Kyros Kompass #8: Tổng quan về Internet of Blockchain
Khả năng mở rộng, tính phi tập trung, và tính bảo mật đã luôn là thách thức đối với ý tưởng về một mạng internet phi tập trung do các vấn đề của blockchain thế hệ đầu tiên Bitcoin, Ethereum và các biến thể của chúng. Trong lúc chúng ta vẫn đang chờ đợi bản nâng cấp của Ethereum 2.0, Nền tảng hợp đồng thông minh thế hệ mới như Cosmos, Polkadot và Avalanche mang đến những đề xuất đầy hứa hẹn cho Internet of Blockchain. Thuật ngữ Internet of Blockchain đề cập đến các blockchain dành riêng cho ứng dụng cùng tồn tại và tương tác với nhau. Với một số mạng đa chuỗi đang được phát triển, không có gì chắc chắn để dự báo người chiến thắng trong cuộc đua khả năng mở rộng giữa Nền tảng hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu sâu hơn và khám phá những ý tưởng cơ bản bên trong mỗi ý tưởng.
Cosmos, Polkadot và Avalanche có những điểm khác biệt quan trọng ở cấp độ giao thức (ví dụ: phương thức đồng thuận, cấu trúc liên kết bảo mật kinh tế) ảnh hưởng đến khả năng của nền tảng (ví dụ: giao tiếp liên chuỗi, nền kinh tế token, các loại ứng dụng) và cách họ phát triển mạng lưới của mình (ví dụ: tham gia của trình xác thực, phân bổ staking). Bài viết này nhằm mục đích phân tích sự khác biệt giữa các kiến trúc này và sự đánh đổi của chúng.
Trước khi đi sâu vào chủ đề Internet of Blockchain, chúng tôi sẽ diễn giải một vài thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong bài viết này với mục đích giúp người đọc có thể hiểu chủ đề “Internet of Blockchain” một cách toàn diện hơn.
Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các blockchain chưa thể tối ưu hoá do phải đánh đổi một trong ba thuộc tính bao gồm khả năng mở rộng, tính phân quyền và tính bảo mật khi xây dựng chúng.
Khi hơn ⅔ các node trong mạng lưới hoạt động trung thực, blockchain không thể bị fork nhưng nếu việc này xảy ra (và ⅓ lượng cổ phần bị đốt do những hành vi sai trái như vậy), hệ thống có thể chỉ ra danh tính của những các thực thể xấu và trừng phạt họ thông qua việc slashing.
Sự đồng thuận xảy ra khi hệ thống blockchain thống nhất được với nhau về với về tính hợp lệ của một giao dịch trước khi nó được thêm vào khối.
Vấn đề này được đề cập lần đầu tiên bởi Ryan Zarick – đồng sáng lập và CTO của LayerZero Labs trong việc xây dựng một cầu nối blockchain, các nhà phát triển sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi giữa ba thuộc tính sau đây:
Light client là một phần mềm hoặc ứng dụng giúp người dùng tương tác với blockchain mà không cần lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên đó.
Không giống như các blockchain khác, Avalanche có 3 mạng riêng biệt để xử lý các tác vụ khác nhau trên mạng: X-Chain để giao dịch tài sản, C-Chain để khởi tạo hợp đồng thông minh và P-Chain để điều phối nền tảng tổng quan.
Nguồn ảnh: Avalanche Documents
Cơ chế đồng thuận của Avalanche là Directed Acyclic Graph (mạch hở đồ thị có hướng) mà trong đó, một node liên tục truy vấn các node khác về tính hợp lệ của giao dịch, và tác vụ này sẽ được lặp lại liên tục trong vài vòng (lưu ý rằng số vòng được lặp lại sẽ là ngẫu nhiên, không được định trước). Nó cũng sẽ bao gồm một bộ đếm độ tin cậy để đại diện cho số lần mà phần lớn mạng lưới chấp nhận tính hợp lệ của một giao dịch.
