Esports: Quân Át chủ bài cho làn sóng GameFi tiếp theo?
Lĩnh vực thể thao điện tử (esports) đang bùng nổ trong những năm trở lại đây, với doanh thu vượt mức 1 tỷ USD. Trong khi đó, phân khúx blockchain game cũng nhanh chóng phát triển và đổi mới dựa trên các thực tiễn tiêu chuẩn của ngành, đặc biệt là về nền kinh tế trong trò chơi và phần thưởng cho người chơi.
Từ play-to-earn, free-to-play-to-earn, cho đến move-to-earn, một số dự án đang tiến xa hơn nữa bằng cách tích hợp game blockchain vào lĩnh vực esports với hy vọng sự kết hợp giữa GameFi và eSports sẽ mang đến các chế độ chơi cạnh tranh hơn cho người chơi, đồng thời đảm bảo tính bảo mật, công bằng với các mô hình kinh tế hoàn toàn được xây dựng dựa trên tính năng phi tập trung của công nghệ blockchain.
Sự giao thoa giữa GameFi và eSports có lẽ là điều không thể tránh khỏi.
Nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu đây có phải là chìa khóa để đưa Web3 game đến với tiếp cận rộng rãi bằng những trải nghiệm người dùng vô cùng hấp dẫn?
Esports là viết tắt của “electronic sports” (thể thao điện tử) là một hình thức thi đấu giữa các game thủ chuyên nghiệp theo hình thức cá nhân hoặc theo đội và người chiến thắng thường sẽ được nhận phần thưởng bằng tiền mặt vào cuối mỗi giải đấu. Tuy esports chuyên nghiệp đã tồn tại được gần hai thập kỷ, lượng khán giả của nó chỉ tăng vọt lên hàng trăm triệu người trong nửa thập kỉ sau, khiến esports thu hút được rất nhiều sự chú ý để thực sự trở thành một hiện tượng. Từ đó, esports không ngừng phát triển, tao ra nhiều sự thay đổi trong lĩnh vực game và truyền cảm hứng cho những đổi mới công nghệ và cách kinh doanh mới.
Hình 1: Đấu trường esports
Sự kiện esports không chính thức đầu tiên được tổ chức vào năm 1971 tại Đại học Stanford, nơi các sinh viên của nhiều ngành tham gia thi đấu trong một “Thế vận hội Interglatic Spacewar”. Chính điều này đã truyền cảm hứng cho các cuộc thi giao hữu khác trong những năm sau đó, cho đến khi sự kiện trò chơi cạnh tranh chính thức đầu tiên là Space Invaders Championship được bắt đầu vào năm 1980. Sự kiện này đã có hơn 10.000 người chơi cạnh tranh để giành được điểm số cao nhất. Sự ủng hộ vô cùng lớn từ cộng đồng đã đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông, nhà phát triển trò chơi và các tổ chức khác – những người đã nhận ra tiềm năng thực sự của các trò chơi cạnh tranh và đã có những hành động thúc đẩy sự phát triển này.
Vào cuối những năm 1980, Nintendo đã thống trị lĩnh vực esports thời kỳ đầu khi cho ra mắt thế hệ console đầu tiên là Nintendo Entertainment System (NES). Sự kiện này đã khiến những tựa game kinh điển như Super Mario World hay Street Fighter 2 trở nên cực kỳ phổ biến tại các giải đấu trên toàn thế giới.
Vào cuối những năm 90, các game thủ thường rất khó để kết nối với nhau khi không có mạng xã hội hay bất kỳ giải đấu trò chơi được tổ chức thường xuyên nào. Nhưng sự trỗi dậy của Internet và game trên PC sau đó đã nâng esports lên một tầm cao mới và trở nên phổ biến toàn cầu. Một số trò chơi esports phổ biến nhất hiện nay bao gồm Call of Duty, Counter-Strike, League of Legends, Madden NFL, Overwatch, Dota 2 và Fortnite.
Hình 2: Một số game esports nổi tiếng nhất hiện nay
Theo dữ liệu của Statista, doanh thu toàn cầu của esports đạt mức 1,38 tỷ USD vào năm 2022 với lượng khán giả là 532 triệu người trên toàn thế giới. Doanh thu được dự đoán sẽ tăng đến 1,87 tỷ USD vào năm 2025 với hơn 640 triệu lượt người xem.
Hình 3: Doanh thu của esports từ năm 2020 – 2025 (Statista)
Sự nổi lên của esports không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Có rất nhiều lý do đằng sau sự trỗi dậy này.
