Trước đó vào cuối tháng 3, Bittrex đã tuyên bố sẽ rời Mỹ do môi trường pháp lý và kinh tế khắc nghiệt tại đây.
Sàn Bittrex nộp đơn phá sản cho chi nhánh Mỹ
Sàn giao dịch tiền mã hóa Bittrex đã nộp đơn xin phá sản tại theo Chương 11 tại tòa án Delaware (Hoa Kỳ) vào ngày 08/05, sau chưa đầy một tháng bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) cáo buộc chào bán chứng khoán trái phép.
The #1 creditor in Bittrex's Chapter 11 is the OFAC department who they agreed to pay $25m as a settlement for violating Sanctions/AML? https://t.co/UgukJUx5w0 pic.twitter.com/GyMwOhdMiV
— Tree of Alpha (@Tree_of_Alpha) May 8, 2023
Sàn giao dịch cho biết họ có hơn 100.000 chủ nợ, với các khoản nợ và tài sản ước tính trị giá từ 500 triệu đến 1 tỷ USD, hồ sơ tòa án cho thấy. Hai công ty con là Bittrex Malta Ltd và Bittrex Malta Holdings Ltd cũng đã xin bảo hộ phá sản lên Tòa án Phá sản Quận Delaware.
Bittrex bankruptcy filings list more than $500 million in both assets and liabilities, and more than 100,000 creditors pic.twitter.com/eBn2Q5yiem
— Randall G. Reese (@Chapter11Cases) May 8, 2023
Từ đầu năm đến nay là khoảng thời gian khó khăn đối với chi nhánh tại Mỹ của Bittrex, từ việc phải sa thải 80 nhân viên vào tháng 2 đến thông báo đóng cửa sau 9 năm hoạt động hồi cuối tháng 3.
Tuy nhiên, những thay đổi trên sẽ không ảnh hưởng đến Bittrex Global và công ty vẫn tiếp tục phục vụ khách hàng bên ngoài nước Mỹ, người đại diện xác nhận.
Ngoài ra, Bittrex đã thông báo ngừng mọi hoạt động ở Mỹ từ ngày 30/04. Nếu khách hàng không rút tiền trước thời hạn này thì tiền của họ vẫn được toàn vẹn. Khi phá sản theo Chương 11, các công ty có cơ hội tái cấu trúc và khởi động lại hoạt động.
Quyết định phá sản diễn ra chưa đầy một tháng bị SEC “truy đuổi”. Lúc bấy giờ, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã buộc tội Bittrex, Bittrex Global GmbH (chi nhánh tại Mỹ) và nhà sáng lập William Shihara cố tình “lách luật” chào bán chứng khoán trái phép. Theo SEC, kể từ năm 2017, Bittrex đã thu về ít nhất 1.3 tỷ USD từ hoạt động chào bán chứng khoán mà không đăng ký với cơ quan, cấu thành tội danh tránh né quy định pháp luật.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa Bittrex và cơ quan quản lý Mỹ đã “rạn nứt” từ lâu. Trở lại tháng 10/2022, sàn còn đồng ý đóng phạt 29 triệu USD cho chính quyền Mỹ vì vi phạm lệnh cấm vận và chống rửa tiền (AML).
Bittrex là một trong những sàn giao dịch crypto lớn nhất nước Mỹ, từng chiếm đến 23% thị phần khối lượng giao dịch tính theo USD vào đầu năm 2018, theo The Block. Thế nhưng, sàn đã đánh mất vị trí của mình chỉ còn dưới 1% thị phần kể từ năm 2021. Trong 24h qua, volume giao dịch trên sàn chỉ ở mức hơn 700 triệu USD.
Như vậy, Bittrex là cái tên mới nhất nộp đơn xin phá sản, xếp sau FTX cùng một loạt nền tảng lending nổi tiếng khác như Celsius, Voyager và BlockFi.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68