Ví dụ, mạng phải chọn ra một trong hai màu là xám và vàng. Một node (được ký hiệu là node A) hiện đang chọn màu xám. Trong vòng tiếp theo, node A sẽ hỏi các node khác xem các node ấy đang chọn màu gì: nếu (i) phần lớn mạng lưới cho ra kết quả màu vàng VÀ (ii) trong những vòng trước, số lần mạng lưới chọn màu vàng lớn hơn số lần chọn màu xám (dựa vào bộ đếm tin cậy) thì nút A sẽ chuyển sang chọn màu vàng. Quá trình này được lặp lại giữa tất cả các node cho đến khi đạt được sự đồng thuận.
Nguồn ảnh: Seq
Bởi vì cơ chế này là không phụ thuộc vào một tác nhân chủ chốt và số lượng node có thể tham gia vào mạng là vô hạn nên nó đáp ứng yêu cầu về sự phi tập trung cần có của công nghệ blockchain.
Để xây dựng một subnet, dự án trước hết phải là thành viên của mạng Avalanche chính (đã có dự án trên Avalanche), và phải stake ít nhất 2.000 AVAX. Về tầm nhìn dài hạn, điều này đem đến một giải pháp mở rộng khả dĩ cho những dự án đang được xây dựng trên mạng chính của Avalanche, nhưng bù lại, chúng ta sẽ nhìn thấy một sự đánh đổi về việc chảy máu thanh khoản khi một subnet có thể phát triển tốt hơn và thu hút dòng tiền mạnh mẽ hơn về cho mình.
Với sự trợ giúp của mạng con (subnet), Avalanche đảm bảo khả năng mở rộng của mạng và cho phép lập trình viên tùy chỉnh blockchain của mình trên những mạng con này một cách dễ dàng, phù hợp cho các doanh nghiệp cần xây dựng blockchain riêng hoặc cần khởi tạo một dự án mới nhưng với có các cơ chế pháp lý khác nhau tùy theo từng đất nước.
Vì một node luôn có thể thay đổi sự lựa chọn của mình dựa trên mức độ tin cậy tích lũy sau mỗi vòng, trạng thái cân bằng (equilibrium) của mạng luôn được giữ cho không ổn định, do đó ngăn chặn được các node gây hại tấn công toàn bộ mạng.
Hãy tưởng tượng rằng, đây là một cuộc vật tay giữa các node trung thực và không trung thực. Trạng thái vật tay không bao giờ được giữ yên, cho nên gần như người thắng cuộc sẽ là người trụ được lâu nhất. Với các node không trung thực, họ thực sự phải “giằng co” khá lâu với đối thủ của mình (các node trung thực), và điều này làm cho việc giành chiến thắng (tức thành công trong việc tấn công vào toàn bộ hệ thống) trở nên hao tốn sức lực hơn rất nhiều.
Nguồn ảnh: Portland State University BSP Lab
Một vấn đề của Avalanche là nó không có hình phạt (slashing). Điều này có thể giúp làm giảm rào cản để trở thành node, nhưng cũng có thể gây rủi ro cho sự an toàn của hệ thống. Hơn nữa, bởi vì các quyết định của node cho một giao dịch trên Avalanche luôn có thể được thay đổi khi có đủ độ tin cậy (tức thỏa mãn điều kiện của bộ đếm tin cậy), nên rất khó để phát hiện ra các node gây hại trong mạng. Nói cách khác, mạng lưới của Avalanche không thỏa mãn được yêu cầu về trách nhiệm giải trình (accountability).
Tình trạng hiện tại của Avalanche
Tại thời điểm viết bài, Avalanche có 19 mạng con (subnet) với 1,609 node và gần 640,000 địa chỉ đang hoạt động trên cả C-Chain và mạng con trong tháng 4 năm 2022.
Mạng con đầu tiên được triển khai trên Avalanche là của DeFi Kingdoms, tựa game nổi tiếng trên blockchain Harmony. Số lượng hợp đồng độc nhất được triển khai (unique contracts deployed) trên mạng chính của DeFi Kingdoms đã lên tới 218, tăng khoảng 8 lần kể từ khi ra mắt vào tháng 3 năm 2022.
Apricot – bản nâng cấp của chuỗi khối Avalanche, đã phát hành đến Giai đoạn 5 vào tháng 11 năm 2021 với những cải tiến lớn, đặc biệt là giúp giảm đi phí gas khi giao dịch. Gần đây nhất, phiên bản tiền biên dịch (precompile) của tính năng transaction allowlist đã được ra mắt trên Avalanche, hỗ trợ xây dựng mạng con KYC / riêng cho doanh nghiệp hoặc chính phủ để thúc đẩy sự đón nhận.
