Các nhà phát triển Aave đang đưa ra đề xuất “cắt đứt” mọi mối quan hệ với Fantom vì lo ngại sẽ gây ra rủi ro bảo mật đến dự án.
Vào ngày 02/08, Marc Zeller, trưởng nhóm phát triển của nền tảng cho vay crypto Aave, đã đề xuất đóng băng phiên bản Aave V3 trên blockchain Fantom.
Zeller rằng giải thích lý do để loại bỏ Fantom là sau những sự kiện hack cross-chain gây tổn thất nghiêm trọng trong thời gian gần đây, cộng đồng Aave nên cân nhắc rủi ro/lợi ích của việc giữ Aave V3 đang hoạt động trên Fantom vì mạng này phụ thuộc rất nhiều vào các cầu nối cross-chain.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của Aave V3 Fantom không đạt được sức hút đáng kể, với quy mô thị trường hiện tại là 9 triệu USD và 2,4 triệu USD vay nợ. Trong khi đó, Aave hiện có tổng giá trị khóa lại là 3,48 tỷ USD, thì Fantom trên Aave V3 chỉ tạo ra khoảng 300 USD mỗi ngày, trong đó 30 USD được chuyển đến Kho dự trữ của Aave.
Do đó, đề xuất đã kêu gọi Aave đóng băng tất cả các khoản nằm trong kho dự trữ của dự án khi triển khai Aave V3 trên Fantom. Hành động này sẽ bảo vệ người dùng bằng cách vô hiệu hóa khả năng gửi hoặc vay tài sản trong Aave V3 trên Famtom, trong khi vẫn cho phép trả nợ, thanh lý, rút tiền và thay đổi lãi suất.
Bên cạnh đó, quá trình đóng băng sẽ không can thiệp vào hành vi chuyển khoản trực tiếp nào đến bất kỳ hợp đồng aToken nào. Về cơ bản, aToken là những token mang lãi suất của Aave được mint khi một khoản tiền gửi được thực hiện và sau đó bị thiêu hủy khi được đổi.
Sau năm ngày, cuộc bỏ phiếu trên của cộng đồng sẽ kết thúc để xác định tương lai Aave V3 Fantom. Nhà phát triển Marc Zeller cho biết thêm:
“Rủi ro khiến người dùng có khả năng mất hàng triệu USD do các nguyên nhân bên ngoài được coi là không đáng với 30 USD phí hàng ngày mà Aave đang tích lũy.”
Có thể thấy rằng dù cross-chain đã trở nên khá phổ biến kể từ cuối năm 2021 vì những ưu điểm vượt trội mà lĩnh vực mang lại, đặc biệt là chuyển đổi token dễ dàng với nhau giữa các hệ sinh thái với nhau. Tuy nhiên trên thực tế lại xuất hiện quá nhiều lỗ hổng liên tục bị khai thác với giá trị thiệt hại lên đến hàng trăm triệu USD, đã gây không ít hoang mang nơi nhà đầu tư.
Đáng chú ý, nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin từng lên tiếng cảnh báo về những rủi ro khi sử dụng cầu nối cross-chain vào tháng 01/2022, thì chỉ khoảng 1 tháng sau đó, lập tức có đến hai dự án cross-chain bị tấn công là Wormhole và Ronin cùng mức thiệt hại lần lượt 325 triệu USD và 662 triệu USD.
Tiếp đến giai đoạn “trầm lắng” của thị trường từ tháng 06 – 08/2022, cross-chain vẫn trở thành mục tiêu bị nhắm đến nhiều nhất. Cầu nối Horizon trên Harmony bị hack, thiệt hại ước tính 100 triệu USD, được cho là do hacker Triều Tiên đứng sau, tuy nhiên cách giải quyết của đội ngũ Harmony lại khá “khó hiểu”, khiến cộng đồng phản đối kịch liệt.
Vào đầu tuần này, cầu nối cross-chain Nomad cũng đã bị tấn công, thiệt hại hơn 176 triệu USD, kéo theo hàng loạt tên tuổi dự án lớn bị “vạ lây”. Nhìn chung, trong số những vụ hack lớn nhất lịch sử ngành tiền mã hóa trong năm 2022, cross-chain đã có đến 4 cái tên nằm trong danh sách này.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68