Lý do rõ ràng nhất khiến esports trở nên phổ biến chính là tính giải trí vô cùng cao do trò chơi điện tử mang lại. Mọi người có thể chơi solo, thi đấu với những người chơi khác, xem esports, đặt cược vào các trò chơi – dù với cách tham gia nào, người chơi đều có những hứng thú đặc biệt với esports bởi tính cạnh tranh, kỹ năng chơi và tiền cược cao mà môn thể thao này đem lại. Có rất nhiều các trò chơi và giải đấu esports, vì vậy người chơi có thể dễ dàng tìm thấy trò chơi yêu thích của mình. Và hầu hết các sự kiện esports được phát sóng với chất lượng đồ họa cao, điều mà khán giả esports rất mong đợi để thưởng thức.
Trò chơi điện tử từng có kỹ xảo đồ họa rất tệ, tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng, điều này đã được cải thiện đáng kể trong thập kỷ qua. Giờ đây, các trò chơi điện tử có đồ họa rất chân thực và tuyệt đẹp. Những cải tiến này cho phép game thủ trải nghiệm những thế giới mới được kết xuất hoàn chỉnh với môi trường siêu thực để dễ dàng đắm chìm với cá hoạt động trong game cũng như các giải đấu esports. Khi công nghệ chơi game và độ sống động của hình ảnh/thính giác được cải thiện, ngày càng có nhiều người bắt đầu tham gia chơi game và góp phần vào sự phổ biến rộng rãi của esports.
Để bắt đầu chơi game esports là tương đối dễ dàng và tốn ít chi phí, cho nên esports cực kỳ dễ tiếp cận. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào esports và trở thành nhà vô địch bất kể tuổi tác, giới tính, khả năng thể chất, văn hóa hoặc vị trí của họ. Các trò chơi esports chủ yếu hoặc hoàn toàn dựa trên kỹ năng của người chơi và tất cả những người tham gia đều ít nhiều bình đẳng trong thế giới kỹ thuật số. Ngoài ra, so với các môn thể thao truyền thống, game đòi hỏi một chi phí tham gia ban đầu rất thấp và mang lại giá trị giải trí tuyệt vời cho khoản vốn người chơi bỏ ra.
Con người đã bắt đầu chơi chơi thể thao ít nhất 3.000 năm và trò chơi cờ bàn ít nhất 4.600. Sự quan tâm của chúng ta đối với các trò chơi hay các cuộc thi đấu có tổ chức, cả về tinh thần và thể chất, bắt nguồn từ giá trị của nó như một trải nghiệm xã hội. Các môn thể thao truyền thống mang đến cơ hội tuyệt vời để mọi người giao lưu trực tiếp, nhưng esports đưa trải nghiệm này lên một tầm cao mới. Trò chơi trực tuyến cho phép các game thủ từ mọi nơi trên thế giới gặp gỡ, chơi và kết nối với nhau, và có thể xây dựng tình bạn thực sự trong các đấu trường ảo này. Ngoài ra, các trò chơi esports thường mang tính đồng đội; người chơi phải làm việc cùng nhau và dựa vào nhau để có thể thành công. Giao tiếp và phối hợp là những kỹ năng được đánh giá cao và rất cần thiết trong thế giới trò chơi cạnh tranh. Như vậy, esports về bản chất là một môn thể thao rất xã hội. Nó cũng tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia trực tuyến thông qua các phòng trò chuyện, được cung cấp trong các sự kiện và hầu hết các buổi livestream.
Mọi người luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các môn thể thao như bóng đá hay bóng rổ. Tuy nhiên, trong vài năm qua, trò chơi điện tử đã nhanh chóng trở nên phổ biến và thịnh hành. Cộng đồng game hiện nay có quy mô tương ứng với cộng đồng thể thao truyền thống và văn hóa của người hâm mộ trong thể thao truyền thống đang được nhân rộng trong esports. Có các câu lạc bộ người hâm mộ và các trang web tin tức. Mọi người có thể mua hàng hóa, đồ lưu niệm từ các số đội hay trò chơi esports. Khi một cộng đồng đam mê như vậy hình thành xung quanh esports, phân khúc này đã thực sự tạo ra những bước tiến lớn.
