Thêm một trường hợp quản trị DAO gây tranh cãi khi Parrot Protocol (PRT), dự án tưởng như đã "chết", lại hồi sinh với một đề xuất thu gom token... đi vào lòng đất.
Parrot Protocol (PRT) có ý định gom tiền IDO "bỏ chạy" với một đề xuất "đi vào lòng đất"? Ảnh: CoinDesk
Parrot Protocol nổi lên từ mùa hè Solana 2021, khi Solana được xem là "đối thủ" của Ethereum và dòng tiền đổ vào hệ sinh thái tăng trưởng từng ngày.
Ngày 14/9/2021, dự án tiến hành IDO với giá 0,04 USD, thu về 80 triệu USD. Cộng thêm 5 triệu USD từ vòng private sale trước đó với các nhà đầu tư như Alameda Research, QTUM VC, NGC Ventures, PetRock Capital, Coin98, MGNR, Sino Global Capital,... có thể xem dự án gây quỹ được 85 triệu USD.
Thông tin gây quỹ của Parrot Protocol
Tuy nhiên, kể từ thời điểm niêm yết lên sàn, giá PRT chỉ có "down only", giảm không phanh. Lý do phần nào đến từ tình hình chung của hệ sinh thái Solana, khi chất lượng dự án không quá vượt trội và không còn giữ được độ "hype" vốn có.
Biểu đồ giá PRT từ khi niêm yết công khai đến thời điểm viết bài lúc 01:50 PM ngày 22/07/2023. Nguồn: CoinMarketCap
Đến cuối 2022 đầu 2023, vì bị ảnh hưởng từ sự sụp đổ của FTX/Alameda Research, Solana khi đó còn bị dự đoán là sẽ không thể gượng dậy nổi.
Dẫu ở thời điểm hiện tại, bản thân Solana đã có bứt phá không hề nhỏ, cho thấy dự án thực sự vẫn còn tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, các dự án thuộc hệ sinh thái Solana vẫn đang rất "ì ạch".
Có vẻ như để tránh mang tiếng "soft rug" - cụm từ chỉ những dự án mở bán token xong không có phát triển gì đáng kể, không tập trung triển khai dự án mà bỏ rơi từ từ để dự án chết dần - đội ngũ Parrot Protocol đưa ra đề xuất chuyển dự án thành một dự án "không có token".
Để làm được điều đó thì cần thu hồi lại hết số token PRT đang có trên thị trường. Dự án đưa ra mức giá chung là 0,0045 USD.
Sở dĩ đề xuất này gây tranh cãi là vì khi cộng đồng tính toán giữa tài sản và cung token, định giá của PRT vốn dĩ cao hơn thế. Cụ thể theo Spreek:
Giả sử 100% holder hiện tại của PRT đồng ý đổi token lấy fiat, thì số tiền họ nhận được chỉ vỏn vẹn: 2,7 tỷ PRT x 0,0045 USD = 13,68 triệu USD.
Đây là ước tính khả quan nhất, vì không chắc 100% holder sẽ đổi PRT của mình, phần đông người dùng đã từ bỏ dự án từ lâu và xem số PRT của mình như các đồng coin vô thưởng vô phạt trong ví.
Như vậy có thể thấy, đề xuất mới chỉ "chia" cho cộng đồng hơn 13 triệu USD trong số quỹ tài sản 72 triệu USD mà dự án đang nắm giữ.
Còn nếu xét đến con số 85 triệu USD gây quỹ được thuở ban đầu, như vậy sau 2 năm "hoạt động", đội ngũ dự án đã bỏ túi hết 72 triệu USD - chỉ chia lại cho cộng đồng những người đã tin tưởng dự án 13 triệu USD.
Đề xuất nêu trên đã mở bình chọn trong 6 ngày, và không bất ngờ gì khi 100% bỏ phiếu thuận. Vì đội ngũ đang kiểm soát đến 81% lượng token.
Câu chuyện của Parrot Protocol đang nhận được sự chú ý của cộng đồng, tạo ra ấn tượng xấu cho các dev hệ Solana từ lâu đã có danh tiếng không mấy tốt đẹp. Gợi nhớ đến các trường hợp như nhà phát triển “12 nhân cách” tự tạo ra 75% TVL trên Solana.
Ngoài ra, còn trở thành một ví dụ điển hình cho tấn “bi-hài kịch” mang tên DAO khi quản trị mang danh "phi tập trung" nhưng lại tập trung hơn ai hết.
Không chỉ những dự án không tiếng tăm mới có cách quản trị "kỳ lạ" như vậy, mà bản thân một dự án nổi tiếng như Arbitrum cũng từng trải qua tình huống tương tự.
Như Coincuatui đưa tin hồi đầu tháng 4, cộng đồng phát hiện ví dự án Arbitrum tự ý chuyển lượng lớn token ARB lên sàn CEX mà không vì lý do gì, từ đó "khui" ra một số drama giữa đội ngũ dự án và các thành viên cộng đồng. Bạn đọc quan tâm có thể xem lại tại đây:
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68