Điểm thưởng “points” đang ngày càng được nhiều dự án crypto sử dụng để lôi kéo người dùng, ẩn ý về việc sắp tiến hành airdrop token.
Các dự án crypto đã tạo ra hơn 115 tỷ điểm thưởng “points”. Ảnh: Hersch trên X (Twitter)
Điểm thưởng “points” là xu hướng nổi lên trong lĩnh vực crypto những tháng qua, được các dự án sử dụng để thu hút người sử dụng, nhà đầu cơ và những người săn airdrop. Có người gọi đây là một cách thức mới để tạo ấn tượng trong mắt cộng đồng, nhưng cũng có ý kiến cho rằng nó chỉ là mốt nhất thời và đang bị lợi dụng quá mức.
Points là điểm thưởng được dự án ghi nhận cho người dùng sau khi hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể, như là cung cấp thanh khoản và swap token. Tuy nhiên, đây chỉ là một hình thức tính điểm riêng lẻ và không được ghi nhận lên blockchain. Việc có điểm thưởng là “ẩn ý” cho việc dự án có thể sẽ tiến hành airdrop mà không cần phải đưa ra lời xác nhận chính thức, từ đó thu hút được người dùng mới.
Kể từ khi friend.tech khởi đầu trào lưu points vào tháng 08/2023, tính điểm thưởng cho người sử dụng ứng dụng mạng xã hội này để phục vụ cho sự kiện mainnet được lên lịch vào cuối tháng 02/2024, mô hình ấy đã nhanh chóng được áp dụng bởi Blast, MarginFi, Rainbow Wallet, Rabby Wallet, Scallop, Fraxtal, Lava Network, Drift Protocol, Azuki, Magic Eden, Orbiter Finance, EigenLayer,...
Thành công của points là không thể bàn cãi, khi không tốn quá nhiều công sức nhưng lại giúp dự án quảng bá tên tuổi khắp thị trường và ghi nhận lượng lớn người dùng. Điển hình như việc friend.tech từ một cái tên vô danh nhanh chóng trở thành nền tảng SocialFi hàng đầu thị trường (dù hiện sức hút của nó đã hao hụt đáng kể), còn Blast thì thậm chí huy động được hơn 1,5 tỷ USD ETH chỉ trong vài tháng.
Theo thống kê độc lập của The Block, tính đến giữa tháng 02/2024, 14 dự án crypto được trang tin tức phỏng vấn đã ghi nhận hơn 115 tỷ điểm thưởng points cho người dùng, tăng gần 2,5 lần so với mốc 40 tỷ vào cuối tháng 1. Điều đó cho thấy sự fomo vô cùng lớn từ giới đầu tư tiền mã hóa sau một giai đoạn phục hồi đáng kể của thị trường, với Bitcoin thiết lập mức đỉnh mới của 2 năm, cũng như các sự kiện airdrop thành công thời gian qua của Celestia (TIA), Pyth Network (PYTH), Jupiter (JUP), Manta Network (MANTA), Dymension (DYM),...
Tuy nhiên, vì points không nằm trên blockchain, cho nên rất khó để có thể xác định con số thực tế. The Block cho biết để có thể cho ra ước lượng 115 tỷ points ở trên, họ đã phải làm nhiều cách như tổng hợp dữ liệu riêng của các dự án mà có bảng thống kê điểm, hoặc là phải liên hệ rồi hỏi trực tiếp đội ngũ phát triển của những bên mà không công khai số liệu points. Một xu hướng được trang tin này chỉ ra là ngày càng có nhiều dự án chọn ẩn đi thống kê points, một phần là để che đậy thực trạng “lạm phát” điểm.
Nếu như không biết được lượng điểm đã phát hành là bao nhiêu, một người dùng sẽ không thể án chừng được lượng điểm tối thiểu họ phải đạt được để nằm trong top 5-10% tổng ví có thể nhận airdrop, buộc họ phải tiếp tục đổ thêm tài sản vào để chạy đua với người khác. Đó là chưa kể đến việc đợt airdrop vẫn chưa chắc chắn là sẽ diễn ra, mà chỉ xuất phát từ tâm lý của nhà đầu tư cơ suy ra từ việc dự án cung cấp points. The Block cho rằng việc minh bạch thông tin điểm thưởng là trách nhiệm của dự án, nhờ vậy cung cấp cho cộng đồng một cái nhìn toàn cảnh về xu hướng ấy, thay vì chỉ lợi dụng nó để lôi kéo người dùng.
Emily Meyers, quản lý quỹ đầu tư crypto Electric Capital, bình luận về nhược điểm của points với Bloomberg:
"Token có chức năng mang đến quyền sở hữu, chúng là tài sản mà có thể hoạt động độc lập trên blockchain mà không cần lệ thuộc vào đơn vị phát hành. Ở chiều ngược lại, points thì hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của bên phát hành và có thể bị tước đi hay thay đổi giá trị ở bất kỳ lúc nào."
Chưa dừng lại ở đấy, một số bộ phận nhà đầu tư đang tìm ra những cách thức để có thể giao dịch phái sinh những điểm points này, chủ yếu là qua các nền tảng Whales Market và Pendle Finance. Trên Whales Market, nhà đầu tư sẽ đánh cược về lượng token có thể nhận từ points của mỗi dự án, đồng nghĩa với việc khi mua points trên đây, thứ họ nhận về sẽ là tiềm năng nhận token sinh ra từ điểm thưởng tương ứng. Trong khi đó, Pendle Finance thì cho phép người dùng giao dịch có đòn bẩy đối với các loại points nhận được từ restaking qua EigenLayer.
Choo choo ~
— Pendle (@pendle_fi) February 1, 2024
The Pendle #LRT page is now LIVE
Experience the magic of Platform 9 3/4, brought to you by Pendle for all your #LRT needs 🚂 pic.twitter.com/IInAE4aic8
CEO của Pendle Finance TN Lee chia sẻ với The Block:
“Tôi nghĩ việc thiếu thông tin là cốt lõi của xu hướng points hiện tại. Không ai biết liệu sẽ có tổng cộng bao nhiêu điểm thưởng cả. Cũng chẳng ai rõ phải đạt tối thiểu bao nhiêu điểm thì mới có thể nhận airdrop hòa vốn hay có lời. Vậy nên sản phẩm của chúng tôi cho phép họ đầu cơ và lập vị thế phòng hộ đối với points kiếm được.”
Ông Lee tiết lộ thêm một số thành viên trong đội ngũ Pendle cho rằng việc đầu cơ points sẽ sinh lời cao hơn là trực tiếp kiếm điểm thưởng bởi chúng đang bị lạm phát với tốc độ chóng mặt và không còn đáng với công sức phải bỏ ra.
Trên mạng xã hội X (Twitter), ngày càng nhiều người dùng bày tỏ rõ sự chán nản mỗi khi có dự án công bố chương trình điểm thưởng points thay vì trực tiếp thừa nhận sắp có airdrop.
Wow nice some points, how exciting.
— Googly (👀,🫡) (@0xG00gly) January 23, 2024
Imagine doing tokens when you could give points.
Một số còn đùa vui rằng bản chất của mô hình điểm thưởng points không phải là người dùng sớm farm airdrop, mà thực ra là đang bị các dự án farm ngược.
🧑🌾 pic.twitter.com/W7Lbf4oCqB
— BoldLeonidas 🧙♂️ (@boldleonidas) January 25, 2024
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68