Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua các ứng dụng mạng xã hội Web3 có chức năng sử dụng thay thế cho các ứng dụng Web2 hiện tại.
Các ứng dụng mạng xã hội Web3 thay thế cho Web2
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mạng xã hội đã trở thành thứ không thể thiếu với một bộ phận lớn chúng ta. Mạng xã hội xoay quanh công việc, giải trí, giao tiếp… nếu thiếu đi các ứng chúng chắc hẳn cách mà con người hiện đại tương tác với nhau sẽ rất khác.
Cuộc sống gắn liền với các ứng dụng social network là thế, nhưng có những nguy cơ tiềm tàng ẩn náu ở tầng phía dưới mà không phải ai cũng rõ, đặc biệt là các hoạt động mua bán trao đổi thông tin cá nhân. Vấn đề này đến từ việc các dự án tự quản lý và lưu trữ dữ liệu người dùng tại các trung tâm dữ liệu tập trung, nó có thể bị tấn công hoặc bị chính dự án sử dụng vào các mục đích không mong muốn.
Trong những năm gần đây khi mạng lưới blockchain phát triển mạnh mẽ và tính ứng dụng dần đi vào cuộc sống. Một mảnh ghép đang dần trở nên thiết thực và bắt đầu được cộng đồng để ý đó là nhóm các dự án mạng xã hội phi tập trung hoặc mở rộng hơn là SocialFi.
Với những đặc tính tuyệt vời của blockchain: tính phi tập trung, tính bất biến, tính không cần cấp phép, không cần đặt niềm tin và minh bạch, sự kết hợp giữa này hứa hẹn mang lại cho người dùng một mạng xã hội đạt đến sự bảo mật, riêng tư và tự do ngôn luận.
Xem thêm: Galxe la gi?
Coincuatui đã có một bài phân tích chuyên sâu về SocialFi, các bạn có thể đọc lại tại đây: SocialFi là gì? Liệu có trở thành tương lại của mạng xã hội.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua các ứng dụng mạng xã hội Web3 có chức năng sử dụng thay thế cho các ứng dụng Web2 hiện tại.
Warpcast là ứng dụng mạng xã hội phi tập trung tương tự Twitter được xây dựng trên nền tảng Farcaster. Đội ngũ đứng sau Warpcast cũng chính là Farcaster với hai vị Co Founder là Dan Romero và Varun Srinivasan. Dan Romero đã có thời gian dài làm phó giám đốc điều hành của Coinbase (2014-2019), sau đó tách ra cùng Varun Srinivasan để thành lập Merkle Manufactory - công ty chủ quản Farcaster.
Một điểm nổi rất đáng lưu ý khác của Warpcast là dự án này được Vitalik Buterin - cha đẻ Ethereum rất tin tưởng sử dụng. Thậm chí, anh hoạt động trên nền tảng mạng xã hội này còn nhiều hơn Twitter.
Cách đăng tải nội dung của Warpcast có nhiều nét tương đồng với X (Twitter cũ), vì thế có thể bạn sẽ không mất nhiều thời gian để làm quen.
Giao diện của Warpcast
Warpcast đã chính thức mở cửa cho người dùng sử dụng từ đầu tháng 10 năm nay dưới hình thức trả phí. Người dùng có thể download ứng dụng miễn phí trên appstore nhưng cần chi trả khoảng $1/tháng để sử dụng. Mặc dù vậy, nhiều lời đồn đoán về việc dự án airdrop cho những người dùng sớm nên ứng dụng vẫn được một bộ phận lớn sử dụng.
Các thông tin:
Hey (trước đây là Lenster) là dự án mạng xã hội phi tập trung đầu tiên được xây dựng trên nền tảng Lens Protocol.
Tương tự Facebook và Twitter, lens cho phép người dùng đăng tải các nội dung ngắn, có thể là văn bản, hình ảnh hoặc video lên trang cá nhân của mình.
Được xây dựng trên nền tảng của Lens Protocol nên toàn bộ thông tin và nội dung của người dùng trên Hey sẽ được lưu trữ trong Lens Social Graph như một non-fungible token và được quản lý bởi người dùng.
Giao diện của Hey
Ngoài chức năng đăng bài viết, với Hey người dùng có thể:
Tuy miễn phí sử dụng nhưng để bắt đầu với Hey bạn cần sở hữu tên miền Lens bằng cách đăng ký vào waitlist của Lens Protocol hoặc mua trên các chợ NFT.
Các thông tin:
Phaver cũng là một nền tảng mạng xã hội phi tập trung tiếp theo được xây dựng trên hệ sinh thái Lens Protocol. Phaver hoạt động theo mô hình Share-to-earn với giao diện có nhiều nét tương đồng với Twitter.
Để tăng cường trải nghiệm người dùng, Phaver còn có tính năng cho phép người dùng đăng ký và đăng nhập thông qua tài khoản Gmail, Facebook hoặc Apple. Ngoài ra người dùng cũng có thể liên kết Phaver với tên miền Lens hoặc CyberConnect để tạo sự kết nối đa nền tảng.
