Ripple hay Ripple Labs là một công ty công nghệ blockchain tập trung vào việc tạo ra các giải pháp thanh toán xuyên biên giới nhanh chóng, đáng tin cậy cho các ngân hàng và tổ chức tài chính. Ripple cũng là công ty có mối “lương duyên” sâu sắc với SEC khi những tranh cãi xung quanh vụ kiện Ripple trị giá 1.3 tỷ USD từ SEC vẫn chưa có hồi kết. Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu về Ripple thông qua bài viết dưới đây nhé!
Ripple (XRP) - Công ty công nghệ blockchain có mối “lương duyên” sâu sắc với SEC
Ripple hay Ripple Labs là một công ty công nghệ blockchain được thành lập năm 2012 tại San Francisco, California, Hoa Kỳ. Họ phát triển hệ thống thanh toán tổng hợp theo thời gian thực (RTGS) với mục tiêu trở thành mạng lưới thanh toán quốc tế nhanh, tiện lợi và cho ngân hàng và tổ chức tài chính.
Ripple
Ripple Labs, bên cạnh việc phát triển hệ thống thanh toán thời gian thực (RTGS), còn chịu trách nhiệm quản lý và phát triển đồng XRP trên XRP Ledger. Đây là đồng tiền mã hóa được ứng dụng để thực hiện các giao dịch xuyên biên giới với tốc độ và độ tin cậy cao, với mức phí thấp. XRP chủ yếu hoạt động như một loại tiền tệ cầu nối, hỗ trợ hiệu quả trong việc trao đổi tiền pháp định và tiền mã hoá cho các tổ chức tài chính với sự tiết kiệm về chi phí.
Công nghệ và sản phẩm Ripple có 5 thành phần chính bao gồm: XRP Ledger, RippleNet, xCurrent, xVia và xRapid.
XRP Ledger là blockchain mã nguồn mở cho phép người dùng có thể tham gia vào quá trình gửi, nhận tài sản và trở thành validator trên mạng lưới một cách dễ dàng. XRP Ledger sử dụng thuật toán đồng thuận Ripple Protocol Consensus Algorithm (RPCA) dựa trên Federated Byzantine Agreement (FBA) giúp mạng lưới hoạt động hiệu quả và có khả năng mở rộng hơn so với cơ chế Proof of Work (POW) của Bitcoin.
Ngoài ra, XRP Ledger sử dụng XRP - đồng tiền mã hoá chính của nền tảng để hỗ trợ gửi và nhận tài sản một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Điều này làm cho XRP Ledger trở thành một trong những nền tảng thanh toán lớn nhất trên thế giới.
RippleNet là một giải pháp thanh toán toàn cầu được xây dựng trên XRP Ledger dành cho các ngân hàng, tổ chức tài chính sử dụng để gửi và nhận tiền nhanh chóng. RippleNet hiện cung cấp 3 sản phẩm chính là: xCurrent, xRapid và xVia.
xCurrent
xCurrent là giải pháp thanh toán được Ripple phát triển trên Interledger (ITL) - một giao thức kết nối các sổ cái hoặc các mạng thanh toán khác nhau. xCurrent cho phép các thành viên trong mạng lưới của RippleNet có thể thanh toán tức thời và theo dõi các giao dịch xuyên biên giới.
Có 4 thành phần chính trong xCurrent bao gồm:
Messenger: Đây là nơi được sử dụng để trao đổi thông tin liên quan đến rủi ro, tuân thủ các yếu tố như phí, tỷ giá hối đoái, chi tiết thanh toán và thời gian chuyển tiền dự kiến giữa các tổ chức tài chính được kết nối với nhau thông qua RippleNet.
Validator: Đây là những người sẽ xác nhận giao dịch thành công hay thất bại đồng thời điều phối việc di chuyển tiền trên Interledger. Các tổ chức tài chính có thể chạy validator của riêng họ hoặc nhờ các validator của bên thứ ba.
ILP Ledger: Đây là nơi hoạt động như một sổ cái phụ và được sử dụng để theo dõi các khoản tiền như tín dụng, ghi nợ và thanh khoản giữa các bên giao dịch. Các khoản tiền được quyết toán rất nhanh nghĩa là chúng sẽ được giải quyết ngay lập tức hoặc không được giải quyết.
FX Ticker: Đây là công cụ được sử dụng để xác định tỷ giá hối đoái giữa các bên giao dịch đồng thời theo dõi trạng thái hiện tại của từng ILP Ledger được định hình.
xRapid là một giải pháp thanh khoản theo yêu cầu và sử dụng XRP làm tiền tệ kết nối toàn cầu cho nhiều loại tiền pháp định khác nhau. Cả xRapid và XRP đều hoạt động dựa trên XRP Ledger nhằm cho phép thời gian xác nhận giao dịch nhanh và phí thấp hơn so với các phương pháp thông thường.
