Với sự phát triển nhanh chóng của crypto, các dự án stablecoin ngày nay có nhiều hơn một lựa chọn để giữa cho stablecoin của mình ổn định: sử dụng USD làm tài sản đảm bảo, sử dụng kết hợp giữa tài sản đảm bảo và thuật toán cân bằng giá…, trong đó nổi bật và cũng nhiều vấn đề chính là Algorithmic Stablecoin (stablecoin thuật toán). Hôm nay, anh em hãy cùng mình tìm hiểu về Fei Protocol và tokenomics đặc biệt của dự án nhé!
Tokenomics Research #3: Fei Protocol và mô hình dual token
Trước khi chúng ta nói về Fei, mình muốn nhắc lại một chút về Algorithmic Stablecoin. Dựa trên tiêu chí về cơ chế cân bằng giá, stablecoin có thể phân thành một số dạng sau:
– Redeem & Expand: sử dụng nhu cầu kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch giá và cơ chế trao đổi giữa stablecoin và tài sản thế chấp để cân bằng giá.
Ví dụ:
– CDP Stablecoin: được tạo ra bằng cách khóa tài sản đảm bảo trong giao thức (thông thường là tài sản dạng crypto). DAI là stablecoin điển hình ở dạng này.
– Algorithmic: sử dụng kết hợp thêm thuật toán để hỗ trợ việc cân bằng giá.
Như vậy, điều đầu tiên anh em cần hiểu là Algorithmic chính là một dạng stablecoin sử dụng thuật toán để hỗ trợ việc cân bằng giá. Điều này không có nghĩa là stablecoin dạng này không cần tài sản backed như một số anh em vẫn hiểu nhầm.
Anh em nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, có thể đọc bài viết này: Kyros Kompass #7: Sự trỗi dậy của stablecoin thuật toán.
Fei Protocol là giao thức stablecoin thuật toán, với mục tiêu phát hành một cách quy mô stablecoin phi tập trung, ổn định, được chốt giá $1 là FEI. Fei Protocol sẽ đảm bảo dự trữ cho FEI thông qua Protocol Controlled Value (PCV) – “giá trị được kiểm soát bởi giao thức”. Mình sẽ giải thích rõ hơn cho anh em trong phần sau.
Fei Protocol có 2 token với mối liên hệ chặt chẽ là FEI (stablecoin) và TRIBE (token quản trị). TRIBE DAO sẽ là tổ chức quản trị một phần cho giao thức FEI, trong tương lai, Fei Protocol sẽ dần chuyển sang hướng quản trị phi tập trung toàn phần.
PCV: dự trữ tài sản trên giao thức và được kiểm soát bởi giao thức gọi là PCV. Việc triển khai PCV trên Fei Protocol nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:
Nếu chỉ dừng lại ở đây, Fei Protocol sẽ không khác biệt các giao thức khác như MakerDAO. Sự khác biệt đến từ PCV. Về bản chất, người dùng sẽ không “thế chấp” ETH để nhận về FEI, thay vào đó là “bán” ETH cho Fei Protocol để nhận về FEI. Tuy nhiên, người dùng sẽ luôn được hưởng quyền chủ động mua lại ETH trước đây của mình khi trả FEI cho Fei Protocol.
Nói cách khác, Fei Protocol mặc dù sở hữu ETH của người dùng và có quyền quyết định sẽ làm gì với ETH này, nhưng vẫn phải đảm bảo có đủ ETH khi người dùng muốn đổi FEI lấy lại ETH của họ.
Có thể nói rằng, phương thức hoạt động của PCV tuy rằng sẽ giúp giao thức chủ động trong việc tạo ra thêm lợi nhuận, tuy nhiên đổi lại cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nếu cơ chế kinh doanh không hoạt động hiệu quả, khi gặp phải tình hình thị trường khó khăn, Fei có thể mất khả năng thanh toán cho người dùng.
Ban đầu, trong V1, Fei Protocol cân bằng giá dựa trên các cơ chế Incentive, Reweight và Redeem.
Tương tự như các stablecoin tên tuổi khác, Fei Protocol cân bằng giá dựa trên việc khuyến khích người dùng thực hiện các giao dịch chênh lệch giá.
