Các Ngân hàng Trung ương đã và đang làm việc trên CBDC của riêng họ. Trong khi một số đang chuẩn bị tung ra phiên bản hoàn thiện nhất, phần còn lại chỉ mới bắt đầu hoạt động.
Dù bằng cách nào đi chăng nữa, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng vừa đưa ra tuyên bố ủng hộ cho phong trào này. Gần đây, Chủ tịch IMF Kristalina Georgieva đã thừa nhận phong trào gần đây đối với các CBDC và tái tuyên bố ủng hộ họ bằng lời khẳng định:
“Hiện có khoảng 100 quốc gia đang khám phá CBDC ở cấp độ này hay cấp độ khác. IMF sẽ tham gia sâu vào vấn đề này, bao gồm cả việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho nhiều thành viên. Một vai trò quan trọng của cơ quan là thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ khả năng tương tác của CBDC.”
Bên cạnh đó, Georgieva cũng thừa nhận và hết mực dành lời khen ngợi cho CBDC vì chúng thật sự mang lại nhiều lợi ịch cho Ngân hàng Trung ương và chính phủ trong việc kiểm soát hệ thống tài chính của họ.
“Nếu các CBDC được thiết kế một cách thận trọng, chúng có thể mang lại khả năng phục hồi, an toàn, tính khả dụng cao hơn và chi phí thấp hơn so với các hình thức tiền mã hóa tư nhân. Đó rõ ràng là trường hợp khi so sánh với các tài sản crypto không được hỗ trợ cơ bản, vốn dĩ rất dễ bay hơi. Và ngay cả những stablecoin được quản lý đều không hoàn toàn phù hợp với CBDC ổn định và được thiết kế tốt.”
Tuy nhiên, cộng đồng thường không có xu hướng đón nhận CBDC như IMF. Mặc dù mức độ biến động thấp hơn và tính bảo đảm cao hơn có thể được coi là lợi ích, nhưng một cuộc khảo sát gần đây cho thấy nhiều người lo sợ ý tưởng liên quan đến các cơ quan có thẩm quyền về tiền mã hóa tồn đọng lo ngại về quyền riêng tư.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về khái niệm CBDC và mục đích mà các chính phủ muốn triển khai mô hình này như thế nào trong tương lai, mời độc giả tham khảo qua bài viết dưới đây.
Trong số 100 quốc gia mà Georgieva đề cập, nhiều quốc gia vẫn đang trong giai đoạn phát triển CBDC. Nổi bật nhất phải kể đến Canada, đất nước đã bắt đầu làm việc về CBDC của họ vào năm 2019, trong khi đó Nga và Ấn Độ hiện đang đóng vai trò chủ đạo chi phối không nhỏ những tác động đến thị trường hiện tại bằng chiến lược CBDC của họ. Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Anh cũng đang nỗ lực cho tham vọng tương tự.
Mặt khác, đã có đến ba CBDC đã thực sự được tung ra trong hai năm qua bao gồm DCash ở Đông Caribe, Sand Dollar tại Bahamas và eNaira của Nigeria. Tuy nhiên, chúng không thành công như mong đợi khi trọng tâm được đổ dồn về CBDC thuộc Trung Quốc là đồng e-CNY, dù mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm. Song, đây được xem là nước cờ “thâm hiểm” mà Trung Quốc đang vạch ra theo mô hình chung được nhiều quốc gia xem xét áp dụng, nhằm hạ bệ thị trường tiền mã hóa nói chung.
Trung Quốc bắt đầu phát triển e-CNY vào năm 2016 liên kết với các công ty công nghệ khổng lồ của quốc gia như Tencent, Alibaba, Huawei, JD.com và UnionPay trong giai đoạn phát triển. Kể từ tháng 4 năm 2021, e-CNY đã được đưa ra thử nghiệm tại mười thành phố và khu vực.
Tiếp đến 6 tháng sau, e-CNY lập tức ghi nhận mức giao dịch lên đến 9,7 tỷ USD và có hơn 140 triệu người sử dụng, đồng thời ứng dụng e-CNY còn được thử nghiệm phiên bản di động trên quy mô lớn. Bất ngờ lớn nhất phải kể đến chính là sự kiện ông lớn thanh toán Visa hoàn toàn bị e-CNY “đá văng” tại Thế vận hội Mùa đông 2022.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68