Giao diện của Phaver
Với Phaver, người dùng có thể đăng tải các nội dung như văn bản, hình ảnh, video tương tự các mạng xã hội khác. Bên cạnh đó, Phaver còn cho phép người dùng tích điểm và kiếm lợi nhuận trong quá trình sử dụng và sáng tạo nội dung. Dự án cũng có đề cập đến việc ra mắt token và cho phép hoán đổi từ điểm Phaver.
Các thông tin:
TonPlace đã có một thời gian tạo ra trào lưu sử dụng trong cộng đồng crypto Việt Nam, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau nền tảng đã chặn IP nên không còn phổ biến như trước nữa. Hiện tại dự án đã mở lại truy cập cho người dùng Việt Nam.
TonPlace là dự án mạng xã hội phi tập trung thuộc hệ sinh thái TON - The Open Network. Ngoài các chức năng cơ bản cho phép người dùng đăng tải văn bản, hình ảnh và video. TonPlace còn cho phép người dùng tạo các nội dung trả phí.
Giao diện của TonPlace
TonPlace có cơ chế trả thưởng cho sự tích cực của người dùng. Dựa trên lượt tương tác của các bài viết mà một lượng token TON sẽ được thưởng cho người dùng hàng tuần. Đây cũng chính là lý do mạng xã hội này trở nên “hot” trong một giai đoạn tại Việt Nam.
TonePlace là miễn phí sử dụng, người dùng có thể đăng nhập TonPlace thông qua tài khoản Gmail hoặc ứng dụng Telegram.
Các thông tin:
Ngoài các dự án mạng xã hội Web3 nổi bật đã nêu trên, tác giả muốn đề cập tới 3 dự án rất đáng quan tâm đang ở giai đoạn Web2.5
Ba dự án này là X (cũ là Twitter), Threads (từ Meta) và Binance Square. Cả ba dự án này đều có mối liên hệ rất chặt chẽ tới thị trường cryptocurrency.
Binance Square thì đã quá rõ ràng, là mạng xã hội do sàn giao dịch Binance phát triển, hiện tại vẫn đang ở hình thái Web2, nhưng trong tương lai nhiều khả năng CZ sẽ chuyển sang Web3 khi hạ tầng cho phép.
Threads là một dự án mới được phát triển bởi Meta (công ty chủ quản Facebook). Ngay trong phần thông báo tới người dùng, Threads đã định hướng sẽ trở thành một mạng xã hội phi tập trung. Mặc dù thất bại trong nhiều dự án DeFi trước đây như Diem, Novi, Metaverse nhưng Meta đang cho thấy tham vọng rất lớn của mình ở thị trường này với sản phẩm Threads.
Định hướng mạng xã hội phi tập trung của Threads. Nguồn: Threads
Và dự án cuối cùng cái tên đã quá quen thuộc, được mệnh danh là thánh địa của crypto đó là X (Twitter). Kể từ sau khi được mua lại bởi Elon Musk, X đang dần chuyển mình thành một mạng xã hội phi tập trung bằng việc cho sử dụng NFT làm avatar, công bố mã nguồn và đặc biệt là chia sẻ doanh thu.
Nhiều lời đồn đoán rằng X sẽ ra mắt token riêng dùng cho thanh toán trong hệ sinh thái. Rất có thể trong tương lai X sẽ là một trong những người dẫn đầu của SocialFi chứ không phải một dự án Web3 mới.
Odysee là nền tảng mạng xã hội video phi tập trung tương tự Youtube. Giao thức được xây dựng trên LBRY - là nền tảng blockchain được xây dựng cho mục đích thanh toán và lưu trữ phi tập trung.
Dự án được phát triển bởi chính đội ngũ của LBRY từ 2021. Nó cho phép người dùng đăng tải video đa dạng nội dung với sự kiểm duyệt nhẹ nhàng (theo đội ngũ phát triển). Odysee thông báo sẽ chỉ chặn từ giao diện website các nội dung liên quan tới khiêu dâm, cổ vũ bạo lực và khủng bố. Nội dung của chúng thì vẫn tồn tại ở kho lưu trữ dữ liệu trên blockchain.
Odysee cho phép người sử dụng kiếm được tiền từ hoạt động sáng tạo nội dung và kể cả xem nội dung trên nền tảng của mình. Token LBRY được sử dụng cho các hoạt động trả thưởng và thanh toán.
Một điểm đang chú ý ở Odysee là lượng truy cập website rất cao khi so sánh với các dự án web3 khác. Theo dữ liệu từ SimilarWeb, lượng truy cập hàng tháng của Odysee đạt hơn 17 triệu lượt.
Lượng truy cập của Odysee tính đến ngày 31/10/2023. Nguồn: SimilarWeb
Trong khi đó Binance là 43 triệu và OKX là 22,4 triệu. Thật vui khi có một nền tảng mạng xã hội web3 hoạt động tốt như vậy.
