CEO Binance Changpeng Zhao, đã nêu lên mối lo ngại cho các nhà đầu tư về hiện tượng giao dịch “gian lận” đến từ các sàn giao dịch tiền mã hóa phổ biến.
Cụ thể, trong loạt đăng tải vào ngày 19/08, ông Changpeng Zhao cho biết bản thân ông đã học được một thuật ngữ mới là “jitters”. Theo đó, từ này ám chỉ đến hành vi sắp xếp giao dịch theo ý muốn của sàn, lệnh mua hoặc bán của nhà đầu tư sẽ hoàn toàn bị chi phối, kẹt lại và đẩy xuống thấp hơn trong danh sách đặt lệnh nhằm cho phép các giao dịch mới hơn được thực hiện.
Mặc dù không ám chỉ cụ thể sàn giao dịch nào đang sử dụng những “mánh khóe” như vậy, nhưng cộng đồng tiền mã hóa phần lớn đã phản hồi lại bài đăng của CEO Binance bằng cái tên FTX, sàn giao dịch crypto nổi tiếng do CEO Sam Bankman-Fried lãnh đạo. Đáp lại phản ứng của cộng đồng, ông Changpeng Zhao:
“Tất cả các bạn đều biết đó là gì và ai. Tôi sẽ không nói gì cả. Chúng tôi cần chiến đấu với những kẻ chơi xấu ”.
Sở dĩ các cáo buộc gián tiếp chống lại FTX từ phía cộng đồng là hoàn toàn dễ hiểu. Bởi lẽ vào hồi tháng 07/2022, cả hai nhân vật giàu nhất ngành tiền mã hóa đã có “cuộc khẩu chiến” vô cùng căng thẳng về vấn đề giải cứu thị trường trước khủng hoảng thanh khoản, chủ đề khiến toàn ngành tiền mã hóa thảo luận sôi nổi nhất tại thời điểm đó.
Theo đó, CEO Binance đã không đồng tình về cách “chơi không đẹp” của FTX, cho Voyager vay 485 triệu USD crypto để cứu công ty, sau đó Voyager vẫn phá sản nhưng thực tế Alameda Research lại “nợ ngược” Voyager 377 triệu USD. Mặt khác, nếu suy xét về những chuỗi sự kiện trong quá khứ thì FTX và Alameda Research cũng không ít lần là “kẻ châm ngòi” cho sự sập đổ để từ đó nhân cơ hội đóng vai trò là “vị anh hùng” của ngành crypto.
Điển hình là vào tháng 01/2022, các nhà giao dịch đã hoảng sợ bán tháo stablecoin MIM của dự án Abracadabra (SPELL) trên Curve, khiến MIM bị trượt giá khá sâu với DAI của MarkerDAO.
Và có lẽ nguyên nhân chính kích hoạt cho vụ việc này không ai khác ngoài Alameda Research, quỹ đã rút gần nửa tỷ MIM trong pool Curve và được báo cáo là đã mất 90 triệu USD trong đợt bán tháo này. “Sự kích động” của Alameda là nguyên do không nhỏ đẩy MIM vào tình thế depeg vào tháng 06/2022 với tin đồn “vướng nợ xấu”.
Điều thú vị là Alameda Research đã “bỏ trốn” khỏi MIM để đổi lấy UST. Chuyện gì xảy ra sau đó chắc hẳn ai cũng không thể quên, thảm họa LUNA/UST ập đến, bắt nguồn tương tự như cách MIM trượt giá, UST cũng bị bán tháo trên Curve vào một ngày đẹp trời, khiến cộng đồng hỗn loạn và xả UST, từ đó kéo theo chuỗi hiệu ứng dây chuyền lên mô hình hoạt động mất cân bằng của Terra.
Vậy ai là người “nổ phát súng” cho sự kiện này? Trước khi đi đến câu trả lời chúng ta hãy chuyển sang nút thắt cuối cùng nhé.
Sau khi LUNA/UST sập đổ, thị trường mau chóng đối mặt với chướng ngại vật khác là cuộc khủng hoảng thanh khoản trên diện rộng khởi nguồn từ chính hành động “xả” stETH của Alameda Research, cũng trên pool Curve. Để nắm rõ tổng quan mạch diễn biến sự kiện này, mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây:
Khi tất cả đổ vỡ, CEO Sam Bankman-Fried đã lên tiếng ông muốn “giải cứu” các công ty crypto đang đứng trước nguy cơ phá sản và góp phần giúp nâng đỡ thị trường lúc khó khăn. Trở lại với Terra, ở thời điểm ấy, cũng xuất hiện một tin đồn cho rằng Alameda và Jump Crypto sẽ bơm 2 tỷ USD cứu UST, nhưng có lẽ mức độ thiệt hại với Terra là quá lớn nên Alameda đã đợi chờ cho cơ hội “tỏa sáng” lần sau.
Như vậy, từ việc gây tiếng xấu cho MIM đổi qua UST, cầm UST xả trên Curve làm cộng đồng phát hiện ra lỗ hổng trên Terra với mục đích khiến Terra sụp đổ để “giải cứu” nhưng không thành vì quy mô thiệt hại quá lớn, để rồi sau đó bán tháo stETH châm ngòi cho khủng hoảng thanh khoản và ra tay cứu trợ. Alameda và FTX có lẽ đã đứng sau tất cả “ván bài” này.
Bên cạnh đó, mốc thời gian mà CEO Binance đưa ra lập luận như được đề cập trong bài viết hoàn toàn trùng khớp với thời điểm Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) yêu cầu FTX.US và bốn công ty crypto khác gỡ tuyên bố sai lệch về bảo hiểm tiền gửi.
Theo FDIC, FTX.US, SmartAssets, FDICCrypto, Cryptonews và Cryptosec bị cáo buộc đã lừa dối các nhà đầu tư bằng cách tuyên bố sản phẩm của họ đã được FDIC bảo hiểm. Song cùng với những rắc rối trên, FTX đã bắt đầu FTX chặn ví từng tương tác với zk.money của Aztec Network.
Coincuatui tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: Coin68