Khi giá FEI < $1, ví dụ ở mức $0.95, khi đó, người dùng có thể mua FEI trên thị trường, sau đó redeem và nhận về ETH với giá trị $1 => có lợi nhuận $0.05/FEI. Việc lực mua tăng lên sẽ khiến giá FEI trở về peg.
Khi giá FEI > $1, ví dụ ở mức $1.02, khi đó, người dùng có thể dùng ETH sẵn có gửi vào Fei để mint ra FEI, bán trên giá thị trường với giá $1.02 => có lợi nhuận $0.02/FEI. Việc lực bán tăng lên sẽ khiến giá FEI trở về peg.
Ngoài cơ chế cân bằng giá nói trên, Fei Protocol còn có cơ chế cân bằng giá chủ động khi xảy ra tình trạng FEI ở dưới mức peg một thời gian dài, lúc này việc sử dụng cơ chế cân bằng giá thông qua khuyến khích người dùng sẽ kém hiệu quả. Fei Protocol có một cơ chế riêng dành cho trường hợp này, dựa theo thanh khoản trên Uniswap, cụ thể:
Cơ chế cân bằng giá đặc biệt của Fei Protocol – Nguồn: Fei Protocol
Sau V1 với những hạn chế, Fei Protocol đã ra mắt V2 với những cập nhật mới:
Cơ chế ổn định của FEI V1 thực tế vẫn còn một số hạn chế, bao gồm:
Fei V2 sẽ chỉ giữ lại 1 cơ chế ổn định giá duy nhất là Redeem – đây là phương pháp hiệu quả nhất giúp FEI giữ được giá peg. Ngoài ra, chi phí redeem giờ chỉ còn 0.5%, rẻ hơn 1 nửa so với Fei v1, giúp anh em có thể arbitrage FEI dễ dàng hơn và đạt được lợi nhuận cao hơn.
PCV là một trong những chìa khóa cho hoạt động của Fei Protocol khi vừa duy trì tài sản đảm bảo, đồng thời vừa kinh doanh tạo ra thêm lợi nhuận cho giao thức.
Trong V2, Fei Protocol sẽ sử dụng công cụ Balancer Investment Pool để tự động hóa việc phân bổ tài sản trong PCV dựa trên tỷ lệ tài sản thế chấp.
Nếu như trước đây TRIBE chỉ đơn thuần là một token quản trị, thì từ V2, người nắm giữ TRIBE sẽ được chia một phần lợi nhuận kiếm được từ PCV, đồng thời họ cũng sẽ có trách nhiệm trong việc duy trì sự ổn định của giao thức.
Một phần trong lợi nhuận của PCV sẽ được phân bổ để mua lại và đốt TRIBE.
Fei Protocol đã hợp tác với tài chính Ondo vào tháng 10 năm 2021 để cung cấp LaaS, từ đó tạo các cặp AMM cho các dự án mã thông báo khác. Với mô hình LaaS, 1 DAO có thể khởi động 1 Vault thanh khoản cho một cặp token ngay khi ra mắt mà không có chi phí, sau khi thanh khoản đủ dày, DAO đó có thể mua lại chính Vault và đóng dịch vụ.
Vault là một sản phẩm tài chính có cấu trúc cho phép các bên khác nhau chấp nhận các mức độ rủi ro khác nhau trong chiến lược. Các dự án được chấp thuận có thể gửi token dự án vào Vault của Ondo với thời hạn linh hoạt và Fei Protocol sẽ tự cung cấp số lượng FEI tương ứng với khoản tiền gửi của họ. Các mã thông báo được triển khai dưới dạng thanh khoản trên các DEX, chẳng hạn như Uniswap hoặc SushiSwap.
Thỏa thuận này cung cấp thanh khoản ngay lập tức và sẽ tăng gấp đôi thanh khoản (ví dụ: 2 triệu do X DAO cung cấp + 2 triệu FEI) => tạo ra thanh khoản tốt hơn, ít trượt giá hơn cho những người muốn giao dịch. Sau một khoảng thời gian định trước, Ondo Vault trả lại tất cả FEI còn lại cho Fei Protocol cộng với một khoản phí cố định nhỏ và trả lại tất cả các token dự án còn lại cho dự án.
