Render Network là một nền tảng cho phép người dùng đóng góp sức mạnh GPU (Graphics Processing Unit) chưa sử dụng từ thiết bị của họ để giúp các dự án render (kết xuất) đồ họa và hiệu ứng hình ảnh 3D. Vậy Render Network có gì đặc biệt, hãy cùng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Render Network là nền tảng cho phép người dùng đóng góp sức mạnh GPU (Graphics Processing Unit) chưa sử dụng từ thiết bị của họ để giúp các dự án render (kết xuất) đồ họa và hiệu ứng hình ảnh 3D.
Giao diện website của Render Network
Sau khi người dùng đăng ký các GPU nhàn rỗi của mình trên Render Network, họ sẽ trở thành người vận hành node (Node Operator) và có thể kiếm được Render Token (RNDR) của dự án từ công việc render hình ảnh cho khách hàng (Creator).
Lưu ý: Kết xuất hoặc tổng hợp hình ảnh là quá trình tạo ra hình ảnh từ mô hình 2D hoặc 3D bằng chương trình máy tính. Từ đây, GPU hay gọi là “bộ xử lý đồ họa” sẽ cho ra kết quả của hình ảnh được gọi là “Render”.
Bạn có thể quan tâm:
Render Network hoạt động như một Marketplace tự động với cơ chế tự chỉ định người vận hành node (Node Operator) sẽ thực hiện công việc render hình ảnh mà khách hàng (Creator) yêu cầu. Quy trình hoạt động sẽ diễn ra như sau:
Tạo một công việc (Creating a job): Khách hàng (Creator) sẽ gửi sản phẩm của họ cần render ở định dạng tệp ORBX bằng OctaneRender - một ứng dụng render được phát triển bởi OTOY để xác định kích thước, độ phân giải đồ họa và định dạng đầu ra của sản phẩm.
Tải công việc lên nền tảng (Uploading a job): Sau khi gửi yêu cầu thông qua cổng web OctaneRender, các điều kiện công việc và hình thức thanh toán bằng Render Token (RNDR) sẽ được tính toán rồi gửi đến khách hàng thông qua smart contract của Render Network. Nếu khách hàng chấp nhận điều khoản, họ sẽ gửi token RNDR đến smart contract để “thuê” người vận hành node thực hiện công việc render hình ảnh.
Chỉ định công việc (Assigning a job): Giao thức MTP của Render Network sẽ tự động chỉ định người vận hành node phù hợp để thực hiện công việc render được yêu cầu từ khách hàng.
Hoàn thành công việc (Completing a job): Người vận hành node sử dụng OctaneRender để xử lý công việc render được giao. Sau khi hoàn thành xong công việc, người vận hành node sẽ gửi sản phẩm đã hoàn thành cho khách hàng thông qua Render Network.
Xác minh tiêu chuẩn sản phẩm (Verifying deliverables): Khách hàng có thể xem tiến trình render sản phẩm của người vận hành node trong thời gian thực và có thể báo cáo về các hành vi sai trái trong quá trình xử lý công việc. Các bản xem trước cho sản phẩm sẽ được làm mờ cho đến khi công việc được xác nhận và thanh toán bởi khách hàng.
Thanh toán (Payment): Sau khi xác minh tiêu chuẩn của sản phẩm, khách hàng sẽ tiến hành thanh toán bằng cách chuyển Render Token (RNDR) của họ cho người vận hành node đã hoàn thành công việc render thông qua smart contract của Render Network. Ngoài ra, Render Network cũng sẽ nhận được một tỷ lệ nhỏ token RNDR khoảng từ 0,5% đến 5% để hỗ trợ giao dịch và vận hành nền tảng.
Cơ chế hoạt động của Render Network
Bên cạnh xử lý hình ảnh bằng GPU, Render Network còn có thể được ứng dụng trong một số ngành nghề khác bao gồm Gaming, y khoa, AR/VR,...
