Sau nhiều đồn đoán, rốt cuộc đơn vị xử lý giao dịch USD cho nhiều công ty crypto lớn tại Mỹ là ngân hàng Silvergate Bank cũng cho thấy tín hiệu gặp khó khăn.
Trong 24 giờ qua, từ khóa được bàn tán sôi nổi trong thị trường tiền mã hóa chắc hẳn là Silvergate Bank – Ngân hàng Silvergate. Theo đó thì việc Silvergate Bank chậm trễ nộp báo cáo lên SEC, để rồi bị nhiều công ty crypto lớn thông báo cắt đứt quan hệ, đang khiến thị trường lo sợ rằng đây sẽ là cái tên mới nhất đổ sụp vì cuộc khủng hoảng thanh khoản theo sau sự kiện FTX – Genesis phá sản, dẫn đến các hệ lụy trực tiếp về pháp lý.
Silvergate là một ngân hàng hoạt động tại Mỹ, nổi tiếng trong giới crypto vì cung cấp giải pháp ngân hàng cho các công ty tiền mã hóa thông qua mạng lưới SEN.
Lý do cho sự phổ biến của Silvergate là vì đây là một ngân hàng được cấp phép và bảo hiểm Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC), cho người gửi tiền thêm sự bảo vệ trong trường hợp phá sản
Có thời điểm Silvergate đã là đối tác ngân hàng của hầu hết các sàn crypto hoạt động ở xứ cờ hoa, thế nhưng tính đến đầu năm 2023 thì website của ngân hàng chỉ để logo của 5 công ty crypto gồm các sàn Coinbase, Kraken, Bitstamp cùng hai đơn vị phát hành stablecoin là Circle (USDC) và Paxos (BUSD, USDP).
Kể từ khi sàn FTX sụp đổ vào tháng 11/2022, Silvergate bị đồn đoán là gặp khó khăn khi trong báo cáo Q4/2022, ngân hàng thừa nhận lỗ ròng 1 tỷ USD, bị khách hàng rút đến 8 tỷ USD và sau đó phải cắt giảm 40% nhân sự. Giá cổ phiếu SI của Silvergate khi ấy đã sập đến 50% trong 24 giờ vì những tin tức tiêu cực dồn dập.
Silvergate Bank sau đó còn bị giới chức Mỹ điều tra để làm rõ mối quan hệ với sàn FTX.
Vì là một công ty đại chúng được niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán Mỹ, Silvergate Bank có nghĩa vụ nộp các báo cáo kinh doanh định kỳ lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
Tuy nhiên, vào ngày 01/03, Silvergate Bank gửi đơn lên SEC cho biết chưa thể nộp báo cáo tài chính cho toàn năm 2022 vì “có thể không còn đủ tài sản” và đang “đánh giá lại hoạt động kinh doanh”.
Silvergate nói “có thể sẽ phải ghi nhận thêm các khoản lỗ liên quan đến các khoản đầu tư không liên quan đến danh mục chứng khoán”, do đó cần thêm thời gian để phân tích và cập nhật sổ sách vì những sự kiện gần đây. Đáng chú ý, ngân hàng tiết lộ:
“Đang có hoặc sẽ có những yếu tố quan trọng thay đổi kết quả hoạt động của công ty so với dự phóng trước đó, bao gồm nhưng không giới hạn đến các hạn chế áp đặt lên công ty vì các cuộc điều tra của giới chức ngân hàng, ủy ban Quốc hội Mỹ và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.”
Do đó, ngân hàng thừa nhận không thể đáp ứng hạn chót nộp báo cáo kinh doanh lên SEC vào ngày 16/03.
Giá cổ phiếu SI của Silvergate đã giảm thêm 48% trong ngày 01/03 vì những tuyên bố bất ngờ từ phía ngân hàng.
Đến tối ngày 02/03, lo ngại về tình hình của đối tác ngân hàng, hàng loạt công ty crypto lớn của mình mà còn quan hệ với Silvergate ra thông báo ngừng kinh doanh với họ.
Mở đầu là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất nước Mỹ Coinbase. Nền tảng này thông báo là “vì những tin tức mới nhất”, sàn đã quyết định ngừng chấp nhận nạp và rút tiền USD về tài khoản tại Silvergate. Để thay thế, sàn sẽ tìm những đối tác khác mà có thể xử lý giao dịch USD và cam kết không để người dùng nào bị ảnh hưởng.
Coinbase khẳng định sàn “có mức tiếp xúc tối thiểu với Silvergate”.
Tiếp đến, đồng loạt Circle, Paxos, Bitstamp, Crypto.com, Gemini và Galaxy Digital lên tiếng làm rõ mối quan hệ với Silvergate và đều nói là sẽ tìm cách giảm độ tiếp xúc với ngân hàng, cũng như ngừng giao dịch nạp-rút với tài khoản Silvergate.
Không những thế, đến cả sàn giao dịch chứng khoán và quyền chọn nổi tiếng của Mỹ là Cboe cũng thông báo ngừng chấp nhận giao dịch từ Silvergate, cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc không chỉ cục bộ trong lĩnh vực tiền mã hóa.
Cùng lúc đấy, công ty đầu tư Bitcoin là MicroStrategy thì tiết lộ đang vay 200 triệu USD từ Silvergate, song phải đến quý I năm 2025 thì mới đáo hạn và sẽ không thể bị ảnh hưởng dù ngân hàng có phá sản. MicroStrategy cũng không có quan hệ lưu ký tài sản nào khác với Silvergate.
Giá cổ phiếu SI của Silvergate trong phiên giao dịch ngày 02/03 (giờ Mỹ) tiếp tục “bốc hơi” thêm 57% giá trị, giảm về mức thấp nhất lịch sử. Nếu so với mức giá hơn 52 USD vào thời điểm trước cuộc khủng hoảng FTX, cổ phiếu SI hiện đã chia đến 10 lần về còn 5.7 USD.
Sau cú sập của FTX, chính quyền Mỹ đã phát cảnh báo đến giới ngân hàng về việc hợp tác với những công ty hoạt động trong lĩnh vực tiền mã hóa. Cụ thể, ba cơ quan quản lý ngân hàng chính của Mỹ bao gồm Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC) và Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã đưa ra một cảnh báo chung nhắc nhở các ngân hàng về nghĩa vụ “an toàn và lành mạnh”, đồng thời vạch ra những rủi ro mà các cơ quan quản lý nhìn thấy được trong lĩnh vực tiền mã hoá.
Theo đó, một số rủi ro mà giới quan chức đã xác định bao gồm:
Dù tuyên bố lưu ý rằng các ngân hàng không bị cấm kinh doanh với các công ty crypto hoạt động có giấy phép, nhưng ba cơ quan quản lý hiện lo ngại về việc các ngân hàng đang nắm giữ số lượng lớn loại tiền mã hóa trái phép và vấn nạn sử dụng đòn bẩy quá mức đối với loại tài sản có rủi ro biến động cao này.
Tiếp đó, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới là Binance thừa nhận đã mất đối tác ngân hàng tại Mỹ và buộc phải ngừng hỗ trợ các giao dịch nạp rút USD cho người dùng kể từ giữa tháng 2. Binance đến nay vẫn chưa công bố được đối tác ngân hàng xử lý giao dịch USD mới.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68