Cộng đồng tiền mã hóa nghi vấn rằng SEC đang ưu ái cho công ty không tên tuổi Prometheum để ủng hộ các quyết định của SEC, cũng như tạo ra lợi thế cho cơ quan này.
Nghi vấn SEC ưu ái cho "tay trong" là công ty crypto không tên tuổi Prometheum
Vào ngày 13/06/2023 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã tổ chức một phiên điều trần về crypto với chủ đề "Tương lai của tài sản kỹ thuật số - Cung cấp sự rõ ràng cho hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số".
Những người được mời đến gồm:
Trong khi những người kia là đại diện nổi bật của ngành tiền mã hóa, thì ông Aaron Kaplan cùng công ty Prometheum chẳng được mấy ai biết đến.
Vì vậy, khi được giới chức Mỹ gọi lên điều trần, cộng đồng crypto đã vô cùng nghi ngờ về danh tính và vai trò của Prometheum.
Đến nỗi Hiệp hội Blockchain đã đệ trình yêu cầu Đạo luật Tự do Thông tin lên SEC để tìm kiếm các hồ sơ liên quan đến Prometheum.
Và những thông tin tìm được là "vô cùng kỳ lạ".
Trong phiên điều trần, nhà sáng lập Aaron Kaplan tuyên bố Prometheum là nền tảng giao dịch crypto được cấp phép đầy đủ, đồng thời hết sức ủng hộ những hành động "chèn ép" gần đây của Chủ tịch SEC Gary Gensler lên toàn ngành crypto.
Những tổ chức crypto bị giới chức Mỹ nhắm đến
"Trước đây, bạn có thể tranh luận rằng quy định crypto chẳng hề rõ ràng vì làm gì có ai đã được SEC cấp phép đâu.
Nhưng giờ thì có rồi. Prometheum Capital đã được cấp phép đầy đủ và chúng tôi là bằng chứng về con đường tuân thủ pháp lý của ngành crypto."
Ông Kaplan sau đó trả lời báo giới rằng:
"Các công ty liên kết của Prometheum đã đăng ký với SEC và là thành viên của FINRA.
Cụ thể, Prometheum ATS là một hệ thống giao dịch thay thế (ATS) đã đăng ký với SEC. Đây là nền tảng khớp lệnh cho người mua và người bán dựa theo Luật Chứng khoán Liên bang (FSL).
Prometheum Capital cũng là đại lý môi giới đã đăng ký với SEC và là thành viên FINRA. Công ty ần đây đã được phê duyệt để hoạt động như một đại lý môi giới có mục đích đặc biệt.
Prometheum Capital là tổ chức lưu ký đầu tiên được SEC phê duyệt theo Luật FSL."
Nhưng rất rõ ràng, Prometheum là cái tên hoàn toàn xa lạ đối với cộng đồng tiền mã hóa xứ sở cở hoa. Chúng ta chưa hề nghe gì về nền tảng này trước đây. Vì vậy, làm sao có thể "đại diện" cho con đường tuân thủ pháp lý của crypto?
Theo nhà phân tích Adam Cochran, Prometheum thành lập vào năm 2017 và huy động được 50 triệu USD. Từ đó đến nay, công ty này chưa hề ra mắt sản phẩm nào và chỉ nộp đơn xin phát hành token.
5/23
— Adam Cochran (adamscochran.eth) (@adamscochran) June 15, 2023
-Around since 2017
-Did a Reg A+ filing to issue a token in 2017.
-Have not launched their product since 2017.
-Have a bunch of former SEC and FINRA staff
-Suddenly appear at a hearing parroting political talking points favoring the SEC. pic.twitter.com/uf9QNbng4w
Dàn nhân sự cộm cán của công ty thì toàn những cựu nhân viên của SEC và FINRA.
Ngoài ra, dù được cấp giấy phép đại lý môi giới, Prometheum cũng chưa thể khớp lệnh và xử lý giao dịch, theo Bloomberg.
Hơn nữa, hồi 2022 Prometheum ATS có niêm yết một số token là Filecoin (FIL), FLOW, The Graph (GRT), Compound (COMP) và CELO.
Nhiều đồng trong số này đều là các token bị SEC tuyên bố là chứng khoán, lấy làm luận điểm để kiện Coinbase và Binance.
Danh sách 52 token bị SEC tuyên bố là chứng khoán
Với những thông tin như vậy, không khó để cộng đồng đi đến kết luận rằng Prometheum là "đứa con cưng" của SEC, được SEC "cài cắm" vào phiên điều trần để lên tiếng ủng hộ cho cơ quan này.
Nếu không phải có quan hệ "dây mơ rễ má" với giới chức, tại sao SEC lại kiện Coinbase và Binance vì niêm yết token chứng khoán trái phép, trong khi lại phớt lờ sự thật là Prometheum cũng niêm yết tương tự.
Cộng đồng crypto thậm chí còn "đùa cợt" rằng:
"SEC cấp giấy phép cho một nền tảng "ất ơ" nào đó chẳng ai dùng, rồi lại đi cấm tiệt những nền tảng vốn dĩ hoạt động chân chính như Binance và Coinbase."
Coincuatui tổng hợp
Nguồn: Coin68