Theo dữ liệu gần đây nhất từ Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge (CCAF), một số lượng lớn thợ đào ở Trung Quốc dường như đã trở lại hoạt động từ tháng 09/2021. Đóng góp của quốc gia này đối với mạng lưới khai thác Bitcoin hiện chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Trên thực tế, Trung Quốc một lần nữa đóng góp một phần đáng kể cho hoạt động khai thác Bitcoin của thế giới bất chấp lệnh cấm vào năm ngoái. Từ tháng 09/2021 đến tháng 01/2022, Trung Quốc vẫn chiếm thị phần lớn thứ hai về tỷ lệ băm tổng thể của mạng hashrate (21,11%), xếp sau Hoa Kỳ (27,69%).
Fresh data is here! Find out which countries lead the #Bitcoin mining landscape, according to the latest CBECI report. https://t.co/L1SNEdjRX4
— Coincuatui (@Coincuatui) May 17, 2022
Trung Quốc từng là quốc gia khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới với tỷ lệ băm BTC chiếm hơn 75% vào năm 2019. Cho đến năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra lập trường gay gắt đối với những người khai thác Bitcoin, đổ lỗi cho họ về mọi thứ, từ lãng phí năng lượng đến tai nạn khai thác than gây chết người khi Chính phủ phải liên tục gồng mình cố gắng hoàn thành các mục tiêu trung hòa carbon của quốc gia.
Yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đào và giao dịch Bitcoin đã khiến thị trường bắt đầu lao dốc lần đầu tiên trong năm 2021. Đỉnh điểm là “lệnh tổng tuyển CẤM toàn diện” trong tháng 09, “giọt nước tràn ly” đã dẫn đến một đợt điều chỉnh lớn, thị trường ngập ngụa trong sắc đỏ. Những hội đào lớn nhất thế giới cũng từ bỏ và chặn IP Trung Quốc.
Một trong những hệ quả rõ ràng nhất chính là hashrate giảm hẳn, cũng như phân bổ lại thị phần đào BTC toàn thế giới. Kết quả là Mỹ đã vươn lên đứng đầu thế giới về hashrate đào Bitcoin, Trung Quốc “bốc hơi” khỏi bản đồ.
Theo Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge (CBECI), hashrate của Trung Quốc đã giảm mạnh xuống 0% vào tháng 7 và tháng 8/2021. Bất chấp lệnh đàn áp từ phía chính phủ, một tháng sau đó tỷ lệ băm lại tăng lên 22,3% làm dấy lên giả thuyết các thợ đào đã ẩn thân chứ không thật sự rút phích cắm.
Các thợ đào đã khai thác lưới điện bên ngoài và triển khai các hoạt động khai thác quy mô nhỏ nằm rải rác về mặt địa lý nhằm che giấu thân phận và tai mắt của chính quyền. Theo những gì đã ghi nhận được thì có thể đủ dữ liệu khẳng định rằng hoạt động khai thác Bitcoin vẫn còn tồn tại ở Trung Quốc.
Do sự hiện diện ngày càng nhiều của hoạt động khai thác ở Mỹ (chiếm 37.84% thị phần), CCAF cũng bắt đầu xem xét dữ liệu theo từng tiểu bang. Tính đến tháng 1/2021, top 3 bang đứng đầu về tỷ lệ băm gọi tên Georgia (30,76%), Texas (11,22%) và Kentucky (10,93%).
CBECI cũng báo hiệu sự sụt giảm nhẹ tỷ lệ băm ở Kazakhstan, trung tâm khai thác BTC lớn thứ ba thế giới và là điểm đến thân thiện dành cho thợ đào. Hashrate ở nước này đã giảm từ 18% vào tháng 08/2021 xuống còn 13,2% vào tháng 01/2022.
Nga “rớt” top 3 mỏ đào thế giới. Hoạt động khai thác ở Canada phát triển với tốc độ khiêm tốn. Mặc dù tỷ lệ băm có ghi nhận tăng nhẹ nhưng thị phần của Canada thực tế đã giảm từ 9,55% xuống 6,48%.
Hiện CCAF đang làm việc trên một mô hình mới ước tính lượng phát thải khí nhà kính của mạng lưới trên cơ sở liên tục.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68