Chính thức ra mắt vào năm 2020, Polkadot nhằm giải quyết vấn đề về khả năng tương tác giữa các blockchain. Nó đạt được điều này nhờ (i) relay-chain, tác nhân điều phối sự đồng thuận, tương tác & thông tin trên Polkadot, (ii) hệ thống các para-chain, bao gồm các chain xử lý các giao dịch một cách độc lập với nhau và (iii) para-threads, hoạt động giống như para-chain nhưng phục vụ cho mục đích ngắn hạn.
Các para-chain trên Polkadot sẽ được thừa hưởng tính bảo mật của relay-chain. Hơn thế nữa, cơ chế đồng thuận của mạng lưới Polkadot có tách biệt việc sản xuất khối (block production) và hoàn thành giao dịch (transaction finalization). Khi sản xuất khối, các node sẽ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Mặt khác, các node sẽ bỏ phiếu cho chuỗi mà họ cho là hợp lệ nhất và đối với những chuỗi có hơn ⅔ node lựa chọn, block mới nhất của chúng sẽ được gắn vào chain chính của Polkadot. Những cơ chế bên trên sẽ cho phép chuỗi có khả năng mở rộng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật và tốc độ khi xử lý các giao dịch.
Nguồn ảnh: asynchronous rob
Hiện tại, để trở thành một node đang hoạt động của Polkadot, người mới phải có ít nhất 1.75 triệu DOT, tương đương với 30 triệu USD. Ngoài ra, mỗi chuỗi chỉ yêu cầu 5 node, và có thể thấy đây là sự hy sinh giữa khả năng mở rộng và tính bảo mật. Polkadot cũng có thời gian xử lý giao dịch dài hơn (12-60 giây), lâu hơn nhiều so với tốc độ vài giây của Avalanche hay Cosmos. Ngoài ra, các suất để trở thành para-chain trên Polkadot bị hạn chế ở con số 100, do đó cũng ngăn cản các dự án khác xây dựng và mở rộng trên chuỗi của Polkadot.
Tình trạng hiện tại của Polkadot
Vào thời điểm viết bài, Polkadot có 14 chuỗi para-chain, 15 para-thread với 297 trình xác thực và gần 526,197 địa chỉ ví hoạt động vào tháng 4 năm 2022.
Mỗi para-chain có thể được phân thành 3 loại: DeFi, Nền tảng hợp đồng thông minh và Cơ sở hạ tầng. Tất cả chúng đều tồn tại để cung cấp nhiều loại sản phẩm và làm phong phú thêm sự đa dạng của hệ sinh thái Polkadot.
Hệ sinh thái Polkadot
XCMv2 (định dạng thông tin cốt lõi giữa các para-chain của Polkadot), đã hoàn thành đợt kiểm tra (audit) thứ hai và XCMv3 đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng.
Cosmos là một mạng lưới bao gồm nhiều blockchain song song độc lập được gọi là Zone, được hỗ trợ bởi thuật toán đồng thuận Tendermint Core. Những Zone này sẽ liên kết với các Hubs – với nhiệm vụ là cầu nối tương tác giữa các Zone. Hub và Zone tương tác với nhau thông qua giao thức IBC (Inter-blockchain communication). Tầm nhìn đằng sau Cosmos là trở thành internet của Blockchain, một mạng lưới các blockchain có khả năng tương tác với nhau theo hình thức phi tập trung và vẫn giữ được chủ quyền riêng.
Nguồn: Cosmos.network
Một bộ công cụ mã nguồn mở như Tendermint, Cosmos SDK và IBC cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng blockchain có khả năng tùy chỉnh, mở rộng và tương tác một cách nhanh chóng. Các công cụ này có khả năng giải quyết các trở ngại về khả năng mở rộng, khả năng sử dụng và chủ quyền.