Lấy ví dụ như người A từ Mỹ muốn gửi 1000 USD cho người B tại Nhật Bản. A chuyển tiền qua một tổ chức tài chính có tên là FINTECH PAYMENT (tên giả định). Để thực hiện giao dịch, FINTECH PAYMENT sử dụng giải pháp xRapid để tạo kết nối với các sàn giao dịch tài sản ở cả 2 quốc gia gửi và nhận. Bằng cách này, Ripple có thể chuyển đổi 1000 USD của A thành XRP thông qua XRP Ledger nhằm cung cấp tính thanh khoản cần thiết cho khoản thanh toán cuối cùng. Chỉ trong vài giây, XRP được chuyển đổi thành Yên (JYP) và B có thể rút tiền từ sàn giao dịch tài sản ở Nhật Bản.
xVia là một giao diện được chuẩn hóa dựa trên API cho phép các tổ chức tài chính tương tác với nhau thông qua một giao diện đơn giản và không phụ thuộc vào nhiều hệ thống mạng thanh toán khác nhau. Với xVia, các ngân hàng có thể tạo ra các khoản thanh toán với các đối tác ngân hàng khác được kết nối với RippleNet đồng thời có thể đính kèm thông tin hóa đơn hoặc một số thông tin khác vào giao dịch của mình.
Tốc độ giao dịch nhanh: Các giao dịch được xử lý trên XRP Ledger rất nhanh trung bình chỉ mất từ 4 đến 5 giây. Nếu đem XRP Ledger so với các ngân hàng truyền thống có thể mất đến vài ngày để hoàn tất các giao dịch tiền pháp định hoặc crypto.
Chi phí thấp: Chi phí để hoàn thành một giao dịch trên mạng lưới XRP Ledger chỉ là 0.00001 XRP.
Mạng lưới giao dịch đa năng: Mạng lưới của Ripple không chỉ xử lý các giao dịch bằng XRP mà cũng có thể được sử dụng cho các loại tiền pháp định và crypto.
Được sử dụng bởi các tổ chức tài chính lớn: Các doanh nghiệp lớn cũng có thể sử dụng Ripple làm nền tảng giao dịch. Santander và Bank of America là một số ít ngân hàng sử dụng Ripple làm nền tảng giao dịch.
Quá tập trung (Centralized): Vì XRP đã được tạo ra từ đầu và đội ngũ của Ripple có thể quyết định khi nào và bao nhiêu coin sẽ được phát hành hoặc không phát hành. Vì vậy, về cơ bản giống như đầu tư vào cổ phiếu của một công ty.
Khả năng bị tấn công cao: Ripple xây dựng XRP Ledger là một blockchain mã nguồn mở nên khả năng bị hack sẽ khá cao nếu đoạn mã code bị hacker truy cập thành công.
Ripple có những cột mốc nổi bật trong lịch sử hình và phát triển như sau:
Năm 2012: Ripple được thành lập dưới tên OpenCoin.
Ngày 11/04/2013: OpenCoin thông báo đã kết thúc vòng tài trợ thiên thần với số tiền 2.5 triệu USD từ những quỹ đầu tư như Andreessen Horowitz (a16z), Pantera Capital,...
Ngày 26/09/2013: OpenCoin chính thức đổi tên thành Ripple Labs.
Tháng 3/2018: Một tập đoàn ngân hàng Nhật Bản do SBI Ripple Asia dẫn đầu bao gồm 61 ngân hàng đã ra mắt MoneyTap - một ứng dụng di động do Ripple phát triển để cung cấp các khoản thanh toán nội địa theo yêu cầu tại Nhật Bản.
Tháng 5/2018: Ngân hàng Santander tại Tây Ban Nha đã phát hành One Pay FX - ứng dụng di động hỗ trợ thanh toán quốc tế sử dụng công nghệ xCurrent của Ripple.
Tháng 12/2020: SEC khởi kiện Ripple vì mở bán trái phép 1.3 tỷ USD “chứng khoán” XRP.
Ngày 17/05/2023: Ripple mua lại công ty lưu ký crypto Metaco với giá 250 triệu USD.
Ngày 18/05/2023: Ripple thông báo sẽ tham gia chương trình thử nghiệm CBDC của Hong Kong có tên là e-HKD.
Trường hợp vụ Ripple và SEC là một cuộc chiến pháp lý nổi bật giữa công ty blockchain Ripple Labs và SEC. SEC cáo buộc rằng Ripple đã bán token XRP của mình trong một ứng dụng chứng khoán không đăng ký, thu được hơn 1.3 tỷ USD. Ripple phủ nhận các cáo buộc và cho rằng XRP là một utility token, không phải là chứng khoán.
Vụ việc bắt đầu vào tháng 12 năm 2020 khi SEC nộp đơn trình báo cáo chống lại Ripple và hai giám đốc điều hành của nó, Christian Larsen và Bradley Garlinghouse. SEC cáo buộc rằng Ripple đã cung cấp và bán XRP cho các nhà đầu tư như một hợp đồng đầu tư, đó là một loại chứng khoán. SEC cũng cáo buộc rằng Larsen và Garlinghouse đã tạo lợi nhuận cá nhân từ việc bán XRP.
