Trong thời gian vừa qua, các giải pháp Layer 1 đã liên tục được phát để giải quyết các vấn đề mà các dự án đi trước gặp phải, Anoma là một trong số đó. Vậy dự án này có gì đặc biệt, hôm nay các bạn hãy cùng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Anoma - Giải pháp Blockchain Layer 1 thế hệ mới
Anoma là một mạng blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) được phát triển bởi Heliax. Dự án này được phát triển nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho “Cộng đồng tự chủ” bằng cách cung cấp các công cụ giúp tăng cường quyền riêng tư tài chính. Hiện tại, dự án vẫn đang trong giai đoạn testnet.
Ban đầu, Anoma được phát triển dựa trên Tendermint và sử dụng cơ chế đồng thuận Byzantine Fault Tolerant (BFT). Tuy nhiên, sau đó dự án đã chuyển sang sử dụng một cơ chế đồng thuận khác mang tên “Typhon” được tạo ra bởi chính đội ngũ Heliax. Cơ chế này cho phép chia trạng thái đồng thuận giữa các chain độc lập.
Transaction (Giao dịch) được xem là nền tảng của một blockchain cho phép người dùng truyền thông điệp và tài sản trên mạng. Các giao dịch được xác thực bởi các validator và tạo thành một chuỗi thông tin vĩnh viễn và bất biến.
Tuy nhiên với Anoma, dự án này đã giới thiệu một khái niệm mới mang tên “Intent”. Intent là mong muốn của người dùng được thể hiện trên blockchain và mô tả những gì họ muốn mua hoặc bán. Người dùng cũng có thể tùy chỉnh intent của họ để thêm các điều kiện ràng buộc. Ví dụ: người dùng có thể bày tỏ mong muốn mua NFT ở một mức giá cụ thể.
Intent được truyền tải trên mạng bởi các intent gossip nodes. Mặt khác, các matchmaking node sẽ tìm cách khớp các intent tương thích thông qua các thuật toán nhất định. Chức năng này tương tự như công cụ khớp lệnh của các sổ đặt hàng (order book).
Anoma sử dụng công nghệ zk-SNARK để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và giao dịch của họ. Công nghệ zk-SNARK được ứng dụng vào các Multi-Asset Shielded Pool (MASP). Multi-Asset Shielded Pool ở đây là các pool có thể trộn nhiều loại tài sản từ nhiều nguồn khác nhau, loại pool này sẽ bảo đảm tính riêng tư cho tài sản của người dùng và ngăn chặn bất kỳ ai muốn theo dõi dòng tiền on-chain.
Anoma sử dụng giao thức truyền thông liên chuỗi (IBC) để liên lạc giữa các blockchain của hệ sinh thái Cosmos. IBC sử dụng các bộ chuyển tiếp để tạo điều kiện truyền dữ liệu giữa các blockchain.
Trong hình minh họa ở trên, Người dùng A muốn gửi dữ liệu từ Chain A đến Chain B. Sau khi giao dịch được gửi, mô-đun A được kích hoạt, gửi nó đến Chain B thông qua bộ chuyển tiếp (relayer). Trước khi được mô-đun B chấp nhận, giao dịch được xác thực thông qua light client. Lưu ý rằng có thể có nhiều mô-đun trên mỗi blockchain có thể giao tiếp với nhau thông qua các bộ chuyển tiếp IBC.
Anoma sử dụng giải pháp Fractal để giải quyết vấn đề mở rộng trong blockchain. Fractal đề cập đến việc chia Anoma ra thành các app chain riêng biệt để xử lý các nhiệm vụ khác nhau nhằm mở rộng quy mô và đáp sự tăng trưởng của người dùng. Mỗi app chain của Anoma đều có khả năng tùy chỉnh cao và có thể được định cấu hình dựa trên nhu cầu và hành vi của người dùng.
Phương pháp mở rộng quy mô này sẽ phân tán các giao dịch từ blockchain chính cho các app chain chạy song song, do đó làm tăng thông lượng mạng tổng thể. Bằng cách này, toàn bộ mạng có thể mở rộng quy mô mà không gặp phải các vấn đề tương tự như các dự án blockchain đi trước.
Namada là app chain đầu tiên trên Anoma. Namada sẽ là một Layer 1 sử dụng giao thức đồng thuận Proof of Stake, blockchain này được phát triển bởi Heliax. Namada sẽ tập trung vào phân khúc chuyển giao tài sản cá nhân trên Anoma. Khi ra mắt, blockchain sẽ tương thích với Ethereum và các IBC chain.
Multi-Asset Shielded Pool trên Namada sẽ đảm bảo tính ẩn danh khi người dùng sử dụng blockchain này để di chuyển tài sản.
Ngoài ra, cơ chế Cubic PoS (CPoS) của Namada tự động tổng hợp phần thưởng staking. Phí giao dịch có thể được thanh toán bằng nhiều tài sản theo sự chấp thuận của ban quản trị.
Hiện tại, dự án này chưa có kế hoạch phát hành token. Coincuatui sẽ cập nhật với các bạn trong thời gian sớm nhất khi có thêm thông tin từ dự án.
Anoma đang được xây dựng bởi Heliax. Heliax được thành lập bởi Adrian Brink và Awa Sun Yin. Cả hai nhà sáng lập đều có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain và đã làm việc cùng nhau trong các dự án nghiên cứu và cơ sở hạ tầng như Tendermint, Cosmos, Solana, Near và một số dự án khác.
Nhà đầu tư của Anoma
Kể từ năm 2021 đến nay, dự án này đã hoàn thành 3 vòng gọi vốn, với tổng số tiền gọi được lên đến 57.75 triệu USD. Các vòng gọi vốn của dự án này có sự tham gia của các quỹ đầu tư hàng đầu trong thị trường tiền mã hoá như: Polychain Capital, Delphi Digital, Coinbase Ventures, ...
Anoma là một dự án blockchain Layer 1 còn khá mới mẻ với hầu hết các nhà đầu tư mặc dù dự án đã bắt đầu phát triển và gọi vốn từ năm 2021, có lẽ lý do chính đến từ việc dự án chưa dành nhiều nguồn lực cho các hoạt động Marketing. Ngoài ra, giải pháp mở rộng của Anoma khá tương đồng với giải pháp của dự án Cosmos. Thông qua bài viết này, Coincuatui hy vọng rằng các bạn sẽ nắm được những thông tin hữu ích về dự án này. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Nguồn: Coin68