Về cơ bản, Tribe Turbo cho phép người dùng hoặc các dự án khác deposit tài sản vào để thế chấp và vay FEI với lãi suất 0%, sau đó đưa vào các nhóm mà họ lựa chọn để hưởng yield. Đổi lại, một phần yield nhận được sẽ được chia cho Fei Protocol. Đây là một tính năng “win-win” khi:
Dĩ nhiên, việc xem xét chấp nhận tài sản thế chấp nào, chấp nhận cho ai sử dụng Tribe Turbo cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh các rủi ro nhất định. Lợi nhuận thu được sẽ tích lũy vào Tribe DAO.
TRIBE chính là token quản trị của giao thức, có tổng cung tối đa là 1 tỷ token, hiện đang lưu hành 453,4 token (45.34%).
Anh em có thể thấy phân bổ token TRIBE khá hợp lý và phi tập trung khi Team, Investors chỉ nắm tổng cộng khoảng 18% tổng lượng token. 40% token được phân bổ cho Kho bạc DAO để phục vụ cho việc quản trị giao thức nói chung, đồng thời tạo nguồn lực để giao thức tiếp tục phát triển trong lâu dài. IDO chiếm 20% nhìn có vẻ như là khá lớn, nhưng trên thực tế, lượng token này sẽ phân nhỏ cho nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khác nhau => hạn chế áp lực bán giai đoạn đầu.
Ngoài ra, giao thức cũng “hào phóng” dành 10% tổng cung để làm phần thưởng cho việc staking. Đây là một cách khéo léo khuyến khích holder staking TRIBE => giảm lực bán ra trong dài hạn.
Anh em có thể thấy thời gian mở khóa cho Core Team và Investor là rất dài, lên đến 5 năm và 4 năm. Đây là động lực tốt để team và investor gắn bó lâu dài với dự án.
TRIBE hiện tại có các tính năng sau:
Anh em có thể hình dung vai trò của TRIBE và FEI trong nền kinh tế của Fei Protocol thông qua infographic sau:
Có thể thấy FEI và TRIBE là một mô hình dual-token có sự hỗ trợ ở mức tương đối trong nền kinh tế của Fei Protocol. Mặc dù FEI được mint ra bởi ETH, tuy nhiên lại có thể phối hợp với TRIBE để cung cấp thanh khoản trên các nền tảng khác tạo ra lợi nhuận. Đồng thời, TRIBE là token quản trị, sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các quyết định của DAO) đến hoạt động và cách sử dụng FEI.
Nếu như so sánh với mô hình LUNA-UST, chúng ta có thể thấy TRIBE và FEI tốt hơn vì chúng ít liên kết hơn. FEI và TRIBE chỉ hỗ trợ cho nhau ở mức tương đối để vận hành trơn tru Fei Protocol, khác hoàn toàn với việc UST được bảo chứng giá trị bởi LUNA. Việc sử dụng ETH góp phần cho dự án ổn định hơn thay vì sử dụng TRIBE – token của chính dự án.
Ban đầu, TRIBE chỉ đơn thuần được sử dụng để quản trị, tuy nhiên Fei Protocol đã khéo léo thêm vào những tính năng bổ trợ như cung cấp thanh khoản, mua lại và đốt hay nhận thưởng khi hold TRIBE. Điều này tạo động lực để những nhà đầu tư có thể “an tâm” nắm giữ TRIBE trong dài hạn. Tokenomics của TRIBE cũng thể hiện tính lâu dài của team và nhà đầu tư. Trong tương lai, chúng ta có thể tiếp tục kỳ vọng Fei Protocol bổ sung thêm tính năng cho TRIBE như:
Mặc dù gần đây, Fei Protocol đã bị tấn công, chịu thiệt hại lớn lên đến 80 triệu USD, tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng bản chất tokenomic FEI-TRIBE vẫn hoạt động rất tốt và ổn định. Trong tương lai, nếu Fei Protocol có thể vực dậy và tiếp tục phát triển, FEI-TRIBE vẫn sẽ là một tokenomics “đáng được chờ đợi”.
Poseidon
Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:
Nguồn: Coin68