Hệ sinh thái Arbitrum đang là tâm điểm của thị trường crypto với nhiều dự án có mức tăng trưởng cực kỳ tốt, đặc biệt là mảng DEX. Camelot là một dự án DEX nổi bật trong hệ sinh thái Arbitrum với khối lượng giao dịch 176.4 triệu USD tính từ đầu tháng 3 và đây được xem là một con số rất ấn tượng trong bối cảnh thị trường ảm đạm. Vậy hãy cùng Coincuatui tìm hiểu về Camelot qua bài viết dưới đây nhé!
Camelot là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được xây dựng trên Arbitrum nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng có thể giao dịch, hoán đổi token và stablecoin. Mục tiêu của Camelot là xây dựng một DEX hướng tới cộng đồng với tính linh hoạt và bền vững đồng thời đáp ứng nhu cầu cao về trải nghiệm cho người dùng.
Khác với các sàn DEX phổ biến như Uniswap hay SushiSwap đều sở hữu các cặp tài sản cross-chain có tính thanh khoản cao như USDC/ETH hay ETH/wBTC, Camelot đang thực hiện một cách tiếp cận độc đáo bằng cách thu hút thanh khoản từ các dự án DeFi khác trên chính hệ sinh thái Arbitrum thông qua mối quan hệ đối tác. Với cách làm này, người dùng sẽ được hưởng lợi lâu dài bởi Camelot tạo được tính thanh khoản sâu cho cho chính họ và cả hệ sinh thái Arbitrum.
Bạn quan tâm: Radiant Capital (RDNT) – Dự án Lending Protocol hoạt động trên Arbitrum
Đây là sản phẩm cốt lõi của Camelot với cơ chế Dual – Liquidity Type (thanh khoản kép) giúp người dùng giảm thiểu được độ trượt giá cho các cặp giao dịch có biên độ cao như altcoin hoặc biên độ thấp như stablecoin.
Bên cạnh Dual – Liquidity Type, thì AMM của Camelot còn sở hữu chức năng Dynamic Directional Fees (xác định phí giao dịch linh hoạt) mang lại khả năng tùy chỉnh mức phí giao dịch tuỳ theo tình hình thị trường và chiều mua bán của các cặp giao dịch. Lấy ví dụ với ba cặp giao dịch theo hình bên dưới:
Chức năng cuối cùng từ Camelot AMM là giới thiệu sản phẩm giúp tạo ra nguồn thu nhập cho người dùng khi có giao dịch được thực hiện thông qua liên kết được chia sẻ. Cơ chế này không chỉ tạo ra lợi ích cho người giới thiệu và mà còn giúp cho dự án thu hút được nhiều người dùng hơn trong dài hạn.
Camelot giới thiệu một cách tiếp cận thanh khoản mới với mô hình Staked positions Non-fungible – spNFT vô cùng độc đáo. Mỗi nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) của Camelot sẽ có một vị thế stake khác nhau và có thể được đúc thành NFT bằng cách wrap (gói) vị thế đó trong một hợp đồng thông minh (smart contract).
spNFT được xem như một biên lai tiền gửi của người dùng và có những đặc điểm cải tiến hơn so với LP thông thường như:
spNFT là sản phẩm dành cho mọi đối tượng từ người dùng cá nhân đến các dự án đều có thể tham gia để tạo ra chiến thuật riêng của mình nhằm tối ưu lợi nhuận mức cao nhất.
Với cơ chế Dual – Liquidity Type (thanh khoản kép), người cung cấp thanh khoản sẽ nhận được phần thưởng từ cặp LP đồng thời nhận thêm token GRAIL và xGRAIL từ chương trình khuyến mãi của Camelot với tỷ lệ 80/20.
Đây là nơi mà Camelot tạo ra các pool thanh khoản cho các đối tác và cộng đồng người dùng. Không chỉ phần thưởng từ việc cung cấp thanh khoản, Camelot sẽ tạo thêm một lớp phần thưởng mới bằng ETH nhằm khuyến khích người dùng cho các dự án bên trong. Có 2 loại Nitro Pools:
Đây là mô hình đặc biệt hấp dẫn vì nó sẽ khuyến khích thanh khoản cho các dự án đối tác của Camelot do lượng thanh khoản trên hệ sinh thái DeFi của Arbitrum còn hạn chế. Bằng cách này, Camelot có thể trở thành trung tâm thanh khoản lớn nhất cho các dự án đối tác hiện có như GMX, Sperax, Buffer Finance, Dopex, JonesDAO,…
Đây là bể thanh khoản được Camelot tạo từ đầu với mục đích kích cầu thanh khoản cho các dự án đối tác thông qua cơ chế Liquidity Farming. Tuy nhiên, phần lớn phần thưởng được trả bằng các token của dự án đó và một token GRAIL, xGRAIL.
Plugin là 1 dạng các contracts được liên kết với contract của xGRAIL được tạo và tích hợp bởi bất kỳ ai trong hệ sinh thái Camelot. Tuy nhiên, một số plugin ban đầu thuộc về đội ngũ Camelot bao gồm:
Plugin cổ tức: Đây là plugin phân phối phần lớn thu nhập và cổ tức dưới dạng token xGRAIL (phần thưởng/giây) cho người dùng. Việc phân phối này được diễn ra điều đặn theo chu kỳ hằng tuần.
Plugin YieldBooster: Đây là plugin người dùng có thể sử dụng token xGRAIL của mình để kiếm thêm lợi nhuận thông qua việc staking vị thế của họ (spNFT). Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sẽ tùy thuộc vào LP của vị thế staking nhưng thường sẽ x2 so với giá trị mặc định.
