Ra mắt từ năm 2019 trên Ethereum, DeFi Saver có chức năng chính là tập trung vào việc quản lý các vị thế vay và cho vay của các giao thức DeFi phổ biến, kết hợp với các công cụ đòn bẩy, tự động hóa trên một ứng dụng duy nhất.
Toàn tập về DeFi Saver – Quản lý toàn bộ danh mục DeFi với một ứng dụng duy nhất
Ngoài việc tiện lợi hơn cho người sử dụng khi chỉ cần sử dụng một ứng dụng mà có thể thiết lập và theo dõi các vị thế trên các giao thức khác (MakerDAO, Compound, Aave, Reflexer, Liquity), DeFi Saver cùng cung cấp cho người dùng một số tính năng độc đáo khác như Smart Saving, Loan Shifter, Automation… Hãy cùng mình tìm hiểu các tính năng này và cách sử dụng DeFi Saver thông qua bài viết này để nâng trình Degen nhé.
Về cơ bản, DeFi Saver là một giao diện tương tác duy nhất giúp người dùng kết nối với các giao thức DeFi phổ biến. Việc các giao thức có các giao diện khác nhau có thể cản trở quá trình tiếp cận DeFi của người dùng phổ thông.
Một số giao thức, ví dụ như Liquity, thậm chí còn không phát triển cho mình một giao diện mà phụ thuộc vào các bên phát triển thứ 3.
DeFi Saver nhận ra đây là một ngách thị trường giúp họ có thể có được một tệp người dùng tương đối lớn, vì vậy họ đã phát triển DeFi Saver như một ứng dụng giao diện giúp kết nối các giao thức DeFi phổ biến.
Các giao thức hiện đang được tích hợp trên DeFi Saver gồm có: MakerDAO, Compound, Aave, Reflexer và Liquity. Các giao thức này đều là các giao thức vay/ cho vay vì vậy chúng đều có những điểm chung trong cơ chế hoạt động.
Giao diện của DeFi Saver
Các thao tác cơ bản như Supply (gửi/ thế chấp) – Withdraw (rút), Borrow (vay), Payback (trả nợ) đều có thể thực hiện trên DeFi Saver mà không cần truy cập vào giao thức cơ bản, mặc dù các tương tác vẫn được chuyển đến giao thức cơ bản.
Nếu chỉ là hỗ trợ về giao diện, DeFi Saver chắc chắn sẽ dễ bị sao chép và thành thật mà nói, việc tạo một giao diện không tạo thêm được nhiều giá trị cho người dùng cho lắm. Tuy nhiên, DeFi Saver thực sự đã có một số tính năng hỗ trợ “cực mạnh” mà người dùng của họ sẽ khó có thể tìm thấy ở các giao thức khác.
Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu ở phía dưới nhé.
Tự động hóa là một tính năng quản lý tự động các vị thế nợ được thế chấp, dĩ nhiên là được xây dựng trên hợp đồng thông minh. Tính năng hỗ trợ này được cung cấp cho các giao thức MakerDAO, Compound và Aave. Đây là một trong những tính năng làm nên tên tuổi của DeFi Saver.
Vậy tính năng này có tác dụng như thế nào?
Mình có thể lấy một ví dụ như sau: Alice gửi ETH vào MakerDAO như một tài sản thế chấp để vay DAI. Alice dùng lượng DAI vay được này để tiếp tục mua ETH. Trong trường hợp ETH tăng giá, Alice sẽ có lợi nhuận lớn hơn so với việc chỉ nắm giữ lượng ETH ban đầu, bao gồm lợi nhuận từ lượng ETH thế chấp và lợi nhuận từ lượng ETH mua thêm. Đây cũng chính là nguyên lý hoạt động cơ bản của đòn bẩy tài chính.
Mặt khác, khi ETH tăng giá, tức là lượng ETH thế chấp ban đầu của Alice có nhiều giá trị hơn, vì vậy khoản thế chấp đó cũng có thể giúp Alice vay được nhiều hơn mà không làm thay đổi tỷ lệ nợ theo công thức:
CDP Ratio = Giá trị tài sản thế chấp / giá trị tài sản vay
Chiến lược đầu tư của Alice là, thế chấp ETH để vay DAI, và dùng chỗ DAI đó để mua thêm ETH, tiếp tục thế chấp sao cho tỷ lệ nợ nằm trong khoảng 220%.
Trong trường hợp ETH tăng giá, tỷ lệ nợ sẽ tăng vượt mức 220%, do đó Alice sẽ vay thêm DAI để mua tiếp ETH – đây là Boost.
Trong trường hợp ETH giảm giá, tỷ lệ nợ sẽ giảm xuống dưới mức 220%, vì giá trị các khoản thế chấp giảm, Alice sẽ cần bán bớt ETH để trả lại DAI – đây là Repay.
Các hành động Boost và Repay này sẽ cần thực hiện đồng thời với sự biến động giá của ETH vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nợ. Lúc này, Alice chỉ cần cài đặt các thông số để kiểm soát tỷ lệ nợ trong chế độ trong phần Automated Leverage Management: Khi tỷ lệ tụt xuống dưới 200% hay tăng lên 240% thì thực hiện Repay/Boost để đưa về mức 220%. Tính năng này của DeFi Saver sẽ tự động hóa các giao dịch để đảm bảo nguyên tắc này.
Sử dụng đòn bẩy của các giao thức DeFi sẽ giúp người dùng gia tăng lợi nhuận nhưng cũng thể gia tăng thua lỗ so với nắm giữ đơn thuần. Vẫn lấy ví dụ Alice, giả sử Alice sử dụng chiến lược như trên với số ETH ban đầu là 50 tại mức giá 383 USD.