Một số mảng ứng dụng của Render Network
Render Network có một số điểm nổi bật sau:
Render Network được xây dựng trên Ethereum nên sẽ thừa hưởng những đặc tính của blockchain này bao gồm tính bảo mật và khả năng mở rộng.
Render Network cho phép người dùng kiếm tiền từ việc render GPU của họ bằng cách lập trình, gia tăng tốc độ xử lý cho các chương trình với nhiều mục đích khác nhau trên Render Network.
Người dùng tham gia vào Render Network sẽ được sử dụng các tính toán GPU phi tập trung giúp tối ưu và nâng cao hiệu suất công việc.
Render Network ra mắt cơ chế “burnt-and-mint equilibrium” (BME) cho phép cân bằng giữa lượng token mới được phát hành (mint) tương tự như NFT và lượng token RNDR cũ bị đốt (burn). Với cơ chế mới, Render Network hướng tới việc biến RNDR thành token giảm phát và lượng token mới này sẽ được phân phối cho các node trong mạng lưới.
Render Network sẽ là một mạng lưới kết nối người dùng có nhu cầu render hình ảnh như designer, nghệ sĩ vẽ tranh 3D,…
Tên token |
Render Token |
Token |
RNDR |
Blockchain |
Ethereum |
Chuẩn token |
|
Hợp đồng |
Ethereum: 0x6de037ef9ad2725eb40118bb1702ebb27e4aeb24 Polygon: 0x61299774020dA444Af134c82fa83E3810b309991 |
Công dụng token |
Tiện ích, Quản trị |
Tổng cung tối đa |
536.870.912 RNDR |
Cung lưu hành |
366.378.124 RNDR |
Phân bổ token RNDR
RNDR được sử dụng trong các trường hợp sau:
RNDR được dùng làm phần thưởng cho người dùng thực hiện render.
RNDR được dùng làm phí giao dịch trên nền tảng.
Người nắm giữ RNDR có quyền bỏ phiếu đề xuất những thay đổi trong mạng lưới.
Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch token RNDR tại:
Sàn CEX: Binance, Coinbase, KuCoin,...
Sàn DEX: Uniswap v3 (Ethereum), Uniswap v3 (Polygon), Uniswap v2, QuickSwap, DFX Finance (Polygon).
RNDR là token với tiêu chuẩn ERC-20 nên nhà đầu tư có thể lưu trữ trên các loại ví như Metamask, Trust Wallet, Coin98 Wallet… Để thuận tiện cho việc giao dịch, nhà đầu tư cũng có thể lưu trữ RNDR trên ví của các sàn giao dịch niêm yết token này.
Hiện tại, Render Network chưa cập nhật về lộ trình phát triển của họ sau khi ra mắt mạng lưới P2P vào Q3-Q4/2018. Coincuatui sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ dự án.
Những thành viên nổi bật trong đội ngũ phát triển của Render Network bao gồm:
Jules Urbach: Nhà sáng lập (Founder) của Render Network.
Kalin Stoyanchev: Head of Blockchain tại Render Network.
Joshua Bijak: Project Lead tại Render Network.
Charlie Wallace: CTO tại Render Network.
Đội ngũ phát triển của Render Network
Render Network đã huy động thành công 30 triệu USD từ những quỹ đầu tư nổi tiếng trong thị trường crypto như Multicoin Capital, Solana Foundation,...
Những nhà đầu tư của Render Network. Nguồn: Crypto Fundraising
Những đối tác của Render Network
Render Network là nền tảng cho phép người dùng đóng góp sức mạnh GPU (Graphics Processing Unit) chưa sử dụng từ thiết bị của họ để giúp các dự án render (kết xuất) đồ họa và hiệu ứng hình ảnh 3D. Render Network có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động khi người dùng tham gia render hình ảnh và đóng góp sức mạnh tính toán GPU từ thiết bị của họ.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Render Network để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Nguồn: Coin68