Ethervista khởi đầu là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) kết hợp nền tảng phát hành memecoin. Tầm nhìn của dự án là đưa Ethervista trở thành một multichain DeFi hub với đầy đủ bộ công cụ phục vụ các nhu cầu người dùng như Lending/Borrowing, Flash loan, Futures.
Những điểm khác biệt trong mô hình hoạt động của Ethervista
Là một DEX sinh sau đẻ muộn so với những người tiền nhiệm khổng lồ như Uniswap hay SushiSwap, vậy Ethervista đang có những chiến lược gì tạo ra lợi thế cạnh tranh. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu những điểm khác biệt trong mô hình hoạt động của dự án.
Trọng tâm mô hình hoạt động và cũng là yếu tố nền tảng tạo ra sự cạnh tranh cho Ethervista nằm ở mô hình AMM mới này.
Dự án lý luận rằng, các AMM truyền thống đang gặp phải một thách thức là thiếu cơ chế tạo ra sự khuyến khích cho các dự án blockchain hoạt động lâu dài. Vấn đề này do các dự án thường có xu hướng tập trung vào đường giá token, từ đó dẫn tới việc xả token trong lén lút hoặc rút thanh khoản một cách nhanh chóng. Đối với những Liquidity Provider cũng tương tự, các cơ chế khuyến khích không đủ để họ giữ việc cung cấp thanh khoản lâu dài.
Ethervista đã giới thiệu một mô hình AMM mới, hay nói đúng hơn là một cơ chế thu và phân bổ phí giao dịch mới nhằm ổn định quyền lợi cho dự án và nhà cung cấp thanh khoản.
Giao diện swap của Ethervista
Trước tiên, đối với các mô hình AMM truyền thống, điển hình là Uniswap thường áp dụng một mức phí tính bằng token cho mỗi giao dịch, khoản phí này được cộng dồn vào pool cho đến khi nhà cung cấp thanh khoản rút LP của họ.
Việc áp dụng cơ chế này sẽ khiến các Liquidity Provider chịu thêm rủi ro mất giá token bên cạnh Impermanent Loss. Ưu điểm của nó là giúp bể thanh khoản liên tục được mở rộng từ đó giảm thiểu trượt giá trong dài hạn (tuy nhiên sẽ xảy ra trượt giá cao hơn thông thường ở giai đoạn đầu).
Ethervista áp dụng cơ chế thu phí giao dịch cố định bằng ETH native coin. Mỗi giao dịch trên Ethervista DEX sẽ phải chịu một khoản phí giao dịch cố định bằng USD tính trên ETH, khoản phí này được những nhà tạo lập bể thanh khoản (LP Creator) thiết lập trong lần đầu tiên tạo pool.
Có 4 mức phí giao dịch được thiết lập bao gồm:
- LP buy fee: Phí USD cố định trả cho nhà cung cấp thanh khoản trên mỗi giao dịch mua.
- LP sell fee: Phí USD cố định trả cho nhà cung cấp thanh khoản trên mỗi giao dịch bán.
- Protocol buy fee: Phí USD cố định trả cho dự án trên mỗi giao dịch mua.
- Protocol sell fee: Phí USD cố định trả cho dự án trên mỗi giao dịch bán.
Các loại phí của Ethervista DEX
Các biến số phải được thiết lập tối thiểu là 1 USD và Ethervista DEX mặc định thu 1 USD, như vậy mỗi giao dịch phát sinh trên Ethervista DEX thì người dùng cần trả ít nhất 3 USD tính bằng ETH.
Thông tin của token VISTA
Ví dụ đối với VISTA là token chính của dự án Ethervista, khi người dùng thực hiện giao dịch mua một khối lượng VISTA bất kỳ sẽ bị tính phí 10 USD bằng ETH và 15 USD cho giao dịch bán.
