Tổng nguồn cung của stablecoin USD Coin (USDC) trên blockchain Ethereum đã lần đầu tiên vượt qua nguồn cung của đối thủ Tether (USDT).
Theo dữ liệu từ The Block, tổng nguồn cung hiện tại của USDC trên Ethereum là 39,92 USD, trong khi con số của USDT trên blockchain là 39,82 tỷ USD.
Cột mốc nguồn cung của USDC đánh bại USDT là rất quan trọng vì blockchain ETH vẫn là yếu tố chính đóng góp cho sự tăng trưởng và cạnh tranh của cả hai stablecoin này. Cả USDC và USDT hiện cũng có sẵn trên một số blockchain phổ biến khác bao gồm Solana (SOL) và Algorand (ALGO).
Một trong những lý do giúp thúc đẩy động lực bứt phá gần đây của USDC là do nhu cầu sử dụng USDC trong thị trường DeFi ngày càng tăng. USDC được ưu tiên để giao dịch trên các sàn DEX và các mục đích khác nhau trong nhiều dự án DeFi nổi bật. Những động thái xung quanh thị trường tổng thể cũng là yếu tố không kém phần quan trọng.
Trong năm 2021, kể từ khi Circle, công ty đứng sau USDC hoàn thành vòng gọi vốn 440 triệu USD và công bố cơ chế bảo chứng đằng sau USDC, vị thế của stablecoin số hai thị trường đã chuyển mình ấn tượng. Bằng chứng là USDC có thể sớm mở rộng hoạt động trên 10 blockchain khác nhau. Những cái tên vừa được bổ sung gần đây là blockchain Tron (TRX), Hedera Hashgraph (HBAR) và Avalanche (AVAX). Không những vậy, blockchain Solana còn ghi nhận hơn 2,5 tỷ USDC đang được lưu hành.
– Xem thêm: Những con số thống kê “giật mình” về USDC
Bên cạnh đó, Circle còn lên kế hoạch trở thành ngân hàng tiền mã hóa của Mỹ, sau khi dự định chào bán công khai công ty với định giá 4,5 tỷ USD, càng khiến sự mọi sự chú ý đều được đổ dồn về USDC. Tiếp đến bằng mối quan hệ hợp tác với Mastercard để triển khai cho chiến dịch thanh toán giữa tiền mã hóa và fiat hay động thái ra mắt quỹ đầu tư hỗ trợ các dự án tiền mã hóa khởi nghiệp, Circle đang làm rất tốt giai đoạn củng cố niềm tin nơi các tổ chức tài chính lớn.
Không phải là điều dĩ nhiên khi Messari tự tin nhận định rằng USDC sẽ trở thành stablecoin “thống trị” trên Ethereum, bất chấp tình hình pháp lý có đôi phần căng thẳng khi SEC bắt đầu tiến hành điều ra về Circle từ tháng 10 năm 2021.
Song, câu chuyện đối với Tether (USDT) lại là một kịch bản đối lập. Vào tháng 5, Tether lần đầu công bố các loại tài sản đang nắm giữ, để trấn an dư luận về thực trạng bảo chứng của nền tảng, nhưng kết quả thật sự không mấy khả quan. Nhằm xoa dịu căng thẳng, nền tảng tiếp tục tung ra báo cáo kiểm toán mới trong tháng 8, tuy nhiên vẫn xuất hiện thêm tín hiệu “đáng lo ngại”.
Mọi chuyện càng diễn biến tệ hơn khi Bloomberg bất ngờ đăng tải phóng sự “chấn động” về Tether (USDT). Chưa dừng lại ở đó, Tether và Bitfinex tiếp tục bị phạt 42,5 triệu USD về vụ việc liên quan đến bảo chứng USDT, do Ủy ban Giao dịch Tài sản Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) trực tiếp can thiệp. Vì vậy, hoài nghi xoay quanh mức độ tin tưởng về Tether liệu có đủ nguồn dự trữ để hỗ trợ USDT hay không vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Để lý giải cho sự thua kém của USDT so với USDC trên Ethereum, CTO của Tether là ông Paolo Ardoino cho biết USDT khác với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu dựa vào nền tảng DeFi để thúc đẩy nguồn cung của họ. Với tâm lý thị trường giảm giá gần đây, nhu cầu của USDT từ các tổ chức đã giảm, mặc dù sức hút từ các nhà đầu tư bán lẻ, đang tăng lên từ Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia ở Mỹ Latinh.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn, tổng nguồn cung của USDT trên tổng blockchain khác tiếp tục duy trì ở mức cao hơn so với của USDC, mặc dù nguồn cung của USDC đã liên tục tăng trong nhiều tháng qua, trong khi USDT vẫn có phần trì trệ.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68