Tendermint BFT quản lý mạng lưới blockchain và lớp đồng thuận, trao lớp ứng dụng cho các nhà phát triển. Tendermint được kết nối với ứng dụng bằng giao thức ổ cắm (một kiểu vận chuyển dữ liệu) được gọi là Application Blockchain Interface (ABCI). ABCI cho phép các ứng dụng được viết bởi bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, do đó giúp các nhà phát triển dễ dàng hơn trong việc xây dựng trên Tendermint và đồng thời có thể tự do điều chỉnh các blockchain của họ.
Ba lợi ích của Tendermint đối với các nhà phát triển bao gồm sự đơn giản, hiệu năng tuyệt vời và giải trình có trách nhiệm.
Đồng thuận Tendermint cho phép các hub/zone tiến hành hàng ngàn giao dịch mỗi giây, với độ trễ cam kết ở mức 6-7 giây. Đáng chú ý, không có giới hạn về số lượng của hub/zone được xây dựng trên Cosmos.
Thêm vào đó, một lợi ích khác của thuật toán đồng thuận Tendermint là “security light client” được đơn giản hóa, do đó giải quyết các vấn đề về quy mô cho Cosmos.
Cosmos SDK sắp xếp tiến trình của các ứng dụng blockchain. Bộ công cụ này chứa một loạt các mô-đun được tạo sẵn mà từ đó các nhà phát triển có thể lựa chọn như mong muốn trong việc xây dựng chuỗi.
Nguồn: Cosmos.network
Cosmos SDK đã được sử dụng để xây dựng nhiều blockchain dành riêng cho ứng dụng. Cosmos Hub, IRIS Hub, Binance Chain, Terra hoặc Kava và nhiều blockchain khác cũng đang xây dựng trên Cosmos SDK.
Mỗi Zone và Hub trong Cosmos đều có một bộ node riêng và các giả định tin cậy khác nhau, cho phép nó kế thừa tính bảo mật và khả năng tương tác của mạng Cosmos mà không phải hi sinh quyền kiểm soát. Kiến trúc Cosmos đạt được điều này bằng cách sử dụng một hub “trung tâm” với các zone “tự trị”, nơi quyền biểu quyết đối với mỗi khu vực được phân bổ dựa trên một khu vực địa lý chung.
Nguồn: Cosmos.network
Sự kết nối giữa các blockchain đạt được thông qua giao thức IBC (Inter-Blockchain Communication). Sau khi được tích hợp, IBC cho phếp zone và hub mở các cổng giao tiếp giữa nhau, đóng vai trò như một đường truyền thông tin, có nghĩa là các blockchain có sự khác nhau về ứng dụng và bộ node có thể tương tác với nhau. IBC là nền tảng của mạng lưới có chủ quyền này.
Nguồn: Cosmos.network
Cosmos Hub là một trong nhiều hub trong mạng lưới, và không có một hub trung tâm hoặc giới hạn về số lượng zone/hub có thể được tạo ra. Sự đồng thuận của Tendermint được giới hạn trong khoảng 200 node trước khi hiệu suất bắt đầu suy giảm, do đó làm giảm sự phân quyền của mạng. Giới hạn số lượng node trong hệ thống dẫn tới rào cản cao để trở thành một node. Hiện tại, để trở thành một node trong Cosmos Hub, một cá nhân cần nắm giữ tối thiểu 47k ATOM (tương đương 1 triệu USD).
Hệ sinh thái có cấu trúc mạng phân mảnh trong đó các blockchain riêng biệt có thể có bộ node riêng và kết nối với nhau thông qua các cầu nối khi cần thiết. Cơ chế này bị cho rằng “an toàn như chuỗi yếu nhất” vì khi một chuỗi có độ an toàn cao chấp nhận tài sản, dữ liệu từ một chuỗi kém an toàn nhất, nó sẽ trở nên kém an toàn. Tuy nhiên, phiên bản sắp tới của IBC sẽ sử dụng cơ chế chia sẻ bảo mật.
Mặc dù IBC là một bước tiến quan trọng đối với tiện ích của Cosmos Hub, nhưng IBC không phải là trung tâm duy nhất xác nhận các giao dịch chuỗi chéo. Kiến trúc siêu mô-đun của Cosmos cho phép các trung tâm khác cạnh tranh để dành thị phần. Điều này phần nào đó ảnh hưởng đến triển vọng của Cosmos Hub và ATOM.
