SBI Holdings khởi động quỹ đầu tư vào startup web3, trí tuệ nhân tạo (AI) và metaverse vào cuối năm 2023.
SBI Holdings lập quỹ 663 triệu USD đầu tư vào Web3, AI và Metaverse
Theo Foresight News, tập đoàn dịch vụ tài chính có trụ sở tại Nhật Bản SBI Holdings vừa công bố thành lập quỹ đầu tư có trị giá lên đến 100 tỷ yên, tương đương với khoảng 663 triệu USD.
The new fund of Japanese financial giant SBI Holdings will begin investing in Web3, AI, metaverse and other start-up companies, totaling 150 to 200 companies. The total fund is expected to reach $663 million. Half of the LPs come from other traditional consortiums in Japan.…
— Wu Blockchain (@WuBlockchain) November 9, 2023
Dự kiến ban đầu, quỹ sẽ đầu tư từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ yên vào 150-200 công ty thuộc phân mảng web3, AI và metaverse. Các ngân hàng lớn trong nước và khu vực cũng sẽ đóng góp vào quá trình thúc đẩy khởi nghiệp này.
Được biết đã có tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui, ngân hàng Mizuho, Bảo hiểm Nhân thọ Nhật Bản và Tập đoàn Chứng khoán Daiwa đầu tư hơn 50 tỷ yên vào quỹ này.
Vị đại diện của SBI Nikkei Shimbun bày tỏ:
"Có rất ít quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) trị giá 100 tỷ yên ở Nhật Bản. Để lĩnh vực startup có thể cạnh tranh trên toàn cầu, thì việc chung tay thành lập quỹ là điều vô cùng cần thiết."
Tại Nhật Bản, sự phát triển của giới startup hiện là một vấn đề. Tháng 11/2022, chính phủ Thủ tướng Kishida đã ban hành "Kế hoạch 5 năm phát triển khởi nghiệp". Vào thời điểm đó, ông chỉ ra rằng tính đến năm 2022, mặc dù nhiều công ty mới đã ra đời, tỷ lệ khởi nghiệp và số lượng kỳ lân (công ty chưa niêm yết có vốn hóa thị trường trên 100 tỷ yên) của Nhật Bản vẫn đang thấp hơn Mỹ và châu Âu.
Do đó, Thủ tướng Kishida mong muốn hiện thực hóa "hình thức chủ nghĩa tư bản mới", với quan niệm startup là hiện thân của chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa rất mới, biến các vấn đề xã hội thành động lực tăng trưởng và thúc đẩy một nền kinh tế xã hội bền vững. Chính phủ đặt mục tiêu tạo ra 100 kỳ lân và 100.000 công ty startup, đưa Nhật Bản trở thành trung tâm khởi nghiệp lớn nhất châu Á và hàng đầu thế giới.
Để mở đường cho sân chơi khởi nghiệp, không chỉ cần hỗ trợ tài chính mà còn cần cải thiện môi trường kinh doanh. Trong khi web3 là một lĩnh vực khá mới, và quá trình thiết lập quy định vẫn đang diễn ra.
Một trong những thách thức lớn nhất khi kinh doanh web3 tại Nhật Bản là vấn đề thuế, mà chính phủ cũng từng để ngỏ khả năng sửa đổi. Hiện tại, Cơ quan Dịch vụ Tài chính và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đang đề nghị xem xét lại mức thuế cuối kỳ đối với "tiền số sở hữu bởi bên thứ ba" trong sửa đổi thuế năm 2024.
"Xứ sở mặt trời mọc" là một trong những quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa tiền mã hóa như một dạng tài sản tư nhân và đặt ra quy định nghiêm ngặt nhất thế giới. Kể từ năm 2022, Nhật Bản đã bắt đầu tích hợp Web3, đồng thời có động thái “mở cửa" khác như tài trợ cho các dự án metaverse và NFT, dỡ bỏ lệnh cấm đối với các stablecoin được phát hành ngoài nước, miễn thuế doanh nghiệp cho nhà phát hành token, cho phép huy động vốn bằng crypto.
Cũng kể từ đó, nhiều tổ chức crypto đổ xô đến đây tìm kiếm làn gió mới, đơn cử là Binance đang ấp ủ kế hoạch ra mắt stablecoin tại Nhật; Animoca Brands bắt tay với Cool Cats mở rộng thị trường web3 tại xứ phù tang...
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68