Ngày 29/07, giáo sư luật Brian Frye và nhạc sĩ Jonathan Mann đã đâm đơn kiện Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), yêu cầu tòa án xác định thẩm quyền của SEC trong khâu quản lý các dự án NFT.
SEC bị kiện với cáo buộc thiếu minh bạch trong khâu quản lý NFT
Giáo sư luật Brian Frye và nhạc sĩ sáng tác bài hát "Song a Day Mann" Jonathan Mann đã đâm đơn kiện Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), yêu cầu tòa án xác định liệu các bộ sưu tập NFT có thuộc quyền quản lý của cơ quan này hay không.
Today, @songadaymann and I sued the @SECGov in Louisiana federal court, asking for a declaration that the SEC can’t regulate the sale of NFT art. I’ve argued that the SEC is abusing its authority for years & now I’m testing my theory. Here’s the complaint. https://t.co/AD8xYpV0kC
— Brian L. Frye (@brianlfrye) July 29, 2024
Theo hồ sơ tòa án ngày 29/07, các luật sư của Brian Frye và Jonathan Mann đã cáo buộc SEC đang áp đặt quyền kiểm soát của mình lên việc chào bán các tác phẩm nghệ thuật thông qua NFT.
Nội dung trong đơn kiện được gửi lên Tòa án Quận Hoa Kỳ, Quận Đông Louisiana nêu rõ:
"Trong gần ba năm, SEC đã tiến hành một loạt các hành động pháp lý nhằm áp đặt quyền kiểm soát lên thị trường NFT và đe dọa sinh kế của các nghệ sĩ. Đơn kiện này nhằm làm rõ quyền tài phán của SEC đối với việc chào bán các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số".
Cụ thể, các luật sư đã lập luận rằng việc áp dụng luật chứng khoán đối với các tác phẩm nghệ thuật phát hành dưới dạng NFT là không hợp lý và gây ra rào cản không cần thiết cho các nghệ sĩ, làm suy giảm sự sáng tạo và tính tự do trong nghệ thuật.
Quy định của SEC về NFT:
Nguyên đơn nêu rõ rằng các động thái gần đây của SEC thể hiện rõ cơ quan này coi việc bán các NFT là các đợt chào bán chứng khoán chưa đăng ký. Điều này đã gây ra nhiều lo ngại cho các nghệ sĩ khi phát hành các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT có thể bị coi là vi phạm luật chứng khoán.
Lập luận về Phép thử Howey:
Nguyên đơn cho rằng Phép thử Howey để xác định trạng thái chứng khoán chỉ nên dùng để xác định hợp đồng đầu tư, không nên áp dụng cho việc bán NFT vì nghệ sĩ và người mua không có ràng buộc hợp đồng lâu dài. Thay vào đó, người mua chỉ đơn giản sở hữu tác phẩm nghệ thuật mà không có bất kỳ cam kết nào từ nghệ sĩ với người sở hữu NFT về việc tiếp tục sáng tác hoặc quảng bá tác phẩm khác.
Tác động của SEC lên các nghệ sĩ
Nguyên đơn nhấn mạnh rằng việc SEC áp dụng quy định này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến kế sinh nhai của các nghệ sĩ và ngăn cản sự phát triển của các tác phẩm nghệ thuật NFT. Các cũng chỉ ra rằng 1 cuộc điều tra của SEC cũng có thể phát sinh rất nhiều chi phí và áp lực cho các nhà sáng tạo, đặc biệt là những người không có nguồn tài chính lớn.
Yêu cầu của đơn kiện
Các luật sư của Brian Frye và Jonathan Mann yêu cầu thân chủ của mình được tiếp tục sáng tạo nghệ thuật và chào bán NFT mà không lo ngại về các hành động thực thi từ SEC. Họ mong muốn có sự rõ ràng về quyền lợi trong việc phát hành và bán NFT, nhằm bảo vệ quyền tự do sáng tạo và phát triển nghệ thuật trong thời đại kỹ thuật số.
Jonathan Mann dự định phát hành một bộ sưu tập gồm 10.420 NFT với giá khoảng 800 USD cho 1 tác phẩm. Trong khi đó, Brian L. Frye dự định phát hành 10.320 NFT khác. Cả hai đều đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho các dự án này và chỉ chờ phán quyết của tòa án để có thể tiếp tục mà không gặp phải trở ngại từ phía SEC.
Trong đơn kiện, các luật sư của Frye và Mann đã so sánh tình huống của họ với ca sĩ Taylor Swift. Swift bán vé concert và những vé này thường được bán lại trên chợ đen tương tư như việc mua bán NFT trên các nền tảng.
Các luật sư cho biết người mua vé và âm nhạc của Swift có thể kỳ vọng kiếm lời và chính Swift cũng quảng bá, phát hành nhạc mới như một cách gián tiếp đẩy gía vé lên cao. Tuy nhiên, việc SEC coi vé concert của Taylor Swift như chứng khoán sẽ là điều vô lý.