Ripple đã phủ nhận các cáo buộc của SEC và lập luận rằng XRP là một token tiện ích, không phải là chứng khoán. Ripple lập luận rằng XRP được sử dụng để thực hiện thanh toán trên mạng lưới Ripple và không phải là hợp đồng đầu tư.
Vụ việc này đã kéo dài hơn 2 năm và đã có tác động lớn đối với ngành công nghiệp tiền điện tử. Kết quả của vụ việc có thể có tác động cực kỳ lớn đối với cách các loại tiền điện tử được quy định tại Hoa Kỳ.
Vào ngày 13 tháng 7 năm 2023, thẩm phán đã quyết định rằng Ripple không vi phạm luật chứng khoán liên bang khi bán XRP trên các sàn giao dịch công khai. Tuy nhiên, thẩm phán cũng quyết định rằng việc Ripple bán XRP cho các nhà đầu tư tổ chức là việc cung cấp chứng khoán không đăng ký.
Quyết định này là một chiến thắng cho Ripple, nhưng quan trọng phải lưu ý rằng vụ việc vẫn chưa kết thúc. SEC đã kháng cáo quyết định của thẩm phán và vụ việc hiện đang được chuyển đến Tòa án phóng thích Hoa Kỳ cho vùng Thứ hai.
Hiện tại, Ripple đã phản hồi lại đề nghị kháng cáo của SEC. Kết quả của vụ việc Ripple và SEC là quan trọng cho toàn bộ ngành công nghiệp tiền điện tử. Quyết định ủng hộ SEC có thể thiết lập một tiền lệ làm cho các công ty tiền mã hóa khó khăn hơn trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư. Một quyết định ủng hộ Ripple, ngược lại, có thể mang lại sự rõ ràng và sự chắc chắn cho ngành blockchain.
Tên token |
XRP |
---|---|
Token |
XRP |
Blockchain |
XRP Ledger, BNB Chain, Klaytn |
Hợp đồng |
BNB Chain: 0x1d2f0da169ceb9fc7b3144628db156f3f6c60dbe Klaytn: 0x9eaefb09fe4aabfbe6b1ca316a3c36afc83a393f |
Công dụng token |
Tiện ích |
Tổng cung tối đa |
100.000.000.000 XRP |
Cung lưu hành |
51.983.386.003 XRP (tháng 06/2023) |
Phân bổ token XRP
XRP được sử dụng trong các trường hợp sau:
Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch token XRP tại:
Nhà đầu tư có thể lưu trữ token XRP ở các loại ví sau:
Hiện tại, Ripple đang được hỗ trợ từ nhiều quỹ đầu tư trên toàn cầu như Andreessen Horowitz (a16z), CME Ventures, BCG Digital Ventures,...
Những quỹ đầu tư của Ripple
Ripple có 2 nhà đồng sáng lập chính, đó là:
Chris Larsen: Là một doanh nhân người Mỹ, hiện là Giám đốc điều hành của Ripple. Ông đã thành lập Ripple Labs vào năm 2012 với mục đích tạo ra một hệ thống thanh toán toàn cầu nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Brad Garlinghouse: Là một doanh nhân người Mỹ, hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Ripple. Ông đã gia nhập Ripple Labs vào năm 2013 và đã giúp công ty phát triển thành một trong những công ty thanh toán blockchain hàng đầu thế giới.
Ngoài 2 nhà đồng sáng lập chính này, Ripple còn có một số nhà sáng lập khác, bao gồm:
Arthur Britto: Là một kỹ sư phần mềm người Mỹ, hiện là Giám đốc kỹ thuật của Ripple.
Jed McCaleb: Là một nhà phát triển phần mềm người Mỹ, hiện là Giám đốc sản phẩm của Ripple.
Jed McCaleb
David Schwartz: Là một kỹ sư phần mềm người Mỹ, hiện là Giám đốc khoa học của Ripple.
Tuy nhiên, sau 6 năm hoạt động, vào năm 2020, SEC cáo buộc Ripple có các hoạt động chứng khoán không được thông qua uỷ ban này. Cuộc kiện này đã kéo dài hơn 3 năm và kết quả là một phần của XRP vẫn được xem là chứng khoán, gây ra mất mát lớn cho Ripple.
Trong trường hợp này, Jed McCaleb, người đã rời bỏ dự án, được cho là người hưởng lợi nhiều nhất do bán XRP của mình trong thời điểm Ripple bị SEC kiểm tra.
Ripple là công ty công nghệ blockchain cung cấp các sản phẩm thanh toán toàn cầu như XRP Ledger, RippleNet và là đơn vị quản lý đồng XRP. Bên cạnh ưu điểm về công nghệ thì Ripple có nhược điểm là tính tập trung khi đội ngũ phát triển giữ quá nhiều XRP hay vụ kiện với SEC vẫn chưa đến hồi kết.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về Ripple để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Nguồn: Coin68