Không giống như các môn thể thao truyền thống, mọi người không cần phải có thể chất vượt trội nhất để trở thành game thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, họ cần phải tập luyện chăm chỉ và hoàn toàn cống hiến hết mình cho bộ môn này. Khi esports càng trở nên phổ biến, số lượng trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn có ước mơ trở thành game thủ chuyên nghiệp cũng tăng theo. Giờ đây nó được coi là một con đường sự nghiệp hợp pháp, nhưng tỷ lệ trở thành một tuyển thủ esports chuyên nghiệp được ước tính thấp hơn tỷ lệ các vận động viên đại học trở thành chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi mức độ phổ biến và khán giả của esports ngày càng tăng, sẽ ngày càng có nhiều cách để kiếm thu nhập từ trò chơi, chẳng hạn như trở thành một streamer trên Twitch với các khoản tài trợ không hề nhỏ.
Sự tăng trưởng bùng nổ cả về doanh thu và số lượng người tham gia esports đã có tác động đáng kể đến ngành game, khi ngày càng có nhiều người quan tâm đến các trò chơi cạnh tranh.
Một trong những tác động của esports lên thị trường game là là cách thiết kế trò chơi. Các nhà phát triển đã cố gắng thiết kế trò chơi của họ để phù hợp với esports, tạo ra những tựa game dễ xem và dễ hiểu cho khán giả bởi vì không phải tất cả các thể loại game đều lý tưởng cho esports. Điều này đã dẫn đến sự bùng nổ về mức độ phổ biến đối với một số thể loại nhất định như game bắn súng FPS hay MOBA. Ngoài ra, nhu cầu về những cuộc phiêu lưu trải nghiệm mới của người chơi ngày càng cao nên các trò chơi esports thường liên tục giới thiệu nội dung mới và điều chỉnh các phiên bản đã có để làm cho lối chơi trở nên công bằng và thú vị hơn nhằm giữ chân và thu hút nhiều người dùng hơn. Điều này cũng chứng tỏ rằng các dự án vẫn đang làm việc để cải thiện hơn nữa sản phẩm của mình cũng như thúc đẩy mức độ tương tác giữa nhà các phát triển và game thủ thông qua việc phản hồi và triển khai.
Esports đã khiến các lối chơi hợp tác và cạnh tranh giữa các đội chơi cũng như các nhóm bạn bè. Các trò chơi bắt thiết kế theo các lối chơi này để tối ưu hóa trải nghiệm tổng thể và mang lại sự cân bằng thú vị hơn giữa sự hợp tác và cạnh tranh cho người chơi. Ngoài ra, các cuộc thi esports thường quy tụ những người chơi xuất sắc nhất thế giới đấu với nhau, điều này cung cấp nguồn dữ liệu vô giá và là nguồn cảm hứng cho các bản cập nhật tiếp theo của game nhằm mang lại một trải nghiệm chơi tuyệt vời hơn nữa cho người chơi.
Khi chúng ta bước vào kỷ nguyên Metaverse, các nhà phát triển cũng bắt đầu suy nghĩ về việc kết hợp Thực tế ảo và esports.
Trên thực tế, các giải đấu esports thực tế ảo đã tồn tại, ví dụ như Counter-Strike: Global Offensive và League of Legends đã từng được phát sóng trực tiếp đến các thiết bị VR. VR không chỉ tạo ra trải nghiệm esports cạnh tranh cho người chơi mà còn cho người hâm mộ vì họ sẽ có được một góc nhìn thực hơn và cảm nhận rõ hơn về trò chơi. Chính trải nghiệm này sẽ khiến ngày càng có nhiều người tham gia hơn vào esports.
Sự phát triển đáng kinh ngạc của esports đã thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều nền tảng streaming. Và Twitch chính là nền tảng streaming các trò chơi điện tử số một trên toàn cầu, và đặc biệt là esports. Twitch có 140 triệu người dùng và 9,2 triệu streamer hoạt động hàng tháng (tính đến tháng 03/2022). Nền tảng này đóng một vai trò quan trọng trong việc cách mạng hóa thế giới game bằng cách thay đổi cách người chơi truy cập và sử dụng các tựa game. Twitch đã cố gắng mang esports đến với một lượng khán giả hoàn toàn mới. Các nền tảng streaming như Twitch cũng góp phần đưa esports thành một thị trường trị giá hàng tỷ USD và giúp những người chơi esports nổi tiếng kiếm được mức lương khổng lồ trong bằng các khoản tài trợ và phí quảng cáo. Các nhà phát triển trò chơi hiện đang ký thỏa thuận với các streamer hàng đầu như Twitch và Roblox để mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường của họ.
Điều này có nghĩa là các game thủ sẽ có nhiều cơ hội hơn để cạnh tranh ở cấp độ chuyên nghiệp và kiếm sống bằng những gì họ yêu thích. Và các doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội hơn để đầu tư và gặt hái thành quả.
