Đơn vị T3 Financial Crime Unit (T3 FCU) nhắm đến việc "làm sạch" lượng stablecoin USDT trị giá 13 tỷ USD trên Tron, blockchain ưa thích của các kẻ xấu.
TRON, Tether và TRM Labs thành lập lực lượng phòng chống tội phạm crypto
Tối ngày 10/10/2024, tổ chức tự trị phi tập trung đứng sau blockchain cùng tên TRON DAO đã công bố hợp tác với Tether và công ty phân tích blockchain TRM Labs để thành lập một lực lượng đặc nhiệm để phòng chống tội phạm tài chính.
Đơn vị chống tội phạm tài chính T3 (T3 FCU) sẽ đặc biệt tập trung vào việc kiềm chế các hoạt động bất hợp pháp liên quan tới stablecoin USDT trên blockchain Tron, đồng tiền ổn định chiếm tỷ trọng phát hành lớn nhất trên hệ sinh thái này.
Dữ liệu từ Tether cho thấy, trong tổng 118,4 tỷ USDT lưu thông thì có đến 60,7 tỷ đô la USDT được phát hành trên Tron, trong khi ở trên Ethereum chỉ là 53,9 tỷ USD.
Báo cáo năm 2023 từ TRM Labs cho thấy blockchain Tron chiếm khoảng 45% tổng khối lượng crypto bất hợp pháp, tương đương tăng từ 41% vào năm 2022. Để so sánh, blockchain phổ biến nhất thị trường là Ethereum chỉ chiếm 24% các giao dịch bất hợp pháp, và Bitcoin cũng chỉ thống kê tỷ lệ khoảng 18%. Sáng kiến T3 được ra đời như một phản ứng trực tiếp đối với những rủi ro ngày càng gia tăng này.
Theo thỏa thuận hợp tác mới, 3 công ty sẽ đảm nhiệm từng vai trò khác nhau phù hợp với thế mạnh chuyên môn của mình:
Hiện tại, T3 FCU đã giúp đóng băng hơn 12 triệu đô la USDT liên quan đến các trò gian lận — bao gồm tống tiền và lừa đảo — trên khắp ba châu lục. Cho đến nay, 11 nạn nhân đã được xác định, với con số dự kiến tiếp tục gia tăng khi các cuộc điều tra vẫn đang được triển khai. Mục tiêu của cả 3 công ty nhằm cố gắng đẩy số tiền giao dịch bất hợp pháp quay về con số gần bằng 0.
“Bằng cách hợp tác với TRM Labs và Tether, TRON đang góp phần đảm bảo công nghệ blockchain được sử dụng để cải thiện thế giới, và gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng hoạt động bất hợp pháp không được chào đón trong ngành của chúng ta.” - nhà sáng lập TRON là ông Justin Sun tuyên bố.
Thời điểm ra mắt sáng kiến này diễn ra chỉ 2 tuần sau khi nhà sáng lập kiêm CEO Telegram, Pavel Durov, bị giới chức Pháp bắt giữ với một loạt các cáo buộc, bao gồm "đồng lõa trong việc vận hành nền tảng trực tuyến tạo điều kiện cho các tổ chức thực hiện giao dịch bất hợp pháp", và "từ chối cung cấp thông tin hoặc tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền".
Cả CEO Tether là ông Paolo Ardoino và Justin Sun, những người cũng đã công khai lên tiếng đòi lại công bằng cho Pavel Durov, vẫn tự tin vào nỗ lực tuân thủ của mình.
Đáng chú ý hơn, vụ kiện cáo buộc chào bán chứng khoán trái phép của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) với nhà sáng lập TRON vẫn chưa đi đến hồi kết. Loại chứng khoán mà SEC chỉ đích danh là hai đồng tiền TRON (TRX) và BitTorrent (BTT) của hệ TRON. Cho đến nay, nhóm pháp lý của ông Sun đã phản đối các cáo buộc của SEC vì cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền quản lý một tổ chức nằm ngoài lãnh thổ Mỹ.
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68