Lượng truy cập của Binance tính đến ngày 31/10/2023. Nguồn: SimilarWeb
Lượng truy cập của OKX tính đến ngày 31/10/2023. Nguồn: SimilarWeb
Các thông tin:
CosTV là một dự án trong hệ sinh thái Contentos (trước đây là CosTV, sau đó đổi tên blockchain thành Contentos để mở rộng). CosTV được thiết kế giúp các nhà sáng tạo nội dung đăng tải video lên mạng lưới blockchain. Các video này được token hóa và thuộc quyền sở hữu của người dùng.
Trong đội ngũ phát triển của CosTV có Mick Tasai từng là giám đốc sản phẩm cấp cao tại LiveMe - một app live stream rất nổi tiếng tại Mỹ. Ngoài ra CosTV cũng nhận được sự đầu tư từ Binance Labs.
Giao diện của CosTV
CosTV có cơ chế khuyến khích cho cả người đăng tải nội dung và người xem video nhận thưởng.
Các thông tin:
Pixelfed là nền tảng mạng xã hội hình ảnh tương tự Instagram được xây dựng trên ActivityPub. ActivityPub là giao thức được thiết kế bởi World Wide Web Consortium (W3C) nhóm chịu trách nhiệm về các công nghệ hạ tầng Internet. Nó thực hiện hai việc chính:
Meta cũng sử dụng giao thức này cho dự án mạng xã hội web3 Thread của họ.
Hiện tại dự án vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Đã có ứng dụng iOS và Android ở dạng bản test, nếu bạn thích có thể sử dụng thử để trải nghiệm.
Các thông tin:
Steemit là dự án khá lâu đời trong mảng SocialFi, dự án bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2016. Steemit được xây dựng trên nền tảng blockchain Steem cho phép người dùng tạo, chia sẻ bài viết, tham gia vào cộng đồng, và được thưởng bằng token STEEM dựa trên sự đánh giá và bỏ phiếu của cộng đồng.
Giao diện của Steemit
Mặc dù đã có sự biến đổi trong cộng đồng theo thời gian, nó vẫn là một ví dụ đáng chú ý về việc thay đổi cách chúng ta tương tác với các nội dung trực tuyến nhờ vào công nghệ blockchain.
Các thông tin:
Mirror thuộc danh mục nền tảng xuất bản nội dung phi tập trung. Tương tự Substack hay Medium, Mirror hướng tới những nội dung dài và có chiều sâu.
Hiện tại Mirror là một trong những dự án đi đầu mảng Write-to-Earn. Các bài viết được xuất bản trên Mirror sẽ được token hóa và thuộc sở hữu của người dùng như một loại tài sản.
Giao diện của Mirror
Người dùng có thể thiết lập các thông số để tạo một bộ sưu tập nhỏ cho nội dung đó như: Giá mint, Số lượng. Những người đọc nội dung nếu thích có thể mint các NFT đó thành một tài sản để họ lưu giữ. Một cách mô tả khác dễ hiểu hơn là Nhà sáng tạo có thể đăng bán các bài viết của họ, nếu người đọc thấy thích có thể mua bài viết đó thông qua mạng lưới blockchain.
Các thông tin:
Open Campus là dự án Launchpad thứ 31 trên sàn giao dịch Binance. Dự án cho phép các nhà sáng tạo nội dung kiếm lợi nhuận từ các nội dung họ tạo ra.
Thực ra có thể xếp Open Campus ở một danh mục riêng là Education nhưng về bản chất, OpenCampus vẫn nằm trong danh mục lớn là nền tảng xuất bản nội dung. Sự khác biệt là nó xuất bản các nội dung giáo dục chứ không phải blog đa dạng nội dung như Mirror.
Mô hình hoạt động của Open Campus chủ yếu xoay quanh ba thành phần:
Content Creator sẽ tạo khoá học sau đó mã hoá những nội dung này dưới dạng NFT thông qua giao thức Open Campus. Sau những NFT này sẽ được bày bán trên Thị trường giao dịch của Open Campus. Những người mua NFT được gọi là Co-Publisher, những Co-Publisher có vai trò marketing cho các khoá học của Content Creator.
Các khóa học này sẽ được tải lên các Education Platform để phát hành cho người học, doanh thu từ việc bán khoá học sẽ được chia sẻ cho Content Creator, Co-Publisher, và Education Platform tuỳ theo đóng góp của họ.
Các thông tin:
Web3 là một bước tiến đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ ngày nay, người dùng có quyền làm chủ thông tin và nội dung do mình tạo ra.
Mặc dù vậy, sẽ cần thêm thời gian để các nền tảng hoàn thiện trước khi đi vào thực tiễn, nhất là phần hạ tầng blockchain cần đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đông đảo người dùng. Cho đến khi đó, các bạn có thể trải nghiệm dần các dự án đã đề cập bên trên và các dự án mới ra mắt sau này để có thêm nhiều góc nhìn và cơ hội airdrop từ dự án.
Kudō
Nguồn: Coin68