Tại thời điểm bắt đầu thực hiện chiến lược với MakerDAO, CDP của Alice sẽ có một chút giá trị âm vì phí vay và phí gas.
Tiếp tục sử dụng Automate để tự động hóa, lợi nhuận từ CDP của Alice có thể lên tới gần 900.000 USD tại thời điểm ETH đạt đỉnh 4.000 USD. Lợi nhuận từ chiến lược này giúp Alice có lợi nhuận gấp 4,97 lần so với nắm giữ ETH thông thường.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, thực hiện chiến lược này cũng khiến Alice thua lỗ nhiều hơn ở thị trường giảm. Trong giai đoạn ETH giảm từ 4.181 USD về 1.798 USD, lợi nhuận từ CDP giảm xuống chỉ còn hơn 124.000 USD. Tức là giảm 86% so với mức giảm 56% của ETH.
Nếu tiếp tục giữ chiến lược này cho đến thời điểm hiện tại, CDP chỉ đem lại lợi nhuận 35.000 USD so với lợi nhuận 60.000 USD so với chỉ nắm giữ ETH.
Vì vậy, các chiến lược sử dụng đòn bẩy dựa trên cơ chế CDP MakerDAO hay Compound nói chung không nên được sử dụng trong dài hạn, mà nên có những điểm Take-Profit và Stoploss hợp lý. Và đó cũng là 2 tính năng Take Profit và Stoploss của DeFi Saver, giúp người dùng tự động đóng các vị thế vay dựa trên giá của tài sản.
Ngoài ra, khi dính tới đòn bẩy, mọi người cũng khá quen thuộc với khái niệm “bơm giáp”, để chỉ hành động nạp thêm tiền ký quỹ để giữ nguyên tỷ lệ ký quỹ mà không phải giảm vị thế. Trong phần Automate, DeFi Saver cũng cung cấp tính năng Saving Liquidation, khi cài đặt sẽ tự động lấy các khoản tiền gửi nhàn rỗi an toàn ở các giao thức khác để “bơm giáp” cho vị thế đòn bẩy.
Lưu ý: Việc sử dụng các chiến lược tự động hóa này mang tính rủi ro cao, hãy nghiên cứu một cách thận trọng trước khi sử dụng. Bài viết này chỉ mang tính giới thiệu, không khuyến khích bạn sử dụng nếu không thực sự hiểu.
Để sử dụng được Automation, bạn cần deposit tài sản vào Smart Wallet của DeFi Saver. Giải thích đơn giản, nó là một ví hợp đồng thông minh giúp quản lý các khoản vay, vị thế và tài sản của bạn trên DeFi Saver. Người dùng cũng hoàn toàn yên tâm vì team không có quyền truy cập vào các contract này.
Ví dụ nếu Alice nhận thấy việc vay DAI từ MakerDAO có lãi suất cao hơn Aave và muốn chuyển đổi khoản vay sang bên Aave. Thông thường, Alice sẽ cần xử lý các giao dịch sau:
Trong trường hợp nếu Alice thực hiện chiến lược vay đòn bẩy, số giao dịch thực tế có thể tăng lên vì Alice không thể thực hiện hoàn trả DAI trong 1 giao dịch, mà cần lấy ETH về bán ra DAI để hoàn trả, sau đó tiếp tục rút ETH.
Loan Shifter sẽ giúp xử lý các công việc đó trong 1 giao dịch duy nhất. Điểm lợi của tính năng này là:
Đây là một tính năng độc đáo nhưng cách hoạt động rất đơn giản. Đơn giản, DeFi Saver chỉ tổng hợp thông số gửi tài sản lấy lãi suất ở các giao thức khác cho người dùng. Với tất cả thông tin trên một màn hình duy nhất, người dùng có thể dễ dàng so sánh và đưa ra lựa chọn.
Đối với người dùng phổ thông, việc thực hiện các thao tác trên Protocol thường được thực hiện lần lượt. Điều này sẽ vừa tốn thời gian, và có thể bỏ lỡ các cơ hội tốt, đặc biệt là giao dịch chênh lệch giá (arbitrage) vì giá tài sản thay đổi theo từng block.
Recipe Creator cho phép bạn không cần phải là developer để có thể thực hiện nhiều giao dịch phức tạp trong một transaction duy nhất, giao diện đơn giản chỉ cần kéo thả để sắp xếp thứ tự các giao dịch.
Bạn cũng có thể tham khảo các chiến lược phổ biến được giới thiệu khi vừa truy cập tính năng Recipe Creator.
Không chỉ là một giao diện thân thiện và chuyên nghiệp hơn, với các tính năng cải tiến độc đáo, DeFi Saver đang góp phần thúc đẩy DeFi đến gần hơn ranh giới của tài chính truyền thống. Họ đã cho mọi người thấy và hình dung ra các mảnh ghép DeFi mà chúng ta vẫn thường nhắc đến. Mới đây, DeFi Saver cũng đã ra mắt trên các Layer 2 là Arbitrum và Optimism, cung cấp dịch vụ với mức phí thấp hơn đáng kể cho người dùng.
Một điều cuối về DeFi Saver, đó là liệu DeFi Saver có token quản trị không? Cá nhân mình thì nghĩ là sẽ có trong tương lai, và để retroactive DeFi Saver, mình nghĩ mọi người cần phải sử dụng Smart Wallet của DeFi Saver, và thực hiện thêm các thao tác liên quan đến Automation thay vì chỉ sử dụng DeFi Saver như một giao diện thay thế.
Julian
Xem thêm các bài viết khác của tác giả Julian:
Nguồn: Coin68