Quyền riêng tư, tính ẩn danh là đặc điểm cố hữu của thị trường tiền mã hóa, cũng là điểm yếu chí mạng mà giới chức các nước lấy làm mục tiêu đàn áp lĩnh vực. Vậy chúng ta có thực sự phải hi sinh quyền riêng tư để trở thành lĩnh vực hợp pháp hay có một phương án hòa hợp giữa hai bên?
Quyền riêng tư có phải là một điều bình thường?
Một trong những chủ đề gây tranh cãi bậc nhất ngành kể từ khi tiền mã hóa ra đời hơn 1 thập kỷ trước chính là quyền riêng tư (privacy). Năm này qua tháng nọ, không chỉ nội bộ cộng đồng tranh luận với nhau mà cả lĩnh vực còn phải đấu tranh với giới chức pháp lý về yếu tố này.
Cuộc đối chọi lên đến đỉnh điểm khi vào ngày 08/08/2022, Mỹ liệt website Tornado Cash vào danh sách trừng phạt với lý do "tiếp tay" cho bọn tội phạm rửa tiền. Website dự án bị chặn, các nhà sáng lập bị chính quyền các nước bắt giam và đem ra hầu tòa.
Kể từ đó đến nay, cộng đồng một mặt tìm cách ủng hộ các nhà phát triển Tornado Cash, một mặt không ngừng tìm kiếm các giải pháp ẩn danh khác thay thế cho Tornado Cash. Những lựa chọn khả dĩ có Privacy Pools - một bản fork từ Tornado Cash do nhà phát triển đời đầu của chính dự án cũ triển khai.
Hay gần đây nhất đang rơi vào một vòng xoáy tranh cãi mới chính là Railgun - cũng xây trên nền của Privacy Pools - khi được nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin sử dụng, nhưng cũng bị chỉ trích là công cụ giúp bọn hacker rửa tiền.
Vậy, quyền riêng tư, với tất cả những ý nghĩa của nó, có thật sự là một tính năng bình thường cần có hay không?
Quay trở lại thời điểm Satoshi Nakamoto sáng tạo ra Bitcoin, một đồng tiền điện tử ngang hàng, hoạt động trên blockchain công khai với sổ cái phân tán.
Tầm nhìn của nhà sáng lập ẩn danh là muốn giúp tất cả mọi người thoát khỏi hệ thống tài chính truyền thống đang kìm kẹp - vốn dĩ đầy bất công và bất bình đẳng - tiến tới một tương lai tài chính mở, tự do, nơi mọi người có toàn quyền kiểm soát tài sản của mình.
Thời gian dần trôi, thế giới ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề hơn, chúng ta cũng cần nhiều hơn là chỉ một đồng tiền P2P, không chỉ kiểm soát được tài sản của mình mà còn nắm giữ được thông tin cá nhân và nhân dạng của mình. Đó là lúc mà các dự án tập trung vào quyền riêng tư ra đời, bổ sung thêm một lớp tính năng cho các đồng coin P2P thế hệ đầu.
Sớm nhất là các đồng privacy coin như Monero (XMR), DASH hay Zcash (ZEC),... Bỏ qua công nghệ phức tạp thì hầu hết các đồng này đều có chung tính chất là giúp che dấu địa chỉ ví của người nhận, người gửi và số lượng giao dịch.
Tiếp đến chính là các công cụ trộn tiền (mixer), che dấu vết giao dịch như Tornado Cash. Từ đó tạo nên một bộ stack phổ biến là dùng các công cụ mixer để trộn lẫn coin, sau đó swap sang các đồng coin ẩn danh để không ai truy lùng được, rồi mới nạp lên các sàn CEX để cash out ra tiền fiat. Cuối cùng chuyển về tài khoản ngân hàng.
Các coiner, những người chấp nhận và ủng hộ crypto đầu tiên đều đến với tiền mã hóa như thế. Tiền mã hóa đã nuôi dưỡng, đề cao tính ẩn danh và hỗ trợ nhu cầu bảo mật danh tính của người dùng, để mang đến một cộng đồng tự do, ngẫu hứng, không bị trói buộc.
Cả thị trường tiền mã hóa đầy thu hút và muôn màu muôn vẻ đều được xây trên nền là tính ẩn danh đó.
Như Vitalik Buterin khi bị chỉ trích vì sử dụng Railgun đã đáp trả bằng "bản tuyên ngôn về quyền riêng tư" như sau:
Edited so that cropping doesn't remove the logo 🙂 pic.twitter.com/G8Tc2pqcqg
— vitalik.eth (@VitalikButerin) April 15, 2024
"Quyền riêng tư là điều bình thường.Quyền riêng tư dành cho người tốt.Quyền riêng tư bảo vệ chúng ta khỏi sự phân biệt đối xử và khỏi bọn đánh cắp danh tính, và giữ cho lịch sử order đồ ăn của chúng ta không bị ai biết đến. Nó bảo vệ chúng ta khỏi những mạng xã hội như là nghe thấy chúng ta nói chuyện mà đề xuất quảng cáo vậy.[...]Quyền riêng tư là tự do, là phẩm cách, là bảo mật.Quyền riêng tư là điều bình thường."
Nhưng ở đâu cũng có 2 mặt của vấn đề. Mặt trái của quyền riêng tư cũng chính là "điểm yếu" chí mạng của ngành - là công cụ hữu hiệu đối với giới tội phạm.
