Tiếp theo Phần 1, ở Phần 2 mời các bạn cùng thực hành các bước phân tích Tokenomics của dự án Ethereum (ETH) nhé!
Tokenomics 101 (Phần 2) – Phân tích Tokenomics của Ethereum
Để anh em nắm được cách thực hiện, trong bài viết hôm nay, mình sẽ phân tích Tokenomics của Ethereum.
Là một dự án điển hình của Layer-1 với tổng cung vô hạn, đồng ETH là một trong những ví dụ tuyệt vời để chúng ta cùng nhau phân tích.
Đầu tiên, anh em có thể sử dụng CoinGecko để tìm hiểu thông tin tổng quan về dự án.
Tìm hiểu tổng quan thông tin của Ethereum trên CoinGecko
Qua CoinGecko, anh em ngay lập tức có được thông tin về Circulating (lưu thông), Total & Max Supply của ETH. Tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu hơn về 3 yếu tố quan trọng: Use Case, Allocation và Release.
Thông thường, để tìm hiểu về token use case, mình sẽ thường đọc trên chính trang chủ của dự án hoặc các tài liệu như Whitepaper.
ETH có các chức năng chính như sau:
Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ dừng ở mức độ đánh giá các use case của ETH như vậy sẽ là một thiếu sót lớn. Với tư cách là đồng coin có vốn hóa top 2 thị trường, anh em cần đào sâu hơn vào tính năng của ETH:
Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng đưa ra kết luận:
ETH, ngoài các use case cơ bản đối với Ethereum thì còn có rất nhiều use case khác đối với thị trường crypto.
Chính vì vậy, nhu cầu mua, nắm giữ và trao đổi ETH luôn luôn tồn tại và cực kỳ lớn. Đây là một trong những điều quan trọng để góp phần giúp ETH luôn có vị thế trong thị trường và có một bull-case tốt.
Top 5 đồng coin có khối lượng giao dịch 24 giờ lớn nhất (Dữ liệu ngày 21/6/2022)
Như anh em có thể thấy, Ethereum có khối lượng giao dịch 24 giờ lên tới 18,1 tỷ USD, chỉ xếp sau USDT và BTC theo dữ liệu ngày 21/6/2022.
Mở bán CrowdSale: ETH được Ethereum Foundation mở bán công khai từ 22/7/2014 đến 09/9/2014, kết quả bán được 60M ETH (80% trong số 72M ETH được mở bán ban đầu). Số lượng ETH này sẽ được unlock sau khi Genesis Block ra mắt (31/7/2015). Ở vòng này giá của ETH được đặt ở mức 1 BTC = 2,000 ETH từ 31/7/2015 – 05/8/2019, trước khi tăng theo tuyến tính đến mức là 1 BTC = 1337 ETH. Trong vòng này, có khoảng 31,000 BTC được huy động, tương đương với 18.3 triệu USD.
Số lượng 20% ETH còn lại, tương đương với 12M ETH được phân bổ như sau:
Như vậy, tại thời điểm 2022, token allocation ban đầu của Ethereum đã còn khá ít giá trị sử dụng (vì thời gian phân bổ, mở khóa đã quá lâu). Trong trường hợp này, nếu anh em dựa vào phân bổ ban đầu thì sẽ rất không có căn cứ đánh giá.
Trong trường hợp này, chúng ta chỉ có thể rút ra kết luận:
Các vòng bán trước đây hiện sẽ không còn nhiều ảnh hưởng đến giá ETH tại thời điểm hiện tại.
Vì vậy, chúng ta cần sử dụng thêm các công cụ khác.
Đầu tiên, mình sẽ sử dụng Etherscan – trình khám phá của Ethereum để check top các ví lớn nhất đang nắm giữ ETH:
Top 20 ví nắm giữ nhiều ETH nhất (dữ liệu ngày 21/6/2022). Nguồn: Etherscan
Anh em có thể thấy lượng ETH được khóa lại trong ETH 2.0 chiếm hơn 10% tổng ETH lưu hành. Ngoài ra, chủ yếu trong top 20 là các ví của các sàn giao dịch lớn như Binance, Kraken, Bitfinex, FTX…
Chúng ta cũng cần lưu ý tới ví số 11 (Compound) và ví số 16 (Liquity). Đây là 2 ví mà người dùng deposit ETH vào để làm tài sản thế chấp, chính vì vậy, nếu giá ETH trên thị trường giảm, có thể lượng ETH này có thể bị thanh lý (market sell), gây ảnh hưởng 1 phần đến giá ETH trong ngắn hạn.
Tiếp theo, chúng ta sẽ soi các ví không có nhãn dán (thông thường là ví của các quỹ, các whale…) để xem họ đang làm gì? Cách check đơn giản: Bạn click vào ví đó, sau đó chọn phần Analytics.
Ví top 5:
Dữ liệu ví top 5. Nguồn: Etherscan
Anh em cần phân biệt: vùng màu xanh chính là dữ liệu về số lượng ETH, trong khi đường màu đen chính là giá trị USD.
Ở đây, xuyên suốt từ năm 2019 đến nay, ví này chỉ mua thêm ETH, và mặc dù lợi nhuận đạt được (đường màu đen) đã tăng rất kinh khủng, nhưng ví này không có động thái bán ra nhiều mà vẫn hold. Thời gian qua thị trường sụt giảm (đường màu đen đi xuống), ví này vẫn động thái hold và chờ đợi.
