Chainbound là tổ chức nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mở rộng dành cho blockchain Ethereum. Thông qua các sản phẩm của mình, Chainbound mang đến cho người dùng Ethereum một trải nghiệm giao dịch nhanh chóng và an toàn, đồng thời đảm bảo lợi ích của builder và blockchain. Vậy Chainbound là gì? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chainbound là gì? Tìm hiểu về tổ chức phát triển sản phẩm mở rộng dành cho Ethereum
Chainbound là một tổ chức nghiên cứu và phát triển cơ sở hạ tầng với mục tiêu nâng cao hiệu suất giao dịch trong hệ thống blockchain. Tổ chức này tập trung vào việc cải thiện tốc độ, bảo mật và khả năng mở rộng của các giao dịch blockchain Ethereum thông qua việc phát triển các công cụ và giải pháp tiên tiến.
Chainbound là gì?
Chainbound cam kết thúc đẩy sự phát triển của Ethereum thông qua việc nghiên cứu và cung cấp các giải pháp công nghệ sáng tạo, mang lại những cải tiến quan trọng cho hệ sinh thái của blockchain này.
Fiber Network là một mạng lưới node toàn cầu được kết nối với mạng ngang hàng (P2P) của Ethereum. Mạng lưới này được thiết kế để cung cấp dịch vụ đáng tin cậy và minh bạch, đồng thời thích ứng với các thay đổi trong mạng ngang hàng, giúp giảm thiểu độ trễ và cải thiện hiệu suất giao dịch.
Fiber có thể được sử dụng để theo dõi các giao dịch đang chờ xử lý trên Ethereum theo thời gian thực, cập nhật các trạng thái block hoặc cho phép người dùng gửi trực tiếp giao dịch đến mempool mà không cần phải đưa chúng vào block.
Echo là một API chuyên dụng cho phép người dùng gửi các gói giao dịch (bundles) đến các block builder mà họ muốn hoặc gửi chúng đến mempool thông qua Fiber. Dịch vụ này được thiết kế để giảm thiểu độ trễ, đảm bảo giao dịch được đưa và block tiếp theo.
Echo giải quyết các vấn đề liên quan đến giao dịch trên Ethereum, mang lại lợi ích cho người dùng, builder và chính blockchain này:
Bolt là một pre-confirmations protocol, tập trung vào việc giải quyết các vấn đề về giao diện người dùng, khả năng chống kiểm duyệt và khả năng mở rộng của Ethereum bằng cách cho phép block proposer (người đề xuất khối) đưa ra các cam kết đáng tin cậy về nội dung block của họ.
Bolt được triển khai bên ngoài giao thức và hoạt động ở chế độ optimistic failure, giả định rằng các cam kết của block proposer là chính xác, nhưng đồng thời cũng có cơ chế trừng phạt nếu họ vi phạm cam kết.
Cơ chế trừng phạt của Bolt hoạt động thông qua cơ chế restaking, yêu cầu block proposers phải restake một lượng ETH nhất định để được phép tham gia vào mạng lưới và đề xuất các block. Nếu một block proposer vi phạm cam kết, họ sẽ bị trừng phạt bằng cách bị trừ một phần hoặc toàn bộ số ETH đã restake.
Chainbound không công bố đội ngũ phát triển của mình, Coincuatui sẽ cập nhật khi có thêm thông tin.
Các nhà đầu tư của Chainbound
Chainbound huy động được 4,6 triệu USD tại vòng Seed do Cyber Fund dẫn đầu, cùng với sự tham gia của một số quỹ đầu tư khác như Maven11, Robot Ventures, Bankless Ventures,...
Thông qua vòng gọi vốn này, Chainbound sẽ đẩy nhanh việc khởi chạy giao thức Bolt, mang lại trải nghiệm giao dịch nhanh chóng trên Ethereum đồng thời tiếp tục phát triển các giải pháp và cơ sở hạ tầng trên blockchain này.
Hiện tại Chainbound chưa có kế hoạch phát hành token, Coincuatui sẽ cập nhật khi có thêm thông tin.
Thông qua bài viết tổng quan về dự án Chainbound trên đây, Coincuatui hy vọng bạn đọc sẽ nắm được những thông tin cơ bản về dự án này để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Chúc các bạn đầu tư thành công!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư. Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Nguồn: Coin68