Sau 1 tháng triển khai nâng cấp Shanghai, cộng đồng Ethereum hiện đang dồn sự chú ý cho cột mốc nâng cấp tiếp theo, với tên gọi Dencun. Vậy bản nâng cấp này có gì đáng chú ý? Và...tác động của những thay đổi này đến mạng lưới Ethereum sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nâng cấp Dencun sắp tới của Ethereum có gì đáng chú ý?
Dencun là nâng cấp quan trọng tiếp theo của Ethereum, sau Shanghai/Shapella đã được triển khai vào tháng 04/2023. Tên gọi Dencun là sự kết hợp giữa Deneb (cập nhật ở phần Consensus) và Cancun (cập nhật ở phần Execution).
Anh em nào quan tâm đến các tác vụ cơ bản của một blockchain như Consensus, Execution hay Data Availability thì có thể tìm đọc thêm bài viết dưới đây nhé!
>> Xem thêm: Tìm hiểu về Monolithic Blockchain và Modular Blockchain
Ở thời điểm bài viết, cộng đồng phát triển Ethereum chỉ đang trong giai đoạn hoàn thành kế hoạch cho nâng cấp này. Do đó, cột mốc block và thời gian ước tính diễn ra Dencun vẫn chưa được ấn định. Ước tính cơ bản nhất chúng ta có thể chấp nhận, đó là Dencun sẽ diễn ra ngay trong năm 2023.
Những cập nhật mới về thời gian sẽ sớm được gửi đến độc giả ngay khi có thông báo từ đội ngũ phát triển ETH.
Đầu tiên, mình sẽ liệt kê danh sách các đề xuất nhiều khả năng sẽ được đính kèm trong nâng cấp. Sau đó, những lí giải chi tiết tác động của từng đề xuất cụ thể sẽ được diễn giải trong phần tiếp theo. Vì sao mình dùng từ "nhiều khả năng"? Điều này là vì trong bài đăng mới nhất của Tim Beiko (đại diện cộng đồng phát triển Ethereum), các đề xuất này vẫn chưa được cố định, do đó vẫn có khả năng được thay đổi ở những phút cuối. Các đề xuất được nhiều khả năng được đính kèm gồm:
Ngoài những cái tên kể trên, một vài đề xuất khác đang trong hàng chờ thảo luận để xem xét. Các đề xuất này gồm EIP-2537, EIP-4788, EIP-6493,..
Vì phần lớn sự quan tâm của cộng đồng sẽ đổ dồn về EIP-4844, do đó mình sẽ để dành đề xuất này và trình bày ở phần cuối. Trước hết sẽ đến với những thay đổi nền tảng, quen thuộc với đội ngũ lập trình trước và có phần...hơi "ngán ngẩm" với người dùng phổ thông. Chúng ta sẽ đi ngược từ dưới lên so với danh sách ở phần trước và bắt đầu với EIP-6780 nhé!
Trước tiên, chúng ta cần hiểu vai trò của opcode "SELF-DESTRUCT". Hiểu nôm na, đây là câu lệnh yêu cầu Ethereum huỷ smart contract. Trước đó, câu lệnh này sẽ đồng thời huỷ toàn bộ dữ liệu liên quan và việc này tạo ra một rào cản lớn trong tương lai, vì cấu trúc dữ liệu của toàn blockchain bị thay đổi nhiều lần là một tốn kém không đáng có.
EIP-6780 chỉ ngưng hỗ trợ opcode này trong các trường hợp thao tác tạo và huỷ smart contract không diễn ra trong cùng một giao dịch. Cụ thể, các dữ liệu (storage keys) sẽ không bị xoá trong trường hợp này và số tiền sẽ được chuyển vào địa chỉ ví ban đầu đã yêu cầu thực hiện thao tác.
Với các trường hợp tạo và huỷ contract trong cùng một giao dịch, SELF-DESTRUCT sẽ hoạt động bình thường như trước đó.
Tác động: Như có đề cập phía trên, thay đổi này giúp blockchain hạn chế việc liên tục chỉnh sửa dữ liệu trong mạng lưới. Tạo nền tảng cho quá trình mở rộng quy mô trong tương lai.
Tiếp đến, chúng ta sẽ tìm hiểu về EIP-1153. Với nâng cấp này, bọn mình cũng đã có một bài viết chi tiết, đính kèm các thông tin và tranh cãi xoay quanh. Anh em quan tâm có thể tìm đọc ở đường dẫn dưới đây.