Ví top 21 sau khi bán ra vào khoảng ngày 10-13/6 thì hiện đã ngay lập tức mua lại với số lượng lớn hơn. Mình đoán rằng chủ nhân ví này đã thực hiện một cú trade ngắn hạn và hiện đang có lợi nhuận khá lớn.
Tiếp theo, mình sẽ check ví top 23. Anh em có thể thấy mặc dù ETH sụt giảm nghiêm trọng trong tuần rồi, ví này vẫn bất chấp gom tăng số ETH lên và đang đạt ATH số lượng ETH hold trong ví. Như vậy, ví số 23 có động thái “gom hàng”.
Tương tự như vậy, mình tiếp tục check một số ví thì ví top 27, 29 và 30 không có động thái mua, bán, vẫn ở trạng thái chờ đợi.
Từ các dữ liệu trên, anh em có thể rút ra nhận xét:
Dữ liệu về ETH trên các sàn giao dịch (21/6/2022). Nguồn: Nansen
Để tham khảo thêm về dữ liệu ETH được đưa lên các sàn giao dịch, anh em có thể sử dụng công cụ trên Nansen. Từ dữ liệu trên hình, anh em có thể thấy ETH hiện đang được đưa lên Coinbase nhiều nhất, kế tiếp là Binance, Germini và Bitfinex. Đây đều là các sàn giao dịch có thanh khoản cao. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy từ 22/01/2022 đến 21/6/2022, trong suốt thời điểm thị trường dump, luôn có những đợt rút ETH ra từ các sàn giao dịch rất lớn (các thanh màu xanh). Điều này cho thấy vẫn có những “tay to” sau khi mua ETH trên sàn thì lập tức rút ra và nắm giữ dài hạn.
Thông thường với các dự án mới, anh em sẽ phải quan tâm đến Token Schedule Release để nắm được những thời điểm mà các quỹ đầu tư được mở khóa một lượng lớn token. Lịch trả token sẽ thường được thể hiện dưới dạng biểu đồ như sau:
Ví dụ về lịch trả token
Vậy, nếu ETH đã trả hết token cho các vòng trước thì sao? Chúng ta sẽ quan tâm đến câu chuyện lạm phát và đốt lúc này.
Để tìm kiếm dữ liệu, mình sử dụng WatchTheBurn:
Nguồn: WatchTheBurn
Ở hình trên là dữ liệu về số lượng ETH đã đốt, số lượng ETH được làm phần thưởng… tính từ EIP-1559 được triển khai.
Anh em có thể thấy số lượng ETH được đốt khoảng 2.4M, trong khi phần thưởng (tính cả Rewards và Tips) là khoảng 4.7M. Chính vì vậy, ETH vẫn đang có độ lạm phát. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng với việc ETH được đốt nhiều thông qua đề xuất EIP-1559 đã góp phần giảm thiểu tốc độ lạm phát của đồng coin này rất nhiều.
Một trong những nguyên nhân khiến ETH lạm phát cao vẫn là do Ethereum chưa chuyển hoàn toàn sang Proof-of-Stake. Trong tương lai, khi hoàn toàn nâng cấp lên ETH 2.0, lạm phát từ phần thưởng sẽ giảm đi => chính là bull-case dài hạn cho ETH.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau phân tích về Tokenomics của ETH khá chi tiết và thấy được một số bull-case trong ngắn hạn cho đồng coin này ở mức giá 900 – 1000 USD. Anh em có thể áp dụng tương tự để phân tích các dự án khác.
Để tổng hợp lại cho anh em thuận tiện sử dụng, mình sẽ liệt kê những công cụ mà mình hay sử dụng để phân tích Tokenomics:
Việc phân tích Tokenomics rất quan trọng, tuy nhiên nó không phải là tất cả để giúp anh em đưa ra quyết định đầu tư tốt.
Về cơ bản, anh em cần đặt những phân tích của mình trong một bối cảnh đúng và phù hợp. Ngoài Tokenomics, anh em còn cần đánh giá được:
Dự án có tốt không? Sản phẩm có người dùng thực tế không? Dự án có tạo ra lợi nhuận để sống sót qua thời kỳ khó khăn không? So sánh với các dự án trong cùng ngách như thế nào?
Như mình đã nói, các whale sẵn sàng hold 5 – 10 năm, vì nguồn vốn của họ rất dồi dào, tuy nhiên không phải nhà đầu tư nhỏ lẻ nào cũng làm được câu chuyện đó. Vì vậy, nếu muốn bơi theo whale, anh em cần chuẩn bị rất nhiều.
Nếu anh em tinh ý, sẽ nhận ra một số dự án khi unlock token thay vì giá giảm mạnh thì lại được “đẩy” khá nhiều. Nguyên nhân dễ hiểu là vì khi các quỹ được unlock, họ sẽ muốn bán được phần token đó ở giá cao. Đồng thời, để giảm áp lực bán, các dự án sẽ timing thời gian unlock để ra các tin tốt => giá tăng chứ không giảm. Vì vậy, anh em cần quan sát và theo dõi để nhận ra cách chơi phù hợp với từng kiểu dự án. Điều này đòi hỏi kinh nghiệm.
Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm phân tích Tokenomics của bản thân mình. Hy vọng bài viết này giúp ích cho anh em trong con đường đầu tư.
Đừng quên chia sẻ để ủng hộ Coincuatui nhé! Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo.
Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:
Nguồn: Coin68