Tiếp nối làn sóng đầy cởi mở với ngành crypto trong thời gian qua, Brazil đang tận dụng bản chất phi tập trung của công nghệ blockchain để chống tham nhũng.
Vào ngày 30 tháng 5, mạng lưới blockchain mới của chính phủ Brazil (RBB) đã đi vào hoạt động nhờ thỏa thuận hợp tác giữa Tòa án Liên bang (TCU) và Ngân hàng Phát triển Brazil (BNDES). Sự kiện ra mắt đã được phát trực tiếp trên kênh YouTube chính thức của TCU.
Trọng tâm của sự kiện là thảo luận về các khía cạnh kỹ thuật của dự án dựa trên kinh nghiệm của một số khách mời như quan chức nhà nước, giám đốc điều hành công ty và đại diện của các tổ chức đại học.
Mạng RBB vẫn đang được phát triển, nhưng ban đầu sẽ được sử dụng trong một số tổ chức công, nhằm mục đích cải thiện các dịch vụ được cung cấp cho người dân và cung cấp khả năng truy xuất nguồn gốc tốt hơn đối với các khoản chi tiêu công.
Đây chỉ là một phần trong những nỗ lực rộng lớn nhất của Brazil nhằm tích hợp công nghệ blockchain vào cơ quan hành chính để có một quy trình làm việc minh bạch và khoa học hơn. Điều này vượt ra ngoài quy định đơn giản về tiền mã hóa từ quan điểm tài chính.
Bởi lẽ bản chất “liêm khiết” của công nghệ blockchain là con dao hai lưỡi đối với nhiều quan chức và chính trị gia, vì công nghệ có thể vạch trần ngay lập tức bất kỳ hành động tham nhũng, biển thủ hoặc hoạt động bất hợp pháp nào mà TCU muốn ngăn chặn.
Ana Arraes, chủ tịch TCU của Uniam cho biết ý tưởng trên đã được đưa ra trong nửa cuối năm 2019. Ngoài ra, bà còn khẳng định chủ đề này rất phù hợp trong các cuộc thảo luận của chính phủ Brazil, do những lợi ích mà chúng mang lại khi kiểm toán dữ liệu cung cấp. Ngay sau khi dự án được chính thức hóa, dự án sẽ mở cửa để tất cả các đối tác có thể tận hưởng cơ sở hạ tầng chung với mục đích chia sẻ vì lợi ích công cộng.
Trên thực tế thì ở khu vực Mỹ Latinh, việc sử dụng công nghệ blockchain trong các tổ chức công đã được đề xuất nhiều lần và thực hiện ở các quốc gia như Colombia, Perú và Argentina, nơi công dân có thể kiểm tra một số hoạt động của nhà nước.
Đương cử là vào cuối năm 2021, Colombia đã công bố phát triển một dự án thử nghiệm với công nghệ blockchain để chống tham nhũng kéo dài khoảng 3 tháng. Tuy nhiên cho đến hiện tại, quốc gia vẫn chưa công bố thông tin chính thức về tiến độ cũng như hiện trạng của dự án.
Ngoài ra, Peru cũng đang tích hợp blockchain như một phần của dự án cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc trên các hợp đồng công khai thông qua một nền tảng thử nghiệm cho sự phát triển của các mô hình nhận dạng kỹ thuật số (ID).
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68