muốn tham gia thị trường, anh em cần lưu ý:
1/ Xác định xu hướng nhỏ trong thị trường sideway, các vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng
Nếu như xu hướng 4 giờ là xu hướng đi ngang, khi đó anh em nên tìm kiếm cơ hội thông qua các xu hướng nhỏ ở khung thời gian 5 phút hoặc 15 phút. Bên cạnh đó, anh em cũng cần xác định điểm vào lệnh và thoát lệnh tại các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng của khung lớn. Điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ thắng.
Biểu đồ của GAL/USDT khung 4H đang sideway sau một xu hướng giảm – Nguồn: TradingView
Nếu như chỉ nhìn vào khung 4H, anh em rất khó tìm kiếm xu hướng và cơ hội vào lệnh. Chúng ta sẽ cùng nhau thử phân tích khung 15 phút.
Biểu đồ của GAL/USDT khung 15m – Nguồn: TradingView
Anh em có thể thấy, nếu chuyển qua 15 phút, chúng ta có một xu hướng tăng rất đẹp với mô hình 2 đáy (double-bottom) và vùng hỗ trợ kết hợp hành vi giá fake breaout xuống (phá vỡ giả). Anh em có thể long, stoploss đặt dưới cây nến phá vỡ giả.
2/ Quản lý rủi ro với việc giảm khối lượng giao dịch
Như mình đã nhấn mạnh, thị trường sideway đầy rẫy những cú lừa. Vì vậy, khi anh em vẫn muốn giao dịch, hãy giảm khối lượng giao dịch xuống để nếu có stoploss cũng không ảnh hưởng nhiều đến tài khoản. Ví dụ: Bình thường anh em vào lệnh 500 USDT cho một lệnh với đòn bẩy x20, hiện anh em chỉ nên vào lệnh với khối lượng 200 – 250 USDT.
3/ Không giữ lệnh trong thời gian dài, luôn nhích stoploss về hòa vốn nếu có thể
Xu hướng lớn đi ngang, việc chúng ta giao dịch là dựa vào các xu hướng nhỏ. Một nguyên tắc quan trọng là xu hướng nhỏ không bao giờ mạnh bằng xu hướng lớn. Vì vậy, nếu anh em giao dịch, hãy lưu ý có lợi nhuận thì di chuyển stoploss về mức hòa vốn, đồng thời nên chốt lời sớm chứ không hold lệnh.
Đến đây, chắc chắn anh em đã hiểu được những kinh nghiệm để xử lý thị trường sideway một cách tốt hơn. Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo nhé!
Poseidon
Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:
Nguồn: Coin68