Khoản Protocol fee sẽ được chuyển trực tiếp đến địa chỉ ví hoặc smartcontract do LP Creator thiết lập trước phục vụ cho hoạt động phát triển dự án. Chẳng hạn như Ethervista đang dùng khoản Protocol fee này để buy back & burn token VISTA của họ. Ở thời điểm viết bài có đến 2.9% tổng nguồn của token $VISTA bị đốt sau chưa đầy 3 tuần hoạt động.
LP fee là khoản phí dành cho những nhà cung cấp thanh khoản, nó được phân phối liên tục và “khéo léo" tới các LP thông qua một biến số gọi là Euler (đặt theo tên nhà toán học lỗi lạc Leonhard Euler).
Cơ chế phân phối phần thưởng Euler của Ethervista
Ở các AMM truyền thống, phần thưởng từ hoạt động cung cấp thanh khoản được phân phối dựa trên số lượng LP token nắm giữ. Ethervista bổ sung thêm một biến Euler để tạo ra thêm vector thời gian cho hoạt động phân phối phần thưởng. Có nghĩa là, thay vì chỉ dựa vào số lượng token LP nắm giữ thì Ethervista đo đếm chính xác phần thưởng mà LP nhận được trên từng giao dịch, càng cung cấp thanh khoản lâu, phần thưởng nhận được càng nhiều, tạo ra sự công bằng cho người cung cấp thanh sớm với số lượng ít so với người cung cấp thanh khoản sau với số lượng nhiều.
Cụ thể nó hoạt động như sau, khi LP Creator khởi tạo cặp giao dịch, một biến số Euler sẽ được tạo ra để theo dõi phần thưởng thanh khoản, ban đầu nó có giá trị bằng 0 và được cập nhật sau mỗi giao dịch theo công thức dưới.
Công thức tính toán biến số Euler của Ethervista
Trong đó:
Khi một người dùng mới cung cấp thanh khoản cho cặp giao dịch đó, bên cạnh LP token nhận được, một biến số euler khởi tạo gọi là euler0 được gán cho LP đó với giá trị bằng với giá trị euler hiện tại Euler0 (của LP) = Eulern.
Sau một thời gian hoạt động, những người cung cấp thanh khoản sẽ nhận được một chuỗi biến số euler như sau: { Euler1, Euler2, Euler3, Euler4.. Eulern}. Chuỗi này sẽ là căn cứ tính toán phần thưởng nhận được của LP đó. Công thức tính phần thưởng:
Công thức tính phần thưởng cung cấp thanh khoản của Ethervista
Trong đó:
Với mô hình phân phối phần thưởng như vậy sẽ giúp theo dõi phần thưởng từ hoạt động cung cấp thanh khoản chính xác trên từng giao dịch. Từ đó tạo ra một môi trường công bằng giữa những nhà cung cấp thanh khoản và thúc đẩy họ duy trì cung cấp thanh khoản lâu dài.
Quay trở lại với nội dung Ethervista thu phí giao dịch cố định bằng ETH thay vì token trong cặp giao dịch, chúng ta sẽ đi sâu hơn để xem tác động của nó thông qua một ví dụ cụ thể:
Ví dụ so sánh giữa Uniswap và Ethervista
Cho một cặp giao dịch hai token A/B với giá trị trong Pool thanh khoản hiện tại là 1.200 token A và 400 token B.
Cả hai AMM Uniswap và Ethervista đều hoạt động theo mô hình K = X * Y
Giả sử có một lệnh Swap token A => B với khối lượng A = 3 token. Các thay đổi trong Pool như sau:
Bây giờ là thời điểm tạo ra sự khác biệt, đối với Ethervista, dự án thu trực tiếp bằng ETH, khoản phí này được chuyển sang các địa chỉ riêng không liên quan tới pool thanh khoản, nên các thông số trong Pool của cặp giao dịch đến đây là kết thúc, không còn biến động.