Plugin cộng đồng: Đây là các plugin có thể được tạo và triển khai bởi bất kỳ người dùng hoặc giao thức nào dựa trên việc phân bổ token xGRAIL. Tuy nhiên, Camelot chưa công bố chính thức về những yêu cầu về plugin này do phải tuân thủ một số yêu cầu kỹ thuật chung của toàn bộ giao thức. Dự án cũng không chịu trách nhiệm với bất cứ Plugin nào được ủy quyền bởi bên thứ ba, người dùng cần cẩn thận trước khi phê duyệt các hợp đồng mới nhằm tránh mất mát tài sản không đáng có.
Những thành viên trong cộng đồng có thể sử dụng token xGRAIL của họ để hoạt động như một token quản trị. Người sở hữu token có quyền bỏ phiếu cho các đề xuất chính thức và càng nhiều xGRAIL thì sẽ có nhiều quyền biểu quyết hơn.
Khi cộng đồng chấp thuận một đề xuất thông qua quy trình này, một DAO bao gồm các thành viên trong nhóm và cố vấn sẽ thực hiện các hợp đồng hoặc giao dịch cần thiết để đưa ra quyết định cuối cùng. Nhằm ngăn chặn lỗi hoặc các tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng, DAO sẽ có một bước xác thực kết quả cuộc bỏ phiếu để đảm bảo tính minh bạch, an toàn cho người dùng và nền tảng.
Camelot tích hợp tính năng Launchpad vào nền tảng của họ để giúp người dùng có thể tiếp cận và đầu tư vào những dự án tiềm năng. Đây là nơi mà những dự án trên hệ sinh thái Arbitrum có thể gọi vốn từ cộng đồng với hình thức Fair Launch để tạo ra sự công bằng cho mọi người mua IDO dù sớm hay muộn đều sẽ có giá token như nhau.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 6 dự án gọi vốn qua Camelot Launchpad là Neutra Finance (NEU), Arbitrove Protocol (TROVE), Factor (FCTR), WINR Protocol (vWINR), Perpy Finance (PRY) và chính Camelot (GRAIL).
Các mục Core Contributors, Development Fund, Liquidity Mining, Reserves, Advisor đều không được khóa và được trả dần trong vòng 3 năm bắt đầu từ TGE. Token của mục Partnership sẽ bị khóa trong 6 tháng đầu và mở dần trong vòng 2 năm.
Người tham gia Public Sales sẽ được trả 5% là xGRAIL và 10% là GRAIL. Genesis Pool được trả bằng xGRAIL không bị khoá và được phân bổ trong vòng 6 tháng.
Staking/Farming: GRAIL được dùng làm phần thưởng khi tham gia staking/farming trên Camelot. Người dùng có thể chuyển đổi từ xGRAIL sang GRAIL theo tỷ lệ như sau:
Đây là cơ chế chống lạm phát nhằm làm giảm áp lực bán cho GRAIL trên thị trường.
Burn and buy back token: GRAIL sẽ được burn (đốt) và buy back (mua lại) từ một phần phí giao dịch của nền tảng giúp giữ giá cho GRAIL .
Quản trị: Người nắm giữ GRAIL sẽ được tham gia biểu quyết trên nền tảng.
Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch token GRAIL tại những sàn DEX như Uniswap (v3), Camelot hay CEX với Kucoin, Huobi, Bitget, MEXC,… Những cặp giao dịch phổ biến của token GRAIL là GRAIL/USDT, GRAIL/USDC, GRAIL/WETH
GRAIL là token với tiêu chuẩn ERC-20 nên nhà đầu tư có thể lưu trữ trên các loại ví nóng như MetaMask, Trust Wallet, Coinbase Wallet, Coin98 Wallet hoặc các loại ví lạnh như Trezor, Ledger. Để thuận tiện cho việc giao dịch, nhà đầu tư cũng có thể lưu trữ GRAIL trên ví của các sàn giao dịch niêm yết token này.
Camelot vẫn chưa cập nhật thêm về lộ trình phát triển của họ khi chỉ dừng lại tại thời điểm ngày 07/12/2023. Nhà đầu tư có thể theo dõi thêm những cập nhật mới nhất về Camelot tại Twitter chính thức của dự án.
Hiện tại, Camelot chưa đưa ra bất kỳ thông tin chính thức nào về những thành viên trong đội ngũ phát triển dự án.
Hiện tại, Camelot chưa có nhà đầu tư chính thức nào nhưng đã có rất nhiều đối tác là các dự án trong hệ sinh thái của Arbitrum như GMX, Buffer Finance, Umami, JonesDAO, Sperax,…
Camelot đang tạo được sự chú ý cộng đồng khi không chỉ có những những con số ấn tượng mà đây còn là một dự án AMM DEX có khả năng thu hút thanh khoản đến với hệ sinh thái Arbitrum. Các sản phẩm của Camelot khá đa dạng tuy nhiên dự án lại đang tập trung quá nhiều vào tính năng launchpad nhằm giúp giúp người dùng kiếm được lợi nhuận ngắn hạn với các dự án dưới dạng Fairlaunch. Để tăng tính bền vững hơn trong dài hạn, đội ngũ phát triển Camelot nên tìm cách định hướng người dùng sử dụng sản phẩm khác của nền tảng nhiều hơn chẳng hạn như spNFT hay Yield Farming.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Camelot để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Coincuatui không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.
Nguồn: Coin68