Gần đây, chúng ta đã thấy nhiều tên tuổi lớn trong ngành tiền mã hóa bắt đầu thâm nhập vào thị trường esports:
– Crypto.com hợp tác với Fnatic và ký hợp đồng lớn với chuỗi giải đấu esports Twitch rivals;
– Bybit mở rộng dấu ấn esports thông qua sự ký thỏa thuận với Alliance and Astralis. Sàn giao dịch cũng thiết lập quan hệ đối tác với NAVI, tổ chức thể thao điện tử nổi tiếng với các hoạt động về Counter-Strike, FIFA và Rainbow Six Siege;
– FTX chi 210 triệu USD để mua quyền đặt tên của Team SoloMid (TSM).
Hình 4: Đối tác thể thao của các nền tảng crypto lớn
Và quan trọng hơn là ngày càng có nhiều tựa game esports Web3 đang phát triển như Shrapnel, Delysium, Phantom Galaxies, Nyan Heroes, Gods Unchained.
Sự kết hợp giữa GameFi và esports mở ra nhiều cơ hội cho các nhà phát triển, người hâm mộ và cả những người chơi cạnh tranh với nhau.
Hầu hết các game thủ không có đủ điều kiện để tham gia một đội esports chuyên nghiệp, nhưng điều đó không ngăn cản họ tham gia các giải đấu cạnh tranh. Các môn thể thao truyền thống có các giải đấu cấp thấp hơn, từ giải đấu nhỏ hay giải đấu câu lạc bộ đến giải đấu địa phương dành cho trẻ em và nhiều giải đấu khác. Esports cũng có các giải đấu khu vực, tuy nhiên các giải đấu này vẫn còn bản địa hóa và độc quyền nên không phải ai cũng có thể tham gia.
Blockchain cung cấp giải pháp cho vấn đề này thông qua các dự án như Communitygaming – một nền tảng cho phép bất kỳ ai cũng có thể tổ chức các giải đấu của riêng mình, từ cấp nghiệp dư trở đến chuyên nghiệp. Nền tảng này sử dụng một hệ thống hợp đồng thông minh để ghi lại tất cả kết quả và phân phối phần thưởng đến người chơi bằng một hệ thống tự động minh bạch. Loại nền tảng GameFi này sẽ phân cấp và dân chủ hóa esports, đồng thời tạo cơ hội cho tất cả những ai muốn cạnh tranh với những người khác để giành phần thưởng.
Esports truyền thống có nguồn doanh thu rất hạn chế cho các nhà phát triển và người chơi game. Game trên blockchain kết hợp tiền mã hóa và NFT để tạo ra nhiều giá trị hơn cho tất cả các bên tham gia. Các nhà sản xuất trò chơi có thể huy động vốn cho các sự kiện thể thao điện tử thông qua NFT/ bán token và thu phí giao dịch; và người hâm mộ được thưởng bằng cách tham gia vào những chương trình hay sự kiện của game yêu thích của mình.
Tất cả các bên sẽ được hưởng lợi từ GameFi esports.
Trong lĩnh vực esports thông thường, người chơi thường cần phải sử dụng nhưng công cụ thanh toán phức tạp để nhận giải thưởng. Tuy nhiên, GameFi tận dụng công nghệ blockchain để phân phối tiền thưởng một cách nhanh chóng và dễ dàng dưới dạng tài sản kỹ thuật số được trực tiếp vào ví của người dùng. Việc phân phối tiền thưởng còn có thể được tự động hóa thông qua các hợp đồng thông minh để loại bỏ nguy cơ gian lận.
Hơn nữa, các nhà tổ chức giải đấu có thể đổi tiền pháp định sang tiền mã hóa và ngược lại. Điều này cung cấp một thanh toán linh hoạt để người tham gia lựa chọn là tiền mã hóa hoặc tiền pháp định. Các khoản thanh toán này còn được thực hiện xuyên biên giới dễ dàng trong khi sẽ có nhiều khó khăn nếu là tiền tệ truyền thống.
Các chương trình khách hàng thân thiết (loyalty program) tổ chức bởi các dự án trò chơi có thể khuyến khích mức độ tương tác cao hơn và có thể thanh toán hay đổi phần thưởng theo thời gian thực. Game trên blockchain củng cố các phần thưởng này bằng cách tạo danh tính người dùng trên các thiết bị/phần mềm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch tài sản kỹ thuật số.
Ví dụ, Verasity là dự án Web3 cung cấp cơ sở hạ tầng và công cụ cho các nhà xuất bản video để theo dõi tương tác thực của người dùng với esports để tránh bot cũng như trả thưởng cho bằng token VRA cho người xem của họ. Sẽ không còn khó khăn trong việc xác minh các hoạt động của người chơi, bot hay sử dụng các chương trình bất hợp pháp của bên thứ ba.