Còn với Uniswap và đa số các AMM khác trên thị trường, khoản phí giao dịch được tính bằng token (trong ví dụ này là token A), số token này sẽ được thêm trở lại vào pool thanh khoản. Do vậy, các biến động mới của pool như sau:
Như vậy, đối với Uniswap sau mỗi giao dịch một lượng token nhỏ được thêm vào Pool đẩy giá tham chiếu đi xa hơn so với Ethervista, nhưng bù lại, nó làm hằng số thanh khoản K tăng lên, trong ngắn hạn giá của Uniswap có thể biến động nhiều hơn nhưng về dài hạn khi hằng số K tăng lên đáng kể sự trượt giá trong mỗi giao dịch sẽ giảm đi nhiều so với Ethervista.
Còn đối với Ethervista, tuy rằng không có cơ chế làm giảm sự trượt giá trong dài hạn nhưng tính ổn định lại được duy trì xuyên suốt.
Các bạn có thể đọc lại bài viết về AMM tại đây để hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của các pool thanh khoản.
Như đề cập trong phần trên, khoản phí cố định nhỏ nhất mà người dùng phải chịu là $3/giao dịch, chúng ta sẽ thử tính toán thử để xem khối lượng giao dịch bằng nhiêu thì người dùng sẽ có lợi.
Bảng so sánh phí giao dịch của các DEX phổ biến
Các phiên bản DEX truyền thống v2 cũ như Uni, Sushi hay Pancake áp dụng một mức phí cố định là 0.3% khối lượng giao dịch. Phiên bản v3 áp dụng hình thức chia Fee Tier do các LP lựa chọn dàn trải từ 0.01% đến 1%.
Trong trường hợp tối thiểu, một lệnh swap trên Ethervsita chịu $3 phí, tương ứng với 1.000 USD khối lượng giao dịch trên Uniswap v2 và từ 300-30.000 USD trên v3 tuỳ theo fee tier. Như vậy nếu giao dịch với khối lượng lớn hơn 1.000 USD mà pair đó không có phiên bản v3 thì Ethervista có lợi hơn.
Tuy nhiên đó là trường hợp tối thiểu, hiếm khi các LP Creator đặt mức fee đó, thông thường các pair trên Ethervista sẽ có mức phí dao động từ $5 - $10/giao dịch.
Hãy nhìn sang các ô được đánh dấu màu đỏ lấy ví dụ cho trường hợp mức phí là $10. Để đạt được lợi ích về swap fee thì khối lượng giao dịch trên Uniswap v2 cần lớn hơn 3.300$ và từ 1.000 đến 100.000 USD trên phiên bản v3.
Nhìn chung, xét về khía cạnh người dùng phổ thông với khối lượng giao dịch nhỏ đến trung bình không có nhiều lợi thế cạnh tranh cho Ethervista, đặc biệt đối với các pool v3 có mức phí nhỏ thì Ethervista càng ít lợi thế cạnh tranh.
Xét ở góc nhìn tổng quan mô hình hoạt động, Ethervista đang muốn xây dựng nhiều hơn giá trị cho dự án và những người cung cấp thanh khoản.
Ethervista hướng các dự án tìm kiếm lợi ích từ số lượng giao dịch chứ không chỉ là đường giá token. Từ đó khuyến khích họ đưa dự án đi trên chặng đường dài, tạo ra nhiều giao dịch. Một mặt mô hình này cũng khuyến khích sự cam kết của các LP thông qua dòng thu nhập thụ động bằng đồng native ETH từ phí giao dịch.
Memecoin có lẽ là từ khoá hot nhất chu kỳ khi hệ sinh thái nào cũng muốn chiếm lấy một phần của keyword này. Không biết đã có bao nhiêu memecoin season diễn ra, nhưng phong trào này chưa bao giờ nguội.
Khởi động với PEPE trên Ethereum giai đoạn giữa năm ngoái 2023, tiếp theo là Bitcoin memecoin cuối 2023 đầu 2024. Sau đó là một memecoin season lớn chưa từng có trên Solana biến nhận diện thương hiệu của mạng lưới này từ Parallel Blockchain tốc độ cao thành “meme chain”, số lượng token tạo mới trong tháng cao điểm của Solana cán mốc xấp xỉ nửa triệu. Kế đó là Base meme season, Ton meme season, Tron meme season.
Đi một vòng lớn nhưng từ sau sự kiện Ethereum Spot ETF mạng lưới này lại trở nên ảm đạm một cách lạ thường. Những người mến mộ Ethereum và meme luôn mong mỏi phong trào memecoin trở lại với hệ sinh thái có thanh khoản lớn nhất thị trường crypto này.
Tương tự như pump.fun trên Solana hay sunpump.meme trên Tron, Ethervista đang có ý đồ đưa phong trào memecoin trở lại Ethereum thông qua nền tảng phát hành memecoin của họ.
Ethervista cung cấp một bộ công cụ với thao tác khá đơn giản để người dùng tạo ra một token riêng. Người dùng chỉ cần nhập vào tên, ký hiệu, tổng cung và ấn Create là xong.
Giao diện tạo token của Ethervista
Khác với các nền tảng phát hành memecoin khác, Ethervista không hẳn là fair launch, quá trình phát hành token của nó chia làm 3 bước chính: tạo token, add LP và cuối cùng là cập nhật metadata.
Nếu như đối với pumpfun hay sumpump, toàn bộ tổng cung sẽ được đưa ra thị trường dưới dạng bonding curve, người tạo nếu muốn sở hữu thì vẫn cần bỏ tiền vào mua. Còn với Ethervista, người tạo có thể tùy ý thêm cặp thanh khoản số lượng bất kỳ. Điều này có thể gây rối cho những người không rành công nghệ trong việc kiểm tra toàn bộ tổng cung token được đẩy ra thị trường hay chưa.
Số lượng cặp giao dịch được tạo trên Ethervista. Nguồn: Dune, ngày 18/09/2024
Theo dữ liệu từ Dune (@0xToolman), sau 3 tuần hoạt động đã có 959 cặp token được tạo, 198.000 lần swap và 458 triệu USD khối lượng giao dịch.
AMM DEX và memecoin launch là hai tính năng nổi bật nhất của Ethervista ở thời điểm hiện tại, bên cạnh đó, với tầm nhìn trở thành một multichain DeFi hub thì Ethervista đang phát triển các chức năng khác bao gồm:
Với core concept là ETH native fixed fee thì dự kiến các tính năng trên cũng sẽ được áp dụng mô hình tương tự.
Bên cạnh đó, đầu tuần vừa rồi, dự án đã triển khai thành công lên mạng lưới Base và Arbitrum, sắp tới là Soneium (Layer 2 của Sony), một bước tiến trong kế hoạch hiện thực hóa tầm nhìn multichain của mình.
Nhìn chung, với Ethervista cá nhân mình đánh giá không phải là một sự đột phá về mặt công nghệ hay mô hình hoạt động, mà là sự lựa chọn có cải tiến. Ethervista đã lựa chọn một mô hình khuyến khích cao cho dự án và nhà cung cấp thanh khoản, thúc đẩy họ duy trì sự cam kết lâu dài, vấn đề còn lại nằm ở sự chấp nhận của người dùng.
Memecoin có lẽ cũng là một lựa chọn tốt cho Ethervista, thay vì phải cạnh tranh trực diện với những gã khổng lồ DEX thì xây dựng hệ sinh thái xoay quanh phong trào memecoin có phần giúp dự án dễ thở hơn trong giai đoạn khởi động.
Với những gì dự án đã và đang làm được có thể thấy đội ngũ Ethervista là những người có kiến thức chuyên môn và có kinh nghiệm trong lĩnh vực crypto.
Trên đây là các thông tin về mô hình hoạt động của Ethervista - multichain DeFi hub & memecoin launch, hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu.
Kudō
Nguồn: Coin68