Vào tháng 01/2023, FBI từng tuyên bố những kẻ tấn công mạng ở Triều Tiên đã sử dụng Railgun để rửa số Ether trị giá hơn 60 triệu USD từ vụ hack cầu nối Harmony năm 2022.
Công ty bảo mật blockchain Elliptic cũng từng gọi Railgun là “sự thay thế hàng đầu cho Tornado Cash”.
The North Korean hacker group Lazarus Group is also a user of the coin mixer Railgun. In January 2023, the US FBI also stated that North Korean cyber attackers used Railgun to launder more than $60 million worth of Ethereum stolen in June 2022. Railgun is seen as the main… https://t.co/N6kjfnFZ4b
— Wu Blockchain (@WuBlockchain) April 16, 2024
Bên cạnh việc là điểm đến của giới tội phạm tài chính, quyền riêng tư trong thị trường tiền mã hóa còn là "cái gai" trong mắt giới cầm quyền các nước những năm qua.
Chính phủ khắp nơi không thể cho phép một thị trường quá tự do, vượt ngoài khuôn khổ pháp luật như vậy hoạt động. Lại càng không thể để cho hàng trăm triệu USD hoặc thậm chí hàng tỷ đô luân chuyển qua lại xuyên biên giới nước mình mà không có biện pháp chế tài.
Đó cũng là nguyên nhân chính của bản án mà Mỹ áp lên sàn giao dịch Binance vào năm ngoái, vì không tiến hành đủ các biện pháp chống rửa tiền.
Sau đó Binance buộc phải tiến hành rà soát khách hàng Mỹ cũng như nâng cao các tiêu chuẩn niêm yết token.
Hay nói dễ hiểu hơn, khi người dùng giao dịch trên các sàn như Binance, Coinbase, danh tính, số tiền,... của họ đều được lưu trữ lại, gửi cho cơ quan pháp lý khi có yêu cầu.
Không chỉ riêng Binance hay ở phạm vi Hoa Kỳ, về cơ bản chúng ta hiện tại khi mở tài khoản, trading, mua bán P2P rồi cash out,... đều không thể vượt qua con mắt theo dõi của giới chức pháp lý. Khi crypto còn nhỏ bé hoặc chính quyền có những ưu tiên lớn hơn, chúng ta vẫn an toàn, tự do giao dịch.
Nhưng đến một khi không ai có thể "làm ngơ" trước dòng tiền luân chuyển quá lớn, đó chính là lúc cơ quan công quyền vào cuộc.
Điển hình nhất chính là Nigeria, từ một thị trường vô cùng thân thiện và cởi mở với crypto, Nigeria bỗng "quay xe" cáo buộc các sàn crypto làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia, cáo buộc Binance trốn thuế và yêu cầu cung cấp toàn bộ dữ liệu giao dịch của người dân.
Hay như Railgun hoặc các nền tảng máy trộn khác đều đối mặt với rủi ro rơi vào trạng huống tương tự Tornado Cash trong tương lai.
Trước những cáo buộc của cộng đồng, Railgun phủ nhận “tiếp tay” cho hacker Triều Tiên. Ngược lại dự án còn khẳng định mình đã ngăn chặn hành vi rửa tiền của Lazarus.
This is not true and it's false reporting. Firstly, that group is blocked from using the RAILGUN system by the "Private Proofs of Innocence" system which went live over a year ago. Secondly, it was a mistaken, false allegation in the first place.
— RAILGUN - Private & Anonymous DeFi (@RAILGUN_Project) April 16, 2024
"Đầu tiên, nhóm (Lazarus) đã bị chặn sử dụng hệ thống RAILGUN bởi Private Proofs of Innocence, một hệ thống đã hoạt động hơn 1 năm trước. Thứ hai, ngay từ đầu đây đã là một cáo buộc sai lầm."
Private Proofs of Innocence sử dụng bằng chứng mật mã học để đảm bảo dòng tiền vào smart contract của Railgun không đến từ danh sách những ví và giao dịch mà dự án tình nghi có dính líu với hoạt động tội phạm.
Rõ ràng người dùng đang nghiêng nhiều hơn về phía giao thức, khi Railgun vừa đạt tổng khối lượng giao dịch 1 tỷ USD kể từ khi đi vào hoạt động. Theo dữ liệu của Dune Analytics, tổng TVL của giao thức trên Ethereum đã vượt ngưỡng 25 triệu USD.
Các thông số về Railgun tính đến sáng ngày 17/04/2024. Nguồn: Dune Analytics
Dù vậy, Railgun có lẽ vẫn không phải là sản phẩm "market fit" đủ để thỏa mãn yêu cầu ẩn danh từ phía cộng đồng lẫn yêu cầu công khai từ phía giới chức.
Các nhà phát triển, các builder vẫn đau đáu đi tìm một giải pháp khả thi làm thỏa mãn giới cầm quyền mới có thể giúp duy trì sự phát triển của DeFi, hay rộng hơn là đưa toàn ngành "bước ra ánh sáng".
Với các bài học từ những người đi trước, từ sai lầm trong quá khứ lẫn tinh thần cầu tiến, không ngừng cải thiện, sớm thôi chúng ta sẽ thấy quyền riêng tư vẫn có thể sánh bước cùng các quy định pháp lý hiện hành.
Jane
Nguồn: Coin68