Sẽ luôn có những người muốn đặt cược tiền vào các trò chơi esports, và điều này cũng đúng với các giải đấu esports (hoặc bất kỳ cuộc thi cấp cao nào). Tuy nhiên, cá cược trong esports hiện đang thiếu tính minh bạch và độ tin cậy, khiến người chơi gặp nhiều rủi ro hơn và hạn chế sự phát triển của cơ sở người dùng. Tổ chức hợp pháp bất kỳ loại hoạt động cá cược nào là một thủ tục phức tạp ở hầu hết các quốc gia và hầu hết mọi người trên thế giới không thể đặt cược bằng nội tệ của họ, thêm vào đó là các bước chuyển đổi tiền tệ phức tạp và thường tốn kém.
Blockchain cho phép tạo ra các nền tảng cá cược an toàn hơn mà bất kỳ ai cũng có thể đặt cược bằng cách sử dụng tiền mã hóa và ví tiền điện tử. Mặc dù trước tiên cần phải giới thiệu mọi người với Web3, nhưng nó chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả (ít nhất là về sự tiện lợi và phí) cho người dùng và cung cấp một giải pháp thay thế an toàn hơn các tùy chọn Web2 hiện tại để đặt cược vào esports.
Khi điều hành một doanh nghiệp, tài chính truyền thống thường có một khoản lỗ vốn chủ sở hữu, chi phí vốn hoặc doanh thu cho các bên thứ ba. Với các nền tảng trò chơi phi tập trung và minh bạch, việc huy động vốn từ cộng đồng thông qua các hợp đồng tự động, được cá nhân hóa giờ đây trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều.
Điều này cho phép các liên đoàn esports và người chơi của họ dễ dàng khởi động công việc kinh doanh, kiếm tiền cũng như theo dõi mức độ tương tác và lòng trung thành của người hâm mộ thông qua các sản phẩm xây dựng trên blockchain.
GameFi esports mang đến cho mọi người cơ hội mua token của dự án yêu thích, mở ra quyền sở hữu cho người hâm mộ trong khi trực tiếp gọi vốn mà không cần các nhà tài trợ truyền thống của công ty.
Loại hình gọi vốn này mang đến một cấp độ mới về sự tham gia của cộng đồng và khả năng kiếm tiền trực tiếp từ người hâm mộ. Token có thể được giao dịch tự do trên thị trường mở, đa dạng hóa quyền sở hữu và tính thanh khoản cho dự án. Người sở hữu token cũng sẽ có khả năng bỏ phiếu cho các đề xuất khác nhau, từ những chi tiết nhỏ đến những thay đổi quan trọng hơn trong sự phát triển của dự án. Chúng ta có thể thấy rất nhiều môn thể thao truyền thống, đặc biệt là bóng đá, đã tạo fan token riêng của câu lạc bộ như Arsenal (AFC), Manchester City (CITY), FC Barcelona (BAR), Juventus, v.v.
Mặc dù khái niệm GameFi esports tương đối mới, tuy nhiên hiện có rất nhiều tổ chức trong ngành game toàn cầu đang khám phá khả năng tích hợp GameFi với esports. Có rất nhiều cơ hội mở ra – câu hỏi đặt ra là liệu bây giờ có phải là thời điểm tốt nhất để thực thi chúng hay không hay đợi đến khi GameFi và công nghệ thực sự phát triển. Nó sẽ thực sự bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi thế hệ trò chơi tiếp theo của trò chơi Web 3 được phát hành.
Những tựa game chất lượng cao hơn này chắc chắn sẽ thâm nhập vào văn hóa chính thống và cộng đồng game, thu hút một làn sóng đầu tư khác vào ngành để xây dựng các sản phẩm, phương pháp và trải nghiệm vượt trội trong lĩnh vực esports sử dụng công nghệ blockchain. Sự kết hợp này sẽ giải phóng tinh thần cạnh tranh trong người chơi trên toàn thế giới.
Ancient8 Research là cổng phân tích về GameFi. Thông qua các nội dung Phân tích Game cùng Nghiên cứu Thị trường chuyên sâu, tầm nhìn của Ancient8 Research Portal là trao quyền cho thế hệ công dân Metaverse thế hệ tiếp theo với khả năng đánh giá dự án hiệu quả và mở rộng tiếp cận nhiều hơn các cơ hội đầu tư. Xem thêm về Ancient8 Research tại đây.
Nguồn: Coin68