Dạo gần đây có thấy một phương pháp giao dịch khá hay nên Coincuatui chúng mình mạnh dạng tạo một series về phương pháp mình đang học tập – phương pháp giao dịch Smart Money Concept – hay còn gọi là SMC. Hãy cùng Coincuatui học tập phương pháp SMC nhé!
Phương pháp giao dịch SMC (Phần 1): Tổng quan về phương pháp SMC
SMC là viết tắt của “Smart Money Concept”. Tuy nhiên, Smart Money ở đây không có ý nói đến trí thông minh của một trader mà nói đến những nguồn tiền giao dịch có khối lượng và tầm ảnh hướng lớn đến thị trường do các tổ chức tài chính lớn như ngân hàng, quỹ đầu cơ, các nhà đầu tư lớn, các nhà tạo lập thị trường.
Ở đây, Smart Money có thể được sử dụng để ảnh hưởng bất kỳ thị trường nào có sự giao dịch nhằm có thể thay, đẩy giá thay đổi hơn một chút để hấp thụ bất kỳ lượng thanh khoản nào cần thiết để họ có thể lấy được khối lượng mà họ cần.
Vậy nên, phương pháp giao dịch Smart Money Concept là phương pháp giao dịch giúp cho trader có thể dự đoán được nơi mà Smart Money và vào lệnh theo họ với một xác suất thắng cao.
Để có thể vào lệnh theo Smart Money thì mình nghĩ mọi người nên hiểu rõ hơn về họ.
Smart Money có lợi thế gì so với Retailer (những trader có ít tiền):
Hiện nay, hầu hết những kiến thức mà chúng ta học về thị trường crypto hay chứng Khoán và forex đa số được dạy bởi Smart Money cho nên 90% trader trên thị trường crypto như chúng ta hay bị mất tiền và trở thành thanh khoản của Smart Money.
Xem thêm: Phương pháp Wyckoff
Tuy nhiên, Smart Money có một nhược điểm là họ có quá nhiều tiền nên khi vào lệnh thì điều đó thể hiện cực kỳ rõ ràng ở trên biểu đồ và họ không bao giờ có thể dấu được nó..
Việc SMC trader như chúng ta chỉ là dự đoán xem họ vào lệnh ở đâu mà vào theo thôi.
– Smart Money: Người có nhiều tiền như tổ chức tài chính, ngân hàng,…
– Smart Money Concepts: Phương pháp giao dịch đi theo Smart Money.
– Liquidity: Thanh khoản
– Liquidity Grab: Lấy thanh khoản
– OrderBlock: Vùng vào lệnh
– Risk Entry: Vào lệnh mà không xác nhận lại ở timeframe nhỏ.
– Confirmation Entry: Vào lệnh có xác nhận ở timeframe nhỏ.
– Chooch (Change of character) : Sự thay đổi thuộc tính của thị trường (ví dụ như phá đáy trong một xu hướng tăng, hay phá đỉnh trong một xu hướng giảm thì gọi là Chooch).
– BOS: Break of Structer: Phá qua cấu trúc thị trường ( phá đỉnh / phá đáy )
– SMS: Shift in Market Structure -> Sự thay đổi của câu trúc thị trường ( Ví dụ như: Thị trường thay đổi từ cấu trúc tăng sang cấu trúc giảm hoặc ngược lại). Cái này nghe có vẻ giống Chooch.
– EQL: Equal High / EQL: Equal Low: Đỉnh bằng nhau, đáy bằng nhau.
– Demand / Supply Zone : Vùng mua / Vùng bán (Vùng cầu / vùng cung).
– Institutional Candle (Nến IC) : Cây nến giảm cuối cùng trước khi giá tăng hoặc là cây nến tăng cuối cùng trước khi giá giảm.
– Buy to Sell: Bán để mua.
– Sell to Buy: Mua để bán.
– Imbalance: Sự mất cân bằng.
Trong bài viết này, Coincuatui đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vùng Supply - Demand và cách qua sát về cách di chuyển của giá. Anh em có thể tự kiểm tra lại trên biểu đồ và back-test để nắm vững hơn cách nhận biết cũng như vào lệnh với lý thuyết như đã đề cập. Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo!
Nguồn: Coin68