Đối với các validator đơn lẻ không có đủ 32 ETH để stake và nhận được quyền chạy node từ Ethereum thì Puffer Finance là lựa chọn hàng đầu trong việc tối ưu chi phí, kèm theo đó là các tối thiểu hoá các rủi ro trong quá trình staking. Vậy Puffer Finance là gì? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Puffer Finance là gì? Tìm hiểu về nền tảng liquid restaking được Binance Labs đầu tư
Puffer Finance là một giao thức liquid restaking được xây dựng trên EigenLayer. Giao thức này sử dụng anti slashing (cơ chế chống hình phạt dành cho validator) và secure signer, một công cụ ký từ xa giúp ngăn chặn các hành vi sai lệch của validator. Mục tiêu của Puffer Finance là làm đa dạng hóa bộ trình xác thực và giảm tính tập trung của Proof of Stake Ethereum, đồng thời giải quyết các thách thức mà các validator đơn lẻ phải đối mặt.
Hai dạng khách hàng chính mà Puffer Finance hướng đến cho chính là những người dùng phổ thông và các validator đơn lẻ, không có đủ 32 ETH để thực hiện việc xác thực của Ethereum.
Puffer secure signer là một công cụ ký từ xa được xây dựng nhờ vào khoản tài trợ của Ethereum Foundation, nó được thiết kế để ngăn chặn các hành vi đáng ngờ có thể xảy ra khi sử dụng Intel SGX.
Secure Signer tận dụng Trusted Execution Environments (TEE) và hiện được triển khai dưới dạng Intel SGX . Để giảm thiểu các tác động không đáng có, Puffer Finance cam kết đảm bảo sự đa dạng với kế hoạch triển khai Secure-Signer trên SEV TEE của AMD và phần cứng mới khi ra mắt thị trường.
RAV (Remote Attestation Verification) là công cụ mà Ethereum sử dụng để kiểm soát các hoạt động từ xa của các validator đang hoạt động trong mạng. Để giải thích một cách dễ hiểu, RAV là cách mà Ethereum dùng để hạn chế tối đa những thiệt hại mà một validator có thể gây ra cho mạng lưới, từ đó tăng cường hiệu suất, sự bảo mật và khả năng mở rộng một cách an toàn.
- Puffer DAO tạo một restaking module mà trong đó, chỉ cho phép việc xác thực PoS và không cho phép restaking, nhờ vậy tạo nên một môi trường an toàn các NoOp (Node Operator).
- Những staker sẽ stake lượng ETH của mình và nhận lại lượng pufETH tương ứng.
- Để đăng ký chạy node, các NoOp sẽ gửi validator ticket kèm theo 1 ETH đến Puffer Protocol. Đổi lại, họ sẽ nhận được pufETH và lượng tiền này sẽ được khoá cho đến khi NoOp không còn thực hiện chức năng xác thực.
- Mỗi restaking module sẽ chứa 1 hàng các NoOp đăng ký cho việc xác thực và khi Puffer Pool tích lũy đủ 32 ETH từ tiền gửi và tiền thưởng của người dùng, nó sẽ cung cấp quyền chạy cho các NoOp đang chờ xử lý.
- Khi trình xác thực được triển khai, các NoOp sẽ được xác thực theo số thời gian được ghi trên validator ticket của họ. Trong suốt quá trình ấy, các NoOp sẽ giữ 100% tiền thưởng từ việc xác thực.
- Các restaking operator sẽ thực hiện AVS và nhận hoa hồng từ các dịch vụ của họ, từ đó gia tăng phần thưởng cho các staker.
- Khi thoát khỏi trình xác thực, các NoOp sẽ nhận lại được phần pufETH đã bị khoá và những validator ticket chưa được sử dụng sẽ được hoàn trả lại cho các NoOp.
Tên token |
Puffer Finance Token |
Token |
PUFI |
Blockchain |
Đang cập nhật… |
Chuẩn token |
Đang cập nhật… |
Hợp đồng |
Đang cập nhật… |
Công dụng token |
Đang cập nhật… |
Hiện tại, Puffer Finance chưa công bố thông tin cụ thể về tỷ lệ phân bổ token PUFI. Coincuatui sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.
Hiện tại, Puffer Finance chưa công bố thông tin cụ thể về lịch phân bổ token PUFI. Coincuatui sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.
Lộ trình phát triển của Puffer được chia làm 6 giai đoạn chính:
Co Founder & CEO: Amir Forouzani
Amir Forouzani là Co Founder và CEO tại Puffer Finance, anh lấy bằng Khoa Học Ứng dụng tại trường Đại Học Monash và bằng thạc sĩ Khoa Học tại Đại Học Nam California.
Jason Vranek: Co Founder & CTO
Jason Vranek là Co Founder và CTO tại Puffer Finance, anh lấy bằng Cử nhân Khoa Học và Thạc sĩ Khoa học máy tính tại Đại học California.
Amir Forouzani (trái) và Jason Vranek (phải)
Ở thời điểm hiện tại, Puffer Finance đã nhận được hơn 5,5 triệu USD tiền đầu tư tại vòng seed và một khoản tiền khác vẫn chưa được công bố từ các quỹ như Binance Labs, Jump Crypto và Animoca Brands cùng một số quỹ đầu tư khác.
Bên trên là những thông tin tổng quan về Puffer Finance cũng như những tính năng mà dự án này đã và sẽ mang đến cho thị trường trong tương lai. Thông qua bài viết, hy vọng Coincuatui đã mang đến cho người đọc góc nhìn tổng quan nhất về Puffer Finance cũng như những ưu điểm của dự án đối với thị trường.
Lưu ý: Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.
Nguồn: Coin68