Tấn “bi-hài kịch” mang tên DAO
Kể từ khi khái niệm DeFi xuất hiện vào mùa hè 2020, Tài chính Phi tập trung đã có những bước tiến dài. Nhiều dự án mới ra mắt, nhiều khái niệm mới được hình thành và phát triển. Trong số đó, DAO được xem là một trong những trụ cột làm nên toàn ngành DeFi hiện nay. Nhưng DAO có thật sự hoạt động hiệu quả như những “mỹ từ” mà cộng đồng đang ngợi ca?
Juno sẽ là một dự án bình thường như bao dự án DeFi khác, nếu không có câu chuyện cộng đồng Juno mở vote tịch thu số token JUNO airdrop của ví “cá voi”. Chỉ vì một lý do đơn giản:
Dự án không lường trước được sẽ có ví cá voi nhận được số lượng lớn token airdrop – lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến mạng lưới non trẻ của mình. (?!)
Đề xuất sau đó được thông qua, mặc dù dựa theo “Code is Law” – việc ví cá voi nhận được số token như vậy là hoàn toàn hợp lệ.
Tuy nhiên, drama vẫn còn dài. Sau khi thông qua quyết định tịch thu token, dự án đã tiến hành một đợt hard fork blockchain nhưng rồi chờ mãi không thấy token chuyển về, trong khi ví của cá voi đã trừ tiền rồi…
Qua một hồi kiểm tra, họ mới ngã ngửa khi phát hiện thay vì copy-paste địa chỉ ví nhận tiền vào bộ mã của nâng cấp, họ lại dán nhầm mã giao dịch (transaction hash). Hậu quả là lượng token trị giá 36 triệu USD kia đã bị chuyển vào “hư không”.
Qua câu chuyện này cộng đồng mới nhận thấy:
Dù là DAO hay “cộng đồng biểu quyết” gì đi chăng nữa, tất cả chỉ nhằm phục vụ cho mục đích của đội ngũ dự án mà thôi.
Lại tiếp tục một trò “lật lọng” của DAO.
Tài khoản quản trị DAO Merit Circle (MC) là “HoneyBarrel” bỗng một ngày đề xuất hô hào mọi người tìm cách “phế truất” tư cách nhà đầu tư của Yield Guild Games (YGG), chấm dứt mối quan hệ hợp tác, sẵn sàng thu mua lại số token MC mà YGG đang nắm giữ. Và lý do được đưa ra là:
YGG không giúp đỡ Merit Circle như những gì YGG đã cam kết khi thỏa thuận đầu tư vòng seed round. (?!)
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn vẫn là DAO không muốn YGG, một gaming guild được xem là đối thủ trực tiếp của Merit Circle lại nắm giữ lượng lớn token MC đến như vậy. Nên đã quyết định không làm theo những gì đã cam kết trong SAFT (*).
(*) SAFT là một dạng hợp đồng ký kết giữ dự án và VC trong những vòng pre-sale.
Dù câu chuyện này đã kết thúc trong êm đẹp, chúng ta – kể cả nhà đầu tư cá nhân lẫn các quỹ lớn – đều đặt ra câu hỏi rằng:
Quyền quyết định của DAO còn cao hơn những gì đã cam kết trong SAFT hay sao? Dù VC đã ký SAFT đầu tư token của dự án ở các vòng pre-sale, DAO sau đó vẫn có quyền biểu quyết “hủy SAFT”, không giao token như đã cam kết? Chỉ vì lý do “DAO thể hiện ý chí của cộng đồng”?
Sau khi liên minh Fei-Rari tan rã, những tưởng mọi chuyện đã đi đến hồi kết: đề xuất TIP-112 được gửi lên nhằm bồi hoàn lại các khoản nợ còn tồn đọng.
Tuy nhiên gần như ngay lập tức, đội ngũ đã triển khai một đề xuất veto (phủ quyết) đề xuất TIP-112 trước đó. Và một điều khôi hài là:
Sau khi đội ngũ Tribe có bỏ ngỏ khả năng “ngưng hoàn tiền”, thì phần lớn các phiếu bầu sau đó cũng đã dịch chuyển dần theo hướng này. (?!)
Dù lý do gì đi nữa, trường hợp này cho thấy rõ ràng DAO hoàn toàn là “hữu danh vô thực”. Mọi ý kiến biểu quyết dường như phụ thuộc hoàn toàn vào mong muốn của đội ngũ dự án, chứ không phải cộng đồng.
Đội ngũ dự án muốn hoàn tiền? OK, DAO vote hoàn tiền.
Giờ dự án không muốn hoàn tiền nữa? OK vote phủ quyết.
Sự độc tài này trở thành chủ đề cho những meme chế nhạo trong cộng đồng.
protocol governance explained
snapshot vote:
which color lambo should the founder buy?
▓▓░░░░░░░░░ 11% – Yellow
▓▓▓▓▓▓▓▓▓░░ 89% – Blackfounder: but i like yellow
*votes yellow*
▓▓▓▓▓▓▓▓▓▓▓░ 96% – Yellow
▓░░░░░░░░░░░ 4% – Black— 찌 G 跻 じ Goblin ?????? of the ?????? (@DegenSpartan) May 14, 2022
“Cộng đồng ơi giờ chủ dự án nên mua lambo màu gì đây?
Vàng – 11% Đen – 89%
Chủ dự án: ế nhưng mà tôi thích màu vàng
Và kết quả là:
Vàng – 96% Đen – 4%”
Nếu những câu chuyện DAO khôi hài kể trên không quá quen thuộc với nhiều bạn đọc, thì câu chuyện của Solend sau đây có lẽ đã được lan truyền khắp cộng đồng crypto toàn thế giới.
Nếu muốn kể câu chuyện này chỉ trong 1 dòng ngắn gọn, thì nó sẽ là:
Solend cho vay nhưng sợ ví cá voi bị thanh lý làm ảnh hưởng đến dự án, nên đội ngũ đề xuất biểu quyết để chiếm quyền ví này để tự xử lý luôn. (?!)
Các bạn quan tâm có thể xem lại quá trình đầy drama này tại đây: Solend đề xuất chiếm quyền kiểm soát “ví cá voi” để tránh bị thanh lý 108 triệu USD SOL.
“DAO sẽ bỏ phiếu và đưa ra quyết định cuối cùng”
thì có nghĩa là:
“Chúng tôi và các nhà đầu tư sẽ đảm bảo cuộc bỏ phiếu diễn ra theo ý chúng tôi muốn.”
Phi tập trung luôn là tinh thần mà cả thị trường crypto hướng đến. Mục đích DAO hình thành cũng là như thế – mang đến một dạng thức quản lý mới với hi vọng “phi tập trung” hóa.
Tuy nhiên, không có khái niệm nào mà không phải trải qua “lửa thử vàng”. Những vấn đề của DAO vẫn còn đó chờ chúng ta tìm cách giải quyết.
Chính Vitalik Buterin, cha đẻ của Ethereum làm nền tảng cho toàn mảng DeFi hiện nay, cũng không ít lần chỉ ra những khuyết điểm của cách quản trị DAO. Một hướng giải quyết mà Vitalik chính là sự xuất hiện của Soulbound Token.
Và dù sử dụng phương án hay công nghệ gì đi chăng nữa, voting trong DAO phải thực sự là “trao quyền cho cộng đồng”. Để chính người dùng đưa ra quyết định về tương lai của dự án, chứ không phải chỉ là làm theo “ý chí” của đội ngũ dev hay các nhà đầu tư “tay to”.
Jane
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68