Chính quyền Mỹ vừa ban hành bộ khung hướng dẫn mới về quy định cho thị trường tiền mã hóa. Bộ khung này bao quát các cơ quan giám sát như Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) và Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), nhưng chưa chỉ định cụ thể cơ quan nào đảm nhiệm mảng nào.
Tuy nhiên, hướng dẫn mới được ban hành là một trong những bộ khung quy định khá đầy đủ, khi khái quát từ việc bảo vệ nhà đầu tư, thúc đẩy ổn định tài chính đến vai trò của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Đây được xem là hướng dẫn đầy đủ đầu tiên về các quy định cho lĩnh vực tiền mã hóa.
Sau đây hãy cùng Coincuatui điểm qua những điểm quan trọng nhất trong hướng dẫn mới này nhé!
Một phần quan trọng trong hướng dẫn mới nhất về ngành crypto là tập trung loại bỏ các hoạt động, hành vi bất hợp pháp.
Theo thông báo:
“Tổng thống sẽ đánh giá xem có nên kêu gọi Quốc hội sửa đổi Đạo luật Bảo mật Ngân hàng, các đạo luật chống “tip tiền” và luật chống chuyển tiền trái phép hay không – để áp dụng vào những quy định cho các nhà cung cấp dịch vụ tài sản số.
Các nhà cung cấp này bao gồm sàn giao dịch tài sản số và nền tảng NFT.”
Như vậy theo Mỹ, các nhà cung cấp dịch vụ tài sản số bao gồm sàn giao dịch crypto và các nền tảng marketplace NFT. Hiện tại chưa có quy định rõ ràng cho hoạt động của các nhà cung cấp này, nhưng chính quyền Mỹ hay cụ thể là Tổng thống Biden, đang xem xét điều chỉnh các đạo luật có liên quan để có quy định chi tiết hơn.
Tổng thống cũng đang xem xét xem có nên thúc đẩy Quốc hội nâng mức hình phạt đối với hành vi chuyển tiền trái phép, sửa đổi một số đạo luật liên bang liên quan đến tài sản số.
Các bước tiếp theo sẽ được tiến hành gồm:
“Bộ Tài chính sẽ hoàn thành đánh giá rủi ro tài chính bất hợp pháp về tài chính phi tập trung (DeFi) vào cuối tháng 2/2023 và đánh giá về NFT vào tháng 7 cùng năm.”
CBDC hay là đồng tiền kỹ thuật số do một Ngân hàng Trung ương phát hành. Đây là khái niệm đã có từ lâu trong thị trường tiền mã hóa, và đang được một số quốc gia thử nghiệm. Trung Quốc là quốc gia tiên phong phát triển CBDC hiện nay.
Về phía Mỹ, trước đây giới chức nước này chưa hề khẳng định Mỹ sẽ phát hành CBDC hay không. Tuy nhiên, trong hướng dẫn mới nhất này, Nhà Trắng đã khẳng định tiềm năng thu được “lợi ích đáng kể” từ CBDC.
“CBDC có thể kích hoạt một hệ thống thanh toán hiệu quả hơn, tạo động lực cho sự đổi mới công nghệ, tạo điều kiện cho các giao dịch xuyên biên giới nhanh hơn và bền vững với môi trường hơn.”
Về cơ bản thì CBDC tương tự như các stablecoin neo giá 1:1 với đồng Đô la Mỹ hiện nay. Nhưng điểm khác biệt quan trọng nhất là CBDC được chính quyền hoàn toàn chấp nhận và hỗ trợ. Khi đó, người dùng sử dụng CBDC như một đồng USD số, sẽ không cần lo lắng là đồng tiền này có được pháp luật thừa nhận hay không, hay trữ lượng USD của nó có đầy đủ hay không.
Hướng dẫn mới khẳng định:
“CBDC có thể thúc đẩy sự bao phủ tài chính lên mọi khía mạnh, mang lại sự công bằng về tài chính vì CBDC tạo điều kiện tiếp cận tài chính đến với mọi người.”
Vì vậy, chính quyền kêu gọi FED tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá CBDC.
Dù vậy, khả năng Mỹ phát hành CBDC sẽ mang đến nhiều thách thức đối với các đồng stablecoin hiện nay như USDT và USDC.
Ngoài thách thức từ CBDC, stablecoin cũng đối mặt với việc chính quyền cảnh báo sự phát triển của stablecoin sẽ làm ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính Mỹ.
Việc stablecoin có thể sử dụng để chuyển tiền xuyên biên giới mà không thông qua giám sát của Ngân hàng Trung ương đã làm nhiều quốc gia lo ngại và Mỹ cũng không là ngoại lệ.
Những lo ngại này càng tăng cao sau sự sụp đổ của LUNA-UST, khi không chỉ ảnh hưởng đến thị trường crypto mà còn liên đới đến hệ thống tài chính truyền thống.
Nhà Trắng khẳng định:
“Tài sản kỹ thuật số và hệ thống tài chính truyền thống đang ngày càng gắn bó với nhau hơn. Do đó, một khi thị trường tài sản số biến động cũng sẽ làm liên đới đến hệ thống tài chính Mỹ.”
Để làm cho stablecoin “an toàn hơn”, chính quyền cho biết Bộ Tài chính sẽ làm việc với các tổ chức tài chính để tăng cường xác định và giảm thiểu các lỗ hổng trong thị trường. Trong hành động mới nhất thì Bộ Tài chính Mỹ khuyến nghị “tăng cường gấp đôi” việc thực thi quy định về tiền mã hóa của các bên liên quan.
Như vậy, có thể thấy hướng dẫn mới nhất của chính quyền Mỹ đã bao quát khá đầy đủ về lĩnh vực crypto. Dĩ nhiên, đây chỉ là một bộ khung hướng dẫn, nêu bật ra các vấn đề nổi cộm, cần giải quyết chứ chưa đưa ra quá nhiều quy định cụ thể.
Đặc biệt là Nhà Trắng vẫn chưa chỉ định việc giám sát thị trường là thuộc về CFTC hay SEC. Hướng dẫn mới cũng không chỉ định trực tiếp đến cơ quan nào mà chỉ là các bộ ngành có liên quan.
Tuy vậy, đây là một bước tiến vô cùng quan trọng trong pháp lý crypto tại Mỹ – khi lần đầu tiên có một hướng dẫn bao quát đến vậy dành riêng cho ngành. Việc này cho thấy chính quyền Mỹ vô cùng quan tâm đến thị trường crypto và giới chức bắt đầu có những quy định cụ thể đến ngành, chứ không còn để crypto là “Miền Tây hoang dã” như trước đây.
Dựa theo hướng dẫn mới ban hành, các cơ quan sẽ tiếp tục trình lên các dự luật về quy định cụ thể cho từng mảng trong thời gian tới. Quá trình này dài hơi và sẽ kéo dài nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn đáng mừng đối với tiền mã hóa.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68