Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số mẫu hình giá điển hình trong trading, phục vụ quá trình giao dịch theo Price Action.
Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 7) – Một số mẫu hình giá điển hình trong trading
Xem thêm về Price Action:
Là một trong những mô hình phổ biến nhất, hiệu quả và rất dễ sử dụng, nhận biết.
Mô hình hay đáy khi xuất hiện sẽ có ý nghĩa báo hiệu lực giảm bị yếu đi, lực mua tăng dần và nếu mô hình được xác nhận (confirm) thì trader có thể lựa chọn vào lệnh mua (Long).
1. Phe bán cố gắng đẩy giá xuống tạo ra đáy sau thấp hơn đáy trước, tuy nhiên bị thất bại => phe mua đã tham gia vào thị trường.
2. Phe mua đẩy giá lên phá vỡ đỉnh trước (đồng thời là key-level), hay còn gọi là neck-line của mô hình => xu hướng giảm hoặc sideway bị phá vỡ.
3. Giá test lại thành công => xu hướng tăng xuất hiện hoặc tiếp diễn.
- Entry tại điểm break hoặc re-test tại neck-line, stoploss dưới hỗ trợ tại neck-line hoặc dưới Đáy 2 (an toàn hơn).
- Take profit tối thiểu được tính bằng khoảng cách từ đáy đến neckline.
- Các đáy có thể không bằng nhau mà hơi chênh lệch chút (Đáy 2 cao hơn Đáy 1 chút và ngược lại). Tuy nhiên, sự chênh lệch này không nhiều.
- Anh em có thể linh hoạt trong cách đặt stoploss. Thông thường, người ta sẽ đặt stoploss dưới Đáy 2, tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu giá test lại vùng neck-line và hình thành setup đẹp (pinbar, bullish engulfing…) anh em có thể đặt stoploss dưới những vùng này để tối ưu hóa Risk & Reward (R:R)
- Nên sử dụng thuận theo xu hướng lớn để tối ưu tỉ lệ win. Mình ví dụ: 4H đang uptrend, anh em nhận thấy mô hình 2 đáy ở khung 1H hoặc 15m thì tỉ lệ chiến thắng sẽ cao hơn.
Là mô hình ngược lại của mô hình hai đáy. Là mô hình báo hiệu xu hướng giảm xuất hiện hoặc tiếp diễn nếu mô hình hoàn thiện và thành công.
– Phe mua cố gắng đẩy giá lên tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, tuy nhiên bị thất bại => phe bán đã tham gia vào thị trường.
– Phe bán đẩy giá xuống phá vỡ đáy trước (đồng thời là hỗ trợ), hay còn gọi là neck-line của mô hình => xu hướng tăng bị phá vỡ.
– Giá test lại thành công => xu hướng giảm xuất hiện hoặc tiếp diễn.
– Entry tại điểm break hoặc re-test tại neck-line, đặt stoploss trên kháng cự tại neck-line hoặc trên đỉnh 2.
– Take profit (chốt lời) tối thiểu được tính bằng khoảng cách từ đỉnh đến – neckline.
Tương tự như mô hình hai đỉnh, anh em cũng cần lưu ý một số điểm:
Khi mô hình tam giác mới được hình thành cho thấy cả phe mua và bán đều không quyết liệt, giá sideway và tích lũy với biên độ ngày một nhỏ dần. Dưới sự tác động từ một tin tức nào đó khiến đa số trader sẽ cùng đi chung một hướng làm cho giá bị phá vỡ. Đồng thời cũng chính tại thời điểm giá phá vỡ đã tác động mạnh đến tâm lý những trader đang chờ đợi,, dẫn tới việc họ sẽ đi theo xu hướng giá break out, nên đã đẩy giá đi xa hơn.
Có 3 loại mô hình tam giác phổ biến: tam giác cân (Symmetrical Triangle), tam giác tăng (Ascending Triangle) và tam giác giảm (descending triangle).
Đợi giá break, re-test lại thành công thì entry, stoploss dưới đáy trước (key-level) hoặc ngay dưới vùng giá kháng cự trước đó. Tp tối thiểu là chiều cao của mô hình.
Đợi giá break, re-test lại thành công thì entry, stoploss trên đỉnh trước (key-level) hoặc ngay trên vùng giá kháng cự trước đó. Tp tối thiểu là chiều cao của mô hình.
Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 5 mô hình giá phổ biến và dễ nhận biết, sử dụng trong trading. Anh em có thể áp dụng ngay, và đừng quên mô hình nào cũng đều mang tính xác suất, do đó phải luôn có stoploss nha.
Đừng quên theo dõi Coincuatui để nhận thêm nhiều bài viết hay về trading nhé!
Poseidon
Xem thêm các bài viết phân tích dự án DeFi tiềm năng khác của tác giả Poseidon:
Nguồn: Coin68