MetaversusWorld là mảnh ghép vừa vặn dành cho các dự án hay thương hiệu muốn làm mới mình trong thế giới metaverse và Web3.
Khái niệm thế giới thực tế ảo đang phát triển rầm rộ thông qua các thương hiệu. Doanh thu metaverse toàn cầu đạt 58,5 tỷ USD năm 2021 và dự kiến tăng với tốc độ CAGR 43,7% trong 8 năm tới, ước tính đạt 1.525,7 tỷ USD vào năm 2030, theo báo cáo này. Trong khi đó nhiều thương hiệu khác đang phải vật lộn để tích hợp metaverse.
Trong bài viết này, hãy cùng xem xét hai thương hiệu Nike và Liverpool FC, khám phá những thành công và thất bại của mỗi chiến dịch Web3 cũng như rút ra bài học cho chính mình. Cuối cùng, bài viết sẽ bàn về cách MetaversusWorld giúp các thương hiệu đến gần hơn với Web3.
Nike là một trong những thương hiệu thành công nhất trên thế giới và sự gia nhập của họ vào metaverse cũng ấn tượng không kém.
Nikeland, được tạo ra trên Roblox, là một thế giới ảo do Nike tạo ra cho phép người dùng tương tác, giao lưu, tham gia vào các cơ hội quảng cáo và một loạt trải nghiệm thương hiệu. Chiến dịch metaverse này đã thành công vang dội, với 7 triệu người dùng tham gia khám phá trong 2 tháng đầu tiên và hơn 21 triệu user truy cập tính đến tháng 10/2022. Nền tảng cũng là điểm đến yêu thích của hơn 118.000 game thủ.
Biến cộng đồng thành một phần của câu chuyện là bài học được đúc kết. Nike đã tạo ra một thế giới thú vị và dễ điều hướng, với nhiều cơ hội cho người dùng tương tác với thương hiệu theo cách chưa từng có ở Web2. Thương hiệu chủ yếu tập trung vào 3 khía cạnh quan trọng:
Họ đã thành công vì luôn tạo ra nhiều cách kích thích khán giả và khiến họ muốn nhiều hơn nữa, đồng thời gửi gắm thông điệp chia sẻ những trải nghiệm quan trọng này với bạn bè. Từ đó, Nikeland đã trở thành một trong những metaverse phổ biến nhất và là một ví dụ tuyệt vời về cách các thương hiệu có thể thành công trong lĩnh vực này. Ngược lại, chiến dịch Web3 NFT gần đây của Liverpool FC lại khác hoàn toàn.
Liverpool FC đã phát hành một loạt NFT mang tên “LFC Heroes Club”, với lời hứa về những trải nghiệm độc quyền và quyền truy cập vào câu lạc bộ. Tuy nhiên, NFT hóa ra lại vô giá trị. Ngược lại với dự kiến 8,5 triệu USD doanh thu, dự án chỉ bán được khoảng 10.000 hero. Hơn nữa, chiến dịch không kết hợp bất kỳ yếu tố nào tập trung vào cộng đồng cũng như không kết hợp ý thức sở hữu, do đó đã thất bại.
Mặc dù NFT là tài sản số tuyệt vời, nhưng chúng không chỉ là một món sưu tầm đơn thuần dành cho người hâm mộ. Tích hợp tiện ích, quyền truy cập metaverse và các chương trình khách hàng thân thiết đặc biệt sẽ giữ chân cộng đồng đồng hành lâu dài với dự án.
Việc xem xét yếu tố cộng đồng, trải nghiệm người dùng và lồng ghép khái niệm sở hữu là cực kỳ quan trọng đối với trải nghiệm metaverse, góp phần khuyến khích người tiêu dùng tương tác với thương hiệu trong không gian Web3.
Hai ví dụ trên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm và hợp tác với một bên thứ ba có kinh nghiệm để giúp thương hiệu tiến vào metaverse hiệu quả hơn và MetaversusWorld là một ví dụ. Nền tảng có thể hỗ trợ thương hiệu từng bước để đảm bảo chiến dịch metaverse của dự án thành công.
Về MetaversusWorld
Được thành lập vào năm 2021, dựa trên UnrealEngine5 và EVM, MetaversusWorld là một metaverse Web3 đa vũ trụ, phục vụ cả B2B và người tiêu dùng kỹ thuật số. Nền tảng này sẽ có sẵn dưới dạng ứng dụng khách có thể tải xuống vào quý 4/2022, với Pixel Streaming dành cho các máy khách B2B cao cấp và có mục tiêu trở thành ngôi nhà của các siêu thương hiệu, những người đam mê NFT, người chơi và người tiêu dùng kỹ thuật số đang tìm kiếm trải nghiệm nhập vai thú vị.
Có thể bạn quan tâm:
Lưu ý: Đây là nội dung được tài trợ, Coincuatui không trực tiếp ủng hộ bất cứ thông tin gì từ bài viết trên và không đảm bảo tính trung thực của bài viết. Bạn đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân hay doanh nghiệp của mình và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của bản thân. Bài viết trên không nên được xem như là một lời khuyên đầu tư.
Nguồn: Coin68