Thời gian gần đây chắc hẳn nhiều anh em đang cân nhắc giải pháp nâng cao tỷ lệ stablecoin trong danh mục của mình, một phần vì rất nhiều biến động từ thị trường, một phần từ nhiều tin đồn về một “Bear Market” phía trước.
Tuy nhiên, bài viết hôm nay không được dành để dự đoán rằng chúng ta đang ở trong thị trường downtrend hay chưa, bài viết hôm nay sẽ là một vài ghi chú cho những anh em nào đang cầm stablecoin, muốn đi farm bằng loại tài sản này để tối ưu hoá nguồn vốn.
Mình sẽ không đi vào giải thích chi tiết cơ chế hoạt động của các pool farm, thay vào đó bài viết dưới đây sẽ bóc tách các chi tiết nhỏ mà ít anh em để ý khi đi farm stablecoin. Anh em nào muốn tìm hiểu về cách các pool farm hoạt động thì mình cũng đã có giải thích trong bài viết dưới đây rồi nhé!
> Xem thêm: Một ví dụ về biến động khi tham gia cung cấp thanh khoản và farming
Ngoài ra thì bọn mình cũng đã làm một vài video về các kinh nghiệm đi farm nói chung, các khái niệm Pool 1 – Pool 2. Anh em quan tâm thì có thể bấm vào đường dẫn dưới đây.
> Xem ngay: DeFi Use: Bí kíp làm “nông dân” Yield Farming – Những điều bạn cần biết khi tham gia DeFi Farming
Thường thì khi nghĩ về stablecoin, anh em sẽ có cảm giác đây là nơi trú ẩn an toàn lắm rồi, cứ bán hết về stablecoin là an tâm. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều vấn đề phát sinh, từ lỗi kỹ thuật của nền tảng sản phẩm, biến động tỷ giá, rủi ro bị khoá tài sản,…
Nhiều anh em thì muốn ứng dụng stablecoin vào farm để tránh việc vốn bị tồn đọng, dù vậy, nếu không để ý một vài chi tiết nhỏ, có thể bạn sẽ bị rơi rớt tiền mà không hay đấy. Các pool farm stablecoin có thể sẽ có mức APY cực khủng, cực bắt mắt, tuy nhiên việc bạn có lãi thật hay không thì…chưa chắc.
Thường thì khi swap stablecoin, anh em ít để ý mức trượt giá (hay còn gọi là slippage). Ví dụ nếu slippage là 1%, khi mình swap 100 USD giá trị đồng A -> đồng B, thì hoàn thành xong xuôi chỉ thu lại được 99 USD đồng B.
Tất nhiên 1 vài phần trăm thì không quá đáng quan tâm, nhưng nếu bạn swap với size lệnh lớn, cùng thực hiện nhiều thao tác swap, mức thiệt hại sẽ được tích luỹ và rất đáng kể.
Cũng từ ví dụ trên, nếu swap 99 USD giá trị đồng B ngược lại A vơi mức slippage 1%, con số thu về là 0,99*99 = 98,01 USD. Lúc này bạn đã bị ngốn gần 2% chỉ vì trượt giá.
Đó là trong trường hợp thanh khoản ổn định. Hầu hết các pool stablecoin mới sẽ bắt bạn swap ra nhiều token lạ (KHÔNG phải USDC, USDT, DAI,…) và với các pool mới lập, mức slippage chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều. Chưa kể bạn còn phải chi trả phí giao dịch cho sàn.
Nếu các pool yêu cầu stablecoin synthetic, tức các đồng stablecoin được mint ra từ tài sản thế chấp, tỷ giá giao dịch có thể sẽ không hoàn toàn là 1:1 đối với USDC hay USDT. Đây cũng là chi tiết anh em cần chú ý.
>> Xem thêm: Stablecoin từ A đến Z: Chúng ta có thật sự phi tập trung?
Giải pháp: Nếu không quá vội và mạng lưới bạn farm không bị tắc nghẽn, hãy bình tĩnh chỉnh lại “mức % slippage cho phép tối đa” trên giao diện giao dịch của sàn. 0,5% là mức slippage có thể chấp nhận được.
Lãi có thể rất cao, ví dụ như 30-40% ở thời gian đầu, nhưng bạn đừng quên, con số lãi này được tính bằng đồng token được dùng làm reward. Ví dụ, bạn bỏ vào nguồn vốn là 100 USD để farm, họ trả lại bạn 10 đồng token Reward, mỗi đồng Reward trị giá 5 USD ở thời điểm đó.
Khi này, trên giao diện của pool farm sẽ hiện ra con số lãi là 50%. Tức tổng giá trị reward bạn nhận được chia cho giá trị bạn Deposit vào.
Tuy nhiên, nếu bạn không bán token Reward ngay lập tức, và giá token này giảm về 1 USD chẳng hạn, thì về bản chất bạn chỉ đang farm với lãi suất là 10%.
Giải pháp: Do đó, hãy tỉnh táo để tính toán trước khi deposit tiền vào, dự phóng (ước chừng cảm tính cũng được) một khung giá chấp nhận được cho token reward trước khi farm. Điều này sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho bạn.
Tài chính là cuộc chơi của đòn bẩy, và đi farm là bài toán của phép nhân (không phải cộng (+) và trừ (-)).
Nhiều người sẽ nhẩm tính trong đầu thế này, nếu tôi swap sang các đồng stablecoin được pool yêu cầu và chịu mức trượt là giá 10%. Rồi đem các đồng stablecoin mới này đi farm với lãi 12% mỗi ngày, thì tôi sẽ lời được 12 – 10 = 2%.
Không, lợi nhuận thực sự sẽ là 100 * 0,9 * 1,12 = 100,8 (tức chỉ 0,8% từ mức vốn bỏ ra). Bên cạnh đó bạn còn phải cấn trừ đi phí giao dịch, thường dao động từ 0,03% trên các sàn.
Như vậy, nếu kết hợp cả 2 vấn đề đã đề cập trước đó, chúng ta sẽ có một lộ trình như sau:
Giải pháp: Hãy dựa vào những chi tiết ở trên để tính toán chuẩn xác hơn, từ đó ước lượng được thời gian hoà vốn khi đi farm.
Nếu anh em buộc phải bridge stablecoin qua các chain khác nhau để farm thì bài toán giờ sẽ lại có thêm một biến số mới.
Thanh khoản của các cây cầu hiện vẫn chưa phải là quá tốt, nếu bridge sang các chain mới để tận dụng % cao của các pool lạ, anh em cần tính toán mức trượt giá trước khi bridge nhé!
Giải pháp:
Thế thôi anh em, một lưu ý cực kỳ quan trọng, đó là đây không phải giáo án, đây chỉ là những ghi chú của cá nhân mình khi tham gia farm các pool stablecoin. Cá nhân mình không phải là “Cố vấn Tài chính” hay chuyên gia phân tích.
Do đó mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và KHÔNG phải là lời khuyên đầu tư!
Chúc anh em đi farm an toàn để có những nguồn thu nhập thụ động đúng nghĩa!
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68