Trong các phần trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khá nhiều về cách phân tích kỹ thuật và một số chiến lược giao dịch với Price Action. Bài viết hôm nay mình muốn chia sẻ với anh em về một chủ đề cũng không kém phần quan trọng: quản lý vốn và tư duy giao dịch.
Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 13) – Quản lý vốn và tư duy giao dịch đúng
Xem thêm về Price Action:
Đối với cá nhân mình, để thành công trong trading thì cần 3 yếu tố:
Đây là 3 yếu tố không thể thiếu để quyết định thành công của một trader. Đầu tiên, anh em cần phải có một phương pháp giao dịch hiệu quả với tỷ lệ thắng tốt. Tiếp theo, anh em cần có kế hoạch quản lý vốn cho từng lệnh giao dịch để đảm bảo nếu dính stoploss tài khoản sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Khi đó, tâm lý giao dịch của anh em sẽ rất thoải mái, có thể đóng máy tính/điện thoại để làm công việc khác và đợi thị trường phản ứng.
Ngược lại, chỉ cần thiếu một trong ba yếu tố nói trên, kết quả giao dịch của anh em chắc chắn sẽ không tốt.
Ví dụ:
– Có phương pháp giao dịch tốt, tuy nhiên anh em lại rất hay “all-in”, khi đó chỉ cần một biến động nhỏ (mặc dù chưa stoploss), nhưng tài khoản anh em đã “bốc hơi” kha khá, dẫn đến tâm lý bất ổn và thua lỗ.
– Anh em có phương pháp quản lý vốn tốt, tuy nhiên phương pháp giao dịch lại không hiệu quả, hoặc thậm chí không có phương pháp cụ thể, dẫn đến tỉ lệ thua cao, kết quả vẫn là lỗ.
Chính vì vậy, quản lý vốn là một trong những điều anh em cần học và tuân thủ sau khi rèn luyện phương pháp giao dịch của mình.
Ngoài ra, sau khi thua lỗ và sụt giảm tài khoản, chúng ta sẽ phải kiếm nhiều hơn để “bù lại”. Hãy cùng mình tìm hiểu % tăng trưởng cần thiết để phục hồi tài khoản sau khi thua lỗ ở các mức độ khác nhau ngay trong bảng dưới đây:
Mức thua lỗ | % tăng trưởng cần thiết để phục hồi tài khoản lại mức ban đầu |
5% | 5.3% |
10% | 11.1% |
15% | 17.6% |
20% | 25% |
25% | 33% |
30% | 42.9% |
40% | 66.7% |
50% | 100% |
60% | 150% |
75% | 300% |
90% | 900% |
Như vậy, khi thua lỗ chỉ 5%, chúng ta chỉ cần có lợi nhuận 5.3% là hòa vốn. Tuy nhiên, khi thua lỗ 50%, anh em cần x2 mới về bờ, khi thua lỗ 90%, anh em cần… x9 tài khoản. Điều này gần như là rất khó khăn.
Để quản lý vốn tốt, nền tảng đầu tiên là phương pháp giao dịch phải tốt. Mình sẽ nói một chút về khái niệm tỉ lệ Risk/Reward (hay còn viết tắt là R:R). R:R chính là tỷ lệ giữa rủi ro và lợi nhuận của lệnh trade.
Ví dụ: long BTC ở mức giá 20.000, stoploss là 19.000 và take profit là 22.000, khi đó R:R = 1:2.
Một phương pháp giao dịch tốt thông thường là sự kết hợp giữa tỷ lệ thắng (win rate) và R:R cao.
Ví dụ: Phương pháp trade của anh em đang có tỉ lệ win 50%, R:R đạt 1:2. Như vậy, sau 10 lệnh, trung bình có 5 lệnh win (+10R) và 5 lệnh thua (-5R), tổng kết anh em vẫn có lợi nhuận+5R.
Như vậy, tư duy và phương pháp giao dịch tốt là chỉ vào lệnh khi R:R > 1, tức anh em xác định được lợi nhuận phải lớn hơn rủi ro. Tỉ lệ này càng cao, lợi nhuận lâu dài của anh em trên thị trường sẽ càng lớn.
Vậy, 1R bằng bao nhiêu % của tài khoản là hợp lý? Thông thường, để quản lý vốn tốt, anh em cần đặt 1R = 2% – 5% tài khoản.
Ví dụ: Tài khoản có 5.000 USD, giả sử quản lý vốn với 1R = 2% tài khoản = 100 USD. Như vậy, nếu anh em tuân thủ nguyên tắc và đảm bảo vào lệnh đúng phương pháp, sau 10 lệnh với win rate 50% và R:R = 1:2, lợi nhuận sẽ là +5R = 500 USD, tương đương 10% tài khoản.
Vậy, tại sao lại chỉ là 2% – 5% tài khoản? Anh em cùng mình theo dõi bảng dưới đây:
Với 2% rủi ro tài khoản, sau 20 lệnh thua liên tục, anh em vẫn còn khoảng hơn 68% tài khoản. Ngược lại, với 10% rủi ro, sau 20 lệnh thua liên tục, anh em chỉ còn… 1.35% tài khoản. Trên thực tế, khá khó để thua 20 giao dịch liên tục, tuy nhiên 4 – 5 giao dịch là có thể xảy ra, và nếu anh em không cẩn thận thì có thể là 8 – 10 giao dịch. Vì vậy, mức 2% là an toàn để chúng ta còn vốn để quay lại thị trường.
Để tính khối lượng vào lệnh, chúng ta cần dựa trên điểm stop-loss.
Ví dụ: Long BTC ở giá 20.000, stop-loss tại 19.000 (tương đương mức giảm 5%). Với số vốn 5.000 và 1R = 2% tài khoản = 100 USD, khi đó:
Số vốn vào lệnh = 100 : 5% = 2000 USD
Đến đây, tùy theo mức đòn bẩy, anh em có thể tùy chỉnh số vốn hợp lý.
Ví dụ: với mức đòn bẩy x10, số vốn vào lệnh là 200 USD.
Những ví dụ ở trên là cách quản lý vốn dành cho người mới. Trên thực tế, khi giao dịch một thời gian dài và tích lũy nhiều kinh nghiệm, anh em có thể nhận ra đâu là những lệnh trade có xác suất thắng cao, nhờ vậy, anh em có thể điều chỉnh khối lượng giao dịch linh hoạt hơn để thu được lợi nhuận cao hơn.
Như vậy, trong bài viết này mình đã giới thiệu cho anh em cách quản lý vốn để có thể “tồn tại” và thành công trong thị trường. Anh em có đang quản lý vốn theo cách này? Để lại comment để cùng thảo luận nhé! Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo!
Poseidon
Xem thêm các bài viết phân tích dự án DeFi tiềm năng khác của tác giả Poseidon:
Nguồn: Coin68