Các luật sư lập luận rằng:
"Mặc dù tính chất các NFT của Jonathan Mann và Brian Frye khác với Taylor Swift theo nhiều cách nhưng đặt trong bối cảnh của vụ kiện này, họ ở đúng vị trí tương tự. Họ là nghệ sĩ và họ muốn tạo ra và bán tác phẩm nghệ thuật NFT của mình mà không bị SEC điều tra hoặc kiện tụng."
Nghệ sĩ Jonathan Mann đã bắt đầu kiếm tiền bằng cách bán các bài hát của mình dưới dạng NFT trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, những động thái của SEC áp đặt lên các dự án NFT đã ám chỉ rõ rằng Mann đang vi phạm pháp luật khi chào bán các NFT này dưới dạng chứng khoán chưa được đăng ký, đặt anh vào cùng danh sách với những kẻ gian lận nổi tiếng như Bernie Madoff hay Sam Bankman-Fried.
— 16 years of song a day (@songadaymann) July 29, 2024
Mann đã bày tỏ sự phẫn nộ về việc SEC chọn ngẫu nhiên các dự án NFT để nhắm tới, khiến cho bất kỳ ai cũng có thể trở thành mục tiêu tiếp theo. Anh cho biết mình đã bán khoảng 4000 NFT "Song A Day" vào năm 2022, thu về khoảng 3,4 triệu USD khiến anh lo lắng rằng anh có thể trở thành mục tiêu tiếp theo của SEC.
Đêm ngày 31/07 (giờ Việt Nam), Jonathan Mann tuyên bố mình và giáo sư Brian Frye đã khởi kiện SEC, đồng thời ra mắt bài hát dưới dạng NFT mang tên “I'm Suing The SEC” như một lời thách thức tới cơ quan này,
OK! I'm really doing this...
— 16 years of song a day (@songadaymann) July 29, 2024
I'm Suing The SEC
You can bid on the NFT of this song here:https://t.co/uYA3zKhzBt
The auction ends on Tuesday, Aug 6th at 4:44 EST.
Set a reminder! pic.twitter.com/1DL8gUhfTz
Katherine Minarik, Giám đốc pháp lý của Uniswap Labs - Nền tảng cũng đang dính líu với cáo buộc của SEC, đã bày tỏ sự bất ngờ khi cho rằng việc áp dụng luật chứng khoán của SEC đã trở nên bừa bãi và vô lý đến mức các nghệ sĩ phải kiện SEC để bảo vệ nguồn thu của mình.
Wow. We have reached the point where the SEC’s application of securities laws is so arbitrary and unlawful that *artists* are compelled to sue the SEC directly in order to protect their livelihoods. The SEC is broken. (And fwiw I have thoroughly enjoyed many of these songs!) https://t.co/F6mfq2LJ6g
— Katherine Minarik (@MinarikLaw) July 29, 2024
Hiệp hội Blockchain đăng tải trên X rằng SEC không có thẩm quyền đối với tác phẩm nghệ thuật NFT.
2/ The SEC does not have authority over NFT art. And it is unreasonable to expect musicians, designers, and other artists to hire lawyers to weigh in on whether art sales will be considered a securities offering by the SEC.https://t.co/zAN8aPg1sx
— Blockchain Association (@BlockchainAssn) July 29, 2024
"Thật vô lý khi mong đợi các nhạc sĩ, nhà thiết kế và các nghệ sĩ khác thuê luật sư để cân nhắc xem liệu việc bán tác phẩm nghệ thuật có được SEC coi là chào bán chứng khoán hay không."
Tháng 08/2023, SEC lần đầu xử phạt một dự án NFT là kênh YouTube và studio podcast Impact Theory 6,1 triệu USD với cáo buộc dự án đã chào bán chứng khoán trái phép dưới dạng NFT. SEC cho rằng Impact Theory đã khuyến khích các nhà đầu tư coi việc mua Founder’s Key như một khoản đầu tư, hứa hẹn lợi nhuận nếu dự án này thành công.
Chỉ 1 tháng sau đó, SEC đã buộc tội chương trình truyền hình đầu tiên được tài trợ hoàn toàn bằng NFT Stoner Cats với cáo buộc chào bán chứng khoán không đăng ký, thu về 8 triệu USD từ các nhà đầu tư. Người tạo ra loạt phim hoạt hình web Stoner Cats sẽ phải trả 1 triệu USD tiền phạt dân sự để giải quyết cáo buộc, đồng thời hủy bỏ NFT.
Vụ kiện này không chỉ đặt câu hỏi về quyền tài phán của SEC đối với NFT mà còn là tiếng nói của cộng đồng nghệ sĩ và nhà sáng tạo về sự cần thiết và công bằng trong quản lý các dự án NFT, Nếu tòa án ra phán quyết có lợi cho Frye và Mann, điều này có thể mở ra một hướng đi mới cho việc quản lý và phát triển thị trường NFT, đòi lại công bằng cho các dự án từng bị SEC xử phạt trước đó.
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68