>> Xem thêm: EIP-1153 là gì? Vì sao đề xuất này khiến cộng đồng tranh luận gay gắt?
Tác động: EIP-1153 giúp lưu trữ dữ liệu trên Layer-1 linh hoạt hơn, từ đó tiếp tục hỗ trợ cắt giảm phí gas. Ngoài ra, EIP-1153 giúp các thao tác sẽ được giản tiện hơn cho các lập trình viên khi tham gia xây dựng mạng lưới Ethereum.
Bọn mình đã có một bài viết giải thích chi tiết về EIP-4844 ở đường dẫn dưới đây, anh em có thể tìm đọc thêm nếu quan tâm về vấn đề mà đề xuất này xử lý.
>> Xem thêm: EIP-4844 là gì? Các giải pháp Layer-2 sẽ được hưởng lợi gì?
Nếu như anh em đã đọc qua bài viết đề cập phía trên, dễ dàng nhận thấy đơn vị hưởng lợi từ nâng cấp lần này là các Layer-2 (cụ thể là các giải pháp Rollups).
Tác động:
Đầu tiên, chi phí call-data mà L2 phải chi trả trong mỗi block cho L1 sẽ được cắt giảm. Từ đó sẽ mở ra một biên lợi nhuận rộng rãi hơn cho các Layer-2.
Tác động thứ hai liên quan đến mặt an toàn mạng lưới. Dù chi phí rẻ, nhưng các Layer-2 vẫn luôn bị người dùng nghi ngờ về độ phi tập trung lẫn an toàn bảo mật. Khi phần lớn các Rollups đang vận hành hiện tại (chủ yếu là các Optimistic Rollups) chưa triển khai mô hình Fault Proof chuẩn chỉnh. Ngoài ra, các ZK-Rollups cũng gặp một vài vấn đề về tối ưu hoá chi phí tạo ZK-Proof khi mạng lưới chưa thực sự có số lượng giao dịch lớn thời điểm ban đầu.
Nếu EIP-4844 được triển khai, chi phí lưu trữ data đi xuống, sẽ mở ra một nền tảng để các Rollup có thể tích hợp cơ chế proof một cách hiệu quả, từ đó tăng thêm điểm an toàn cho mạng lưới.
Tác động cuối cùng (không dễ dàng cảm nhận được với người dùng ở các lớp ứng dụng) đó là việc "dọn sạch" cách vận hành ở dưới hạ tầng, chuẩn bị cho những cải tiến lớn trong tương lai. SSZ (hay Simple Serialize) là cơ chế được sử dụng trong Beacon Chain (thay vì phương thức RLP - "Recursive-Length Prefix" như trong quá khứ). EIP-4844 sẽ đưa mạng lưới dịch chuyển dần theo hướng đi này.
Chú thích: Để tránh hoang mang thì anh em có thể xem SSZ và RLP là cách mạng lưới tổ chức lại dữ liệu, sắp xếp sao cho vận hành một cách hiệu quả nhất.
Và như đã đề cập ở phần tổng quát phía trên, EIP-6475 sẽ là đề xuất bổ sung cho EIP-4844. Về chi tiết, do EIP-4844 dịch chuyển dần về cách tổ chức SSZ, nên EIP-6475 sẽ là đề xuất điều chỉnh liên quan đến phương thức này. EIP-6475 sẽ thiết lập nền tảng SSZ, phù hợp và tạo nền tảng cho kiểu giao dịch "blob" (kiểu giao dịch phân nhỏ dữ liệu) của EIP-4844.
Cập nhật:
Theo những thảo luận ngày 15/05 từ đội ngũ Ethereum, hướng phát triển cho các blob transaction lại được dịch chuyển từ SSZ sang hướng RLP. Điều này đồng nghĩa, lớp Đồng thuận (Consensus) sẽ phải làm quen với cách tổ chức RLP.
Spec discussions
— terence.eth (@terencechain) May 15, 2023
- Teams decided in the last ACD to move blob TX from SSZ to RLP. This means that to verify a blob tx's versioned hash, CL either needs to learn about RLP or pass the validation to CL. After much discussion, it was decided that passing validation to CL is better.
Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua một vài đề xuất và thông tin liên quan đến nâng cấp Dencun. Mình biết rằng, các thông tin trên đây khá "kỹ thuật" nhưng vẫn hi vọng là bài viết sẽ không quá "khó nuốt" với anh em. Mong là nội dung này hữu ích và đâu đó giúp anh em có những manh mối để theo dõi nâng cấp tiếp theo của Ethereum.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68