Ý tưởng cho các hub trong hệ sinh thái Cosmos là trợ thành hub có danh tiếng cao nhất, thu được nhiều giao dịch và phí mạng lưới. Tuy nhiên, các giao thức phân quyền nên nhắm tới việc có một mô hình kinh tế tinh gọn và hiệu quả, điều này sẽ giới hạn phần doanh thu chia sẻ của các node. Vì sự tồn tại và cạnh tranh của các Hub, Cosmos Hub do đó token ATOM sẽ đối mặt với khả năng không còn đặc quyền trong hệ sinh thái khi các hub khác phát triển mạnh mẽ hơn.
Tình hình hiện tại của Cosmos
Nâng cấp Theta: Cho phép các blockchain khác với Interchain Accounts có thể tạo và kiểm soát tài khoản trên Cosmos Hub.
Nâng cấp Rho: Cho phép Cosmos Hub thực hiện các giao dịch nguyên bản trên các chuỗi khác.
Đội ngũ phát triển của Cosmos có kế hoạch thêm hình thức chia sẻ bảo mật (shared security) vào Cosmos Hub. Tính năng này sẽ cho phép các mạng lưới Cosmos SDK được thừa hưởng bảo mật từ Cosmos Hub. Hình thức này chưa được miêu tả rõ ràng như của Polkadot.
Ở cấp độ cao, các staker của Cosmos Hub có thể ủy thác lượng ATOM để đảm bảo bảo mật cho các zone khác nhau để thu phí và nhận được các ưu đãi.
Kế hoạch phát triển của Cosmos
LayerZero là một giao thức tương tác omnichain, có khả năng trao đổi thông điệp tới bất kỳ hợp đồng nào trên bất kỳ chuỗi nào. Nó cũng cho phép các ứng dụng của người dùng có toàn quyền kiểm soát đối với kiến trúc và cách diễn giải của nền tảng. LayerZero là một lớp truyền tải thông tin cho phép các hợp đồng thông minh tương tác với nhau trên các chuỗi.
Nguồn: Medium
LayerZero là một điểm cuối trên chuỗi có thể định cấu hình của Ứng dụng người dùng (UA) chạy một Node siêu nhẹ (ULN). Để chuyển thông điệp giữa các điểm cuối trên chuỗi, LayerZero dựa vào hai bên: Oracle và Relayer, để truyền thông điệp giữa các điểm cuối trên chuỗi.
Bằng cách cung cấp các giao dịch trực tiếp trên tất cả các chuỗi mà không cần phải dựa vào người giám sát đáng tin cậy hoặc các giao dịch trung gian, LayerZero đáp ứng quy tắc về tài sản gốc.
Về đặc tính hợp nhất thanh khoản, việc cho phép các giao dịch lưu chuyển tự do giữa các chuỗi mang lại cơ hội cho người dùng hợp nhất các thanh khoản bị phân mảnh đồng thời tận dụng đầy đủ các ứng dụng trên các chuỗi riêng biệt nhờ sự kết hợp của hai thực thể độc lập: Oracle và Relayer.
LayerZero đủ tổng quát để chạy trên bất kỳ chuỗi nào, trên toàn bộ các giả định về bảo mật và khả năng mở rộng, do đó đáp ứng nhu cầu về sự xác nhận đảm bảo.
Một giao dịch xuyên chuỗi bao gồm một giao dịch tA trên A, một giao thức giao tiếp giữa A và B, và một thông điệp m. Theo các trạng thái giao dịch hợp lệ, m được giao nếu và chỉ khi tA được cam kết và hợp lệ. Ý tưởng quan trọng đằng sau LayerZero là nếu 2 thực thể riêng biệt xác nhận tính hợp lệ của một giao dịch (trong trường hợp này là tA), thì chuỗi B có thể chắc chắn rằng tA là hợp lệ.
Nguồn: LayerZero.network
LayerZero thực hiện điều này bằng cách tích hợp hai thực thể riêng biệt: một Oracle, cung cấp tiêu đề khối và một Relayer, cung cấp các bằng chứng liên quan đến giao dịch nói trên.
LayerZero sử dụng các thuộc tính bảo mật của các oracles đã được thiết lập (Chainlink và Band) với một lớp bảo mật bổ sung thông qua hệ thống chuyển tiếp mở bằng cách phân chia nhiệm vụ giữa Oracle và Relayer. Mặc dù mới nhìn thì đây có thể là một điểm khác biệt nhỏ, nhưng các phân nhánh của nó rất sâu rộng. Đối với người mới bắt đầu, điều đó có nghĩa là bảo mật trong trường hợp xấu nhất của mạng mới này vẫn ngang bằng với Oracle. Nếu bạn chọn Chainlink làm oracle của mình, mọi hành động độc hại trong hệ thống vẫn phụ thuộc vào việc đánh bại Chainlink DON trước. Ngay cả khi sự đồng thuận của Oracle bị hỏng, nó cũng đòi hỏi sự thông đồng tích cực của Relayer.
Nguồn: Medium
Việc triển khai LayerZero Endpoint – giao diện của LayerZero là một ứng dụng trên chuỗi nhẹ, trên nhiều chuỗi cho phép các giao dịch xuyên chuỗi. LayerZero Endpoint hiện được triển khai dưới dạng một loạt các hợp đồng thông minh trên mỗi chuỗi trong mạng LayerZero. Chức năng cốt lõi của LayerZero Endpoint được gói gọn trong ba mô-đun: Communication, Validation, and Network.
Một điểm chính của LayerZero Endpoint là thay vì sao chép và lưu trữ các tiêu đề khối bên trong máy khách, nó ủy quyền nhiệm vụ tìm nạp các tiêu đề liên chuỗi cần thiết và các bằng chứng giao dịch cho các thực thể ngoài chuỗi: Oracle và Relayer. Điều này dẫn đến việc các LayerZero Endpoint cực kỳ nhẹ, khiến chúng tiết kiệm chi phí ngay cả trên các chuỗi đắt tiền như Ethereum.
Nguồn: LayerZero.network
Ngoài các mô-đun cốt lõi, LayerZero Endpoint có thể được mở rộng thông qua Thư viện, là các hợp đồng thông minh phụ trợ xác định cách xử lý giao tiếp cho một chuỗi cụ thể. Mỗi chuỗi trong mạng LayerZero có một Thư viện được liên kết và mỗi Endpoint bao gồm một bản sao của mỗi Thư viện.
Tình trạng hiện tại của LayerZero
LayerZero hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và đã ra mắt trên các mạng tương thích với EVM như Ethereum, Avalanche, Polygon, BNB Chain, Fantom, Arbitrum và Optimism, với các tích hợp trên Solana và Cosmos sắp ra mắt.
Mặc dù ứng dụng đầu tiên tích hợp với LayerZero là Stargate – một giao thức vận chuyển thanh khoản, nhưng cần nhấn mạnh rằng việc cho vay xuyên chuỗi, tổng hợp lợi nhuận và giao dịch chỉ là bước khởi đầu.
Cập nhật bảo mật
Triển khai The Dome, một hệ thống (ở cấp trình chuyển tiếp) ngăn chặn tất cả các cuộc tấn công từ các hợp đồng độc hại bên ngoài khiến chúng trở nên vô dụng.
Các mạng đa chuỗi như Cosmos, Polkadot và Avalanche cung cấp cơ sở hạ tầng đáng chú ý để hỗ trợ phát triển mạng lưới các blockchain, chứng minh rằng mô hình đa chuỗi hoạt động hiệu quả và là một cải tiến so với Bitcoin và Ethereum hiện nay. Cuối cùng, những cái tên này sẽ có thể hỗ trợ hàng triệu người dùng hoạt động hàng ngày và hiện thực hóa tầm nhìn Web3 do người dùng sở hữu và quản lý.
Sự đồng tồn tại của các kiến trúc này là một cải tiến cho internet phi tập trung, nếu chỉ dựa trên dữ liệu về hoạt động phát triển và tổng số địa chỉ đang hoạt động, Avalanche hiện đang dẫn đầu. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là mỗi nền tảng sẽ có các ưu tiên và hạn chế khác nhau phù hợp với các trường hợp cụ thể, mục tiêu phát triển riêng mà chúng đã